Làm rách hóa đơn có sao không?

Làm rách hóa đơn có sao không?

Vào một ngày đẹp trời bạn vô tình “yêu quý và nâng niu” tờ hóa hơn mọi khi và rồi XOẸT… Ôi thôi rồi, hối hận vô cùng vì đã lỡ nâng niu quá đà. Giờ phải làm sao khi đã làm rách hóa đơn rồi. Bạn bắt đầu lo lắng và lùng sục khắp nơi trên mạng xem liệu làm rách hóa đơn có sao không? Có bị phạt không? Phạt nhiều không? Cách xử lý như thế nào. Nếu bạn đang rơi vào tình cảnh này hãy đọc qua bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách xử lý khi làm rách hóa đơn cũng như quy định xử phạt. Hy vọng rằng bạn sẽ cẩn thận hơn với những tờ hóa đơn của mình. Đừng bất cẩn lỡ làm rách hóa đơn nữa nhé. 

[external_link_head]

Đầu tiên bạn đừng quá lo lắng và căng thẳng vì làm rách hóa đơn chứ có chết ngay đâu mà lo. Càng lo càng ko giải quyết được vấn đề. Việc bạn cần làm bây giờ là chuẩn bị làm theo những bước dưới đấy nha

Theo điều 24 của Thông tư 39 năm 2014 thì việc bạn xử lý hóa đơn làm rách như sau:

Đầu tiên Bạn phải lập báo cáo về việc rách hóa đơn và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Thứ hai: Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm rách liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Trường hợp rách hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.

Làm rách hóa đơn có sao không?

 Hình ảnh: Làm rách hóa đơn có sao không ?

Khi không xử lý kịp thời thì việc bị xử phạt khi làm rách hóa đơn là không tránh được đâu bạn à

Một tờ hóa đơn rách nhưng có thể nó là hóa đơn quan trọng và nếu bạn không kịp thời xử lý có thể hậu quả khôn lường đó. Bạn tham khảo quy định xử phạt dưới đây nhé.

[external_link offset=1]

 Tại khoản 10, Điều 3 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn hướng dẫn các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn bao gồm:

– Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm về hóa đơn không gây hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về hóa đơn là 50 triệu đồng;

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, một số hành vi vi phạm về hóa đơn quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 Thông tư này còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.

Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình.

Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.

Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thi áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.

Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.

Tại Điều 4 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại khoản 1, Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định tình tiết giảm nhẹ như sau: Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

Tại khoản 4, Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“4. Phạt tiền 0969756783 đồng đến 0969756783 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến thời gian lưu trữ, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho các hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.

Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này”.

[external_link offset=2]

Căn cứ các quy định trên, đối với trường hợp hoá đơn bị hỏng do nguyên nhân khách quan trong quá trình lập (hoá đơn khi in bị lỗi cắn giấy, máy in lệch dòng, mờ chữ, trùng chữ), doanh nghiệp không đóng dấu giao khách hàng mà đã lập hoá đơn thay thế để giao cho khách hàng thì được xác định là hành vi vi phạm về hoá đơn không gây hậu quả nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và xử phạt cảnh cáo theo quy định tại điểm a, khoản 10, Điều 3 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính.

Có thể bạn quan tâm:

Cách xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

Những trường hợp không phải xuất hóa đơn

Hướng dẫn hợp thức các khoản chi không hóa đơn, chứng từ

100 sai phạm về hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp dễ bị phạt

Tải mẫu hồ sơ hợp lý chi phí không hóa đơn

Mời bạn xem thêm khóa học kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ, Phần mềm kế toán Excel, Misa với kế toán trưởng theo hình thức cầm tay chỉ việc

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa, Excel… có bản quyền để hỗ trợ học tập

3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )

4. Học xong khóa học có hỗ trợ việc làm

5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,

+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,

+ Làm sổ sách kế toán

+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng

+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …

+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN

6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học

7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học 

Làm rách hóa đơn có sao không?

[external_footer]

Xổ số miền Bắc