Luật thi đấu bóng ném

LUẬT THI ĐẤU BÓNG NÉM

ĐIỀU LUẬT CHUNG

 

Bóng ném là môn thể thao thi đấu đối kháng giữa hai đội, mỗi đội có 7 người (6 cầu thủ và 1 cầu thủ môn). Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào khung thành (cầu môn) đối phương và ngăn cản không cho đối phương giành được bóng hoặc ghi bàn thắng. Người chơi có thể chuyền bóng, bắt bóng, dẫn bóng, lăn bóng, ném bóng hoặc đập nhẹ vào bóng theo bất cứ phương hướng nào nhưng phải tuân theo luật thi đấu.

Chú ý: Để đơn giản hoá, sách luật này chủ yếu dùng từ anh ta khi nói đến các đấu thủ, chỉ đạo viên, trọng tài và những người khác. Tuy nhiên, điều luật được áp dụng cho cả nam và nữ, trừ trường hợp các điều có liên quan đến bóng (xem Điều 3).

 

ĐIỀU 1. SÂN BÃI

1.1. Sân thi đấu (hình 1) là một hình chữ nhật có chiều dài 40 mét và chiều rộng 20 mét, gồm 2 vùng cấm địa (Điều 1.4 và Điều 6) và một khu vực thi đấu. Các đường biên dài hơn gọi là đường biên dọc, đường biên ngắn hơn gọi là đường khung thành (ở giữa 2 dọc gôn) hoặc những đường ở bên ngoài khung thành (về hai phía của khung thành).

Cần có một hành lang an toàn ở xung quanh sân thi đấu. Hành lang này có độ rộng ít nhất là 1 mét tính từ đường biên dọc và 2 mét tính từ đường khung thành.

Các điều kiện của sân thi đấu không được thay đổi trong suốt trận đấu để tạo lợi thế cho một bên.

1.2. Khung thành (hình 2a và 2b) được đặt ở chính giữa mỗi đường cuối sân, gắn chặt với mặt sân hoặc mặt tường phía sau. Mặt trong của khung thành có chiều cao 2 mét và rộng 3 mét.

Các cột dọc được nối với xà ngang. Mặt sau của cột dọc thẳng hàng với mép ngoài của đường khung thành.

Điểm giao nhau giữa cột dọc và xà ngang là hình vuông, mỗi cạnh dài 8cm. Tại 3 mặt có thể nhìn thấy từ trong sân phải được sơn bằng 2 màu xen kẽ, có gam màu tương phản nhai và nổi bật lên so với phần nền phía sau khung thành.

Khung thành phải có lưới được lắp đặt sao cho khi bóng bay vào khung thành thì thường là nằm yên trong lưới.

1.3. Tất cả các đường trên sân đều được tính vào khu vực thi đấu. Đường khung thành có độ rộng 8cm ở phần giữa hai cột dọc (xem hình 2a), còn tất cả các đường khác rộng 5cm.

Các đường nằm giữa 2 khu vực sát nhau có thể được thay thế bằng cách vẽ màu khác nhau.

1.4. Trước mỗi khung thành có một vùng cấm địa (xem Điều 6). Vùng cấm địa được xác định bởi vạch cấm địa (đường 6 mét), được vẽ như sau: (i) một đường thẳng dài 3 mét ngay phía trước khung thành, đường này song song với đường khung thành và cách đường khung thành 6 mét (đo từ mép ngoài của đường khung thành đến mép trước của vạch cấm địa); và (ii) 2 đường 1/4 cung tròn, mỗi cung có bán kính 6 mét (tính từ mép bên trong của cột dọc), nối đường thẳng dài 3 mét và đường cuối sân (hình 1 và 2a).

1.5. Vạch mép phạt trực tiếp (vạch 9 mét) là một đường nét đứt cách vạch cấm địa 3 mét. Chiều dài mỗi đoạn và phần khoảng cách giữa 2 đoạn là 15cm (xem hình 1).

1.6. Vạch ném phạt 7 mét là một đường thẳng dài 1 mét, ngay trước khung thành. Nó song song và cách đường khung thành 7 mét (tính từ mép sau của đường khung thành tới mép trước của vạch 7 mét) (xem hình 1).

1.7. Vạch giới hạn thủ môn (vạch 4 mét): là một vạch dài 15cm ngay trước khung thành. Vạch này song song và cách đường khung thành 4 mét (đo từ mép sau của đường khung thành tới mép trước của vạch 4 mét) (xem hình 1).

1.8. Đường giữa sân nối 2 điểm giữa của 2 đường biên dọc (hình 1 và 3).

1.9. Vạch thay người (đoạn nét đứt ở đường biên dọc) cho mỗi đội được kẻ từ đường giữa sân đến điểm cách đường giữa sân 4.5 mét. Tại điểm kết thúc của vạch thay người kẻ một đường song song với đường giữa sân, mở rộng về hai phía trong và ngoài đường biên mỗi bên 15cm (hình 1 và 3).

Những yêu cầu chi tiết hơn về kỹ thuật cho sân và khung thành có thể tìm trong phần “Hướng dẫn về sân và khung thành thi đấu”.

[external_link_head]

 

ĐIỀU 2: THỜI GIAN THI ĐẤU, TÍN HIỆU KẾT THÚC VÀ TẠM DỪNG THI ĐẤU

Thời gian thi đấu

2.1. Thời gian thi đấu thông thường cho tất cả các đội có vận động viên từ 16 tuổi trở nên là 2 hiệp, mỗi hiệp 30 phút, nghỉ giữa hai hiệp10 phút.

Thời gian thi đấu thông thường cho đội tuyển trẻ là 2 hiệp x 25 phút đối với lứa tuổi từ 12 -16 và 2 hiệp x 20 phút đối với lứa tuổi từ 8-12. Trong cả hai trường hợp thời gian nghỉ giữa hiệp là 10 phút.

2.2. Hiệp phụ được bắt đầu sau khi nghỉ 5 phút nếu trận đấu kết thúc với tỉ số hoà sau khi thi đấu hết 2 hiệp chính và bắt buộc phải quyết định đội thắng. Thời gian thi đấu hiệp phụ gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 5 phút và nghỉ giữa 2 hiệp là 1 phút.

Nếu kết quả vẫn tiếp tục hoà sau 2 hiệp phụ đầu tiên thì 2 đội sẽ tiếp tục thi đấu thêm 2 hiệp phụ nữa sau khi nghỉ 5 phút, mỗi hiệp vẫn là 5 phút và nghỉ giữa 2 hiệp là 1 phút.

Nếu tỉ số vẫn hoà thì sẽ quyết định đội thắng theo điều lệ của giải .

Nếu trong trường hợp đội thắng thua phải quyết định bằng ném phạt 7mét thì phải tuân theo quy định sau: Tất cả các đối thủ mà không bị phạt (thẻ đỏ, tạm đuổi 2 phút, truất quyền thi đấu) trước thời điểm kết thúc trận đấu đều được tham gia ném 7 mét. Mỗi đội được đăng ký 5 cầu thủ, mỗi người ném 1 quả luân lưu, các đội không phải xác định ai là người ném quả tiếp theo. Các đội được tự do chọn và thay thế thủ môn trong số các đấu thủ được phép tham gia thi đấu. Đấu thủ ném phạt có thể cả là thủ môn. Trọng tài sẽ quyết định sử dụng khung thành nào để ném phạt bằng cách tung đồng xu, đội thắng được quyền ưu tiên ném trước hay sau hoặc chọn sân, đội thua sử dụng quyền còn lại. Nếu như kết quả vẫn hoà sau 5 loạt ném, phải tiếp tục thực hiện 5 loạt tiếp theo. Trong trường hợp như vậy mỗi đội lại chỉ định 5 đấu thủ, có thể giữ nguyên hoặc thay mới cả 5 người đã tham gia loạt ném trước. Thể thức này được tiếp tục cho đến khi nào phân thắng bại. Tuy nhiên đội thắng cuộc sẽ được xác định ngay sau khi có sự khác biệt về tỷ số khi cả 2 đội đã thực hiện xong số quả ném bằng nhau.

Đấu thủ không được phép tham gia ném phạt 7m nếu như phạm lỗi nghiêm trọng, phạm lỗi tái diễn hành vi phi thể thao ( xem Điều 16.13). Nếu đấu thủ trong nhóm 5 người được chọn tham gia ném phạt 7m phạm lỗi này, lãnh đội phải chỉ định người thay thế.

Tín hiệu kết thúc

2.3. Thời gian thi đấu được tính từ khi có tiếng còi khai cuộc của trọng tài cho giao bóng và kết thúc khi có tín hiệu kết thúc tự động của đồng hồ hay tín hiệu của trọng tài bấm giờ. Nếu không có tín hiệu nào được phát ra thì trọng tài chính trên sân sẽ thổi còi báo hiệu kết thúc (Điều 17.10).

Chú ý: Nếu không có đồng hồ lớn trên sân có hệ thống báo hiệu kết thúc tự động, trọng tài bấm giờ sẽ sử dụng đồng hồ để bàn hoặc đồng hồ bấm giây và đưa ra tín hiệu kết thúc (Điều 18.2,2).

2.4. Phạm lỗi và hành vi phi thể thao diễn  ra trước hoặc cùng một lúc với tín hiệu kết thúc (hết hiệp một hoặc kết thúc trận đấu, cũng như của hiệp phụ) đều phải bị xử phạt, ngay cả khi quả ném phạt trực tiếp hoặc quả ném phạt 7m không thể thực hiện được sau khi có tiếng còi tín hiệu kết thúc.

Tương tự, quả ném phạt sẽ phải thực hiên lại nếu tín hiệu kết thúc (của hiệp 1, kết thúc trận đấu hoặc của hiệp phụ) vang lên cùng lúc quả ném phạt trực tiếp hoặc quả ném phạt 7m đang được thực hiện hoặc bóng đang trên đường đi (bay trên không) .

Trong cả 2 trường hợp, trọng tài cho kết thúc trận đấu chỉ sau khi quả ném phạt trực tiếp hoặc quả ném phạt 7m được thực hiện hoặc đã thực hiện xong khi kết quả của quả ném này đã được xác định (xem phần giải thích luật 1).

2.5. Khi thực hiện (hoặc thực hiện lại) các qua ném phạt như Điều 2.4, các hạn chế đặc biệt chỉ áp dụng với các vị trí đấu thủ hoặc đấu thủ thay thế. Một ngoại lệ đối với việc linh động thay thế bình thường đấu thủ tại Điều 4.4 là chỉ có đội  đang khống chế bóng mới được thay 1 đấu thủ. Tất cảc các lỗi vi phạm đều bị xử lí theo Điều 4.5 đoạn 1. Ngoài ra các đấu thủ của đội phòng thủ phải đứng cách xa ít nhất là 3m đấu thủ tấn công có bóng đang đứng ngoài khu vực ném phạt trực tiếp của đối phương (vòng 9m), (xem thêm Điều 13.7, giải thích luật 1).

2.6. Các đấu thủ hoặc chỉ đạo viên phải chịu các hình thức xử phạt cá nhân nếu phạm lỗi hoặc có thái độ phi thể thao trong khi đang thực hiện ném phạt trực tiếp hoặc ném phạt 7 mét trong hoàn cảnh đã được mô tả ở Điều 2.4-5. Tuy nhiên, lỗi vi phạm trong khi thực hiện ném phạt như thế này không thể dẫn đến ném phạt cho đội kia.

2.7. Nếu các trọng tài cho rằng trong trọng tài bấm giờ đã ra tín hiệu kết thúc (hết hiệp một hay kết thúc trận đấu) quá sớm thì họ phải giữ các đấu thủ lại sân và cho thi đấu đến hết thời gian quy định.

Đội đang khống chế bóng khi có tín hiệu kết thúc sớm của trọng tài sẽ tiếp tục được có bóng khi trận đấu tiếp tục. Nếu bóng ngoài cuộc, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng quả giao bóng theo tình huống trước đó. Nếu bóng vẫn trong cuộc, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt trực tiếp theo Điều 13.4a-b.

Nếu hiệp thứ nhất của trận đấu (hoặc hiệp phụ thứ nhất) được kết thúc quá muộn so với thời gian quy định thì thời gian thi đấu hiệp 2 sẽ được rút ngắn lại tương ứng khoảng thời gian vượt quá ở hiệp trước. Nếu hiệp thứ 2 của trận đấu (hoặc hiệp phụ thứ 2) được kết thúc muộn hơn thời gian quy định thì trọng tài không thể thay đổi được gì.

Thời gian tạm dừng

2.8. Trọng tài sẽ là người quyết định thời điểm và khoảng thời gian tạm dừng trận đấu.

Tạm dừng trận đấu là bắt buộc khi:

a) Đưa ra quyết định tạm đuổi 2 phút, truất quyền thi đấu và đuổi hẳn.

b) Có quyết định cho hội ý

c) Có tín hiệu còi của trọng tài bấm giờ hoặc của Giám sát kỹ thuật;

d) Khi các trọng tài thấy cần hội ý theo Điều 17.8

Thời gian tạm dừng trận đấu thông thường được đưa ra trong một số tình huống xác định khác, tuỳ thuộc vào diễn biến trận đấu (Xem phần giải thích luật-2).

Những lỗi xảy ra trong thời gian tạm dừng cũng được xem như lỗi xảy ra trong thời gian thi đấu (Điều 16:13 đoạn 1).

2.9. Trọng tài trên sân quyết định khi nào dừng đồng hồ và khi nào cho tiếp tục chạy sau thời gian tạm dừng.

Trọng tài chính trên sân báo hiệu tạm dừng thi đấu cho trọng tài bấm giờ bằng 3 tiếng còi ngắn và ra Hiệu tay số 16, (trg 97). Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải dừng trận đấu theo tín hiệu còi của trọng tài bấm giờ hoặc của giám sát kỹ thuật (Điều 2.8b-c) thì trọng tài bấm giờ phải dừng đồng hồ thi đấu ngay lập tức mà không cần phải đợi tín hiệu của trọng tài trên sân

Sau mỗi lần tạm dừng thời gian thi đấu, trọng tài bao giờ cũng thổi còi báo hiệu tiếp tục trận đấu (Điều 15.5b).

Chú ý: Tín hiệu còi của trọng tài bấm giờ hoặc của giám sát kỹ thuật là tín hiệu có giá trị chính thức cho dừng trận đấu. Cho dù các trọng tài trên sân và các đấu thủ không lập tức hiểu được rằng đã chính thức dừng thì bất kỳ diễn biến nào trên sân diễn ra sau tín hiệu còi dều không được công nhận. Điều đó có nghĩa là kể cả bàn thắng ghi được sau tín hiệu còi đều không được công nhận. Tương tự, quyết định về các quả ném (7m, trực tiếp, giao bóng, ném biên, phát bóng) đều không có giá trị. Trận đấu sẽ được tiếp tục theo đúng quy định phù hợp với tình huống tại thời điểm có tín hiệu còi dừng trận đấu của trọng tài bấm giờ hoặc của giám sát kỹ thuật (Điều này phải được hiểu là lí do chính của việc tạm dừng này do có hội ý của 1 trong 2 đội hoặc do thay người không đúng quy định.

Tuy nhiên, những hình thức xử phạt cá nhân do các trọng tài đưa ra khoảng thời gian giữa tín hiệu còi của trọng tài bàn và tín hiệu trọng tài trên sân cho dừng trận đấu vẫn được giữ nguyên hiệu lực. Việc vận dụng quy định này không liên quan đến dạng lỗi vi phạm và cũng không liên quan đến mức độ của hình thức xử phạt.

2.10. Mỗi đội có quyền được 1 phút hội ý trong mỗi hiệp thi đấu chính. Điều này không áp dụng cho thi đấu hiệp phụ

 

ĐIỀU 3: BÓNG

3.1. Bóng được làm bằng da hoặc chất liệu giả da, Bóng phải có hình cầu và không được bóng loáng hoặc trơn.(Điều 17.3).

3.2. Kích cỡ của bóng như chu vi hoặc trọng lượng phù hợp với các hạng, các lứa tuổi khác nhau như sau:

Bóng có chu vi 58 – 60cm và trọng lượng 0969756783gram (số 3 của IHF) cho nam và nam trẻ (trên 16 tuổi).

Bóng có chu vi 54 – 56cm và trọng lượng là 0969756783gram (số 2 của IHF) cho nữ và nữ trẻ (trên 14 tuổi) và nam trẻ (từ 12 – 16 tuổi).

Bóng có chu vi 50 – 52cm và trọng lượng là 0969756783gram (số 1 của IHF) cho nữ trẻ (8-14 tuổi) và nam trẻ (từ 8-12 tuổi);

Chú ý: Các yêu cầu kỹ thuật đối với bóng dùng trong những trận đấu quốc tế phải theo “quy định về bóng của IHF”.

Kích thước và trọng lượng của bóng mini không được quy định trong luật thi đấu thông thường.

3.3. Trong mỗi trận đấu, phải có ít nhất 2 quả bóng đủ tiêu chuẩn. Bóng dự trữ phải được để ở bàn của trọng tài bấm giờ trong suốt thời gian thi đấu và phải đảm bảo tiêu chuẩn theo Điều 3.1-2.

3.4. Trọng tài sẽ quyết định thời điểm sử dụng bóng dự trữ. Trong những trường hợp cần thay bóng, trọng tài nên nhanh chóng đưa bóng vào cuộc để giảm thiểu và tránh tạm dừng trận đấu.

 

ĐIỀU 4: ĐỘI,THAY NGƯỜI, TRANG PHỤC

Đội bóng

4.1. Một đội bóng gồm 14 đấu thủ.

Mỗi đội không được phép có hơn 7 đấu thủ thi đấu trên sân. Số còn lại là đấu thủ dự bị.

Trong toàn bộ thời gian thi đấu, mỗi đội bắt buộc phải có 1 thủ môn trên sân. Thủ môn có thể trở thành cầu thủ giữa sân vào bất cứ lúc nào. Tương tự như vậy, một đấu thủ đang thi đấu ở khu vực giữa sân có thể làm thủ môn tại mọi thời điểm (tuy nhiên xem Điều 4.4 và 4.7).

Một đội ít nhất phải có 5 đấu thủ trên sân khi bắt đầu trận đấu.

Số lượng cầu thủ ở mỗi đội có thể tăng lên đến 14 vào bất cứ thời điểm nào trong trận đấu kể cả khi thi đấu hiệp phụ. (Đối với các giải của IHF và Châu lục, việc này phải tuân theo điều lệ giải).

Trận đấu vẫn có thể tiếp tục thậm chí khi một đội có dưới 5 đấu thủ trên sân. Các trọng tài có quyền quyết định khi nào thì huỷ bỏ trận đấu (Điều 17.13).

4.2. Mỗi đội được phép có tối đa 4 chỉ đạo viên trong thời gian thi đấu. Không thể thay những người này trong khi trận đấu đang diễn ra. Trong đó, một người được coi là lãnh đội. Chỉ có lãnh đội mới được phép liên lạc với trọng tài bấm giờ, thư ký và có thể cả trọng tài chính trên sân (tuy nhiên, xem phần giải thích luật – 3: tạm dừng hội ý).

Nói chung, lãnh đội không được vào sân trong khi đang thi đấu. Nếu vi phạm sẽ bị phạt như lỗi hành vi phi thể thao (xem Điều 8, 16.1c, 16.3d và 16:6a). Trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt trực tiếp cho đối phương (Điều 13.1a-b, tuy nhiên xem phần giải thích luật -9).

Lãnh đội phải đảm bảo rằng trận đấu bắt đầu không có chỉ đạo viên nào (ngoài 4 người đã đăng kí) hoặc các đấu thủ khác (ngoài đã đăng kí thi đấu), (xem điều 4.3) được có mặt tại khu vực thay người. Các vi phạm sẽ bị xử phạt theo hình thức tăng dần đối với lãnh đội (Điều 16.1c, 16.3d và 16.6a) .

4.3. Một đấu thủ hay một chỉ đạo viên được quyền tham gia nếu người đó đã được đăng ký vào biên bản thi đấu và có mặt khi trận đấu bắt đầu.

Nếu các đấu thủ và chỉ đạo viên đến sau khi trận đấu đã bắt đầu thì phải được sự đồng ý của trọng tài bấm giờ, thư ký cho phép tham gia và đăng ký vào biên bản thi đấu.

Theo quy tắc, 1 đấu thủ được phép tham gia có thể vào sân qua vạch thay người của đội mình vào bất cứ thời điểm nào (tuy nhiên xem Điều 4.4, 4.6).

Lãnh đội phải đảm bảo rằng những đấu thủ vào sân thi đấu là những người đã được đăng kí danh sách tham gia thi đấu. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo lỗi hành vi phi thể thao của lãnh đội (13.1.a-b, 16.1c,16.3d và 16.3a, tuy nhiên xem thêm phần giải thích luật 9).

Thay người:

4.4. Đấu thủ thay thế có thể vào sân thi đấu tại bất kỳ thời điểm nào và nhiều lần mà không cần thông báo cho trọng tài bấm giờ, thư ký miễn là các cầu thủ mà họ thay thế đã rời sân (Điều 4.5).

Các đấu thủ luôn luôn rời sân và vào sân ở vạch thay người của đội mình (Điều 4:5). Điều này cũng áp dụng đối với thay thủ môn (xem thêm điều 4.7 và 14.10).

Luật thay người cũng có hiệu lực trong suốt thời gian tạm dừng trận đấu (trừ khi tạm dừng hội ý).

Chú thích: Mục đích của khái niệm “Vạch thay người” là nhằm đảm bảo sự thay người trung thực và có trật tự. Không chủ ý trừng phạt cầu thủ khi họ vượt qua đường biên dọc hoặc khu cấm địa không với mục đích tạo ra lợi thế cho đội mình (ví dụ lấy nước hoặc khăn lau để tại đường biên dọc). Tuy nhiên sự lạm dụng quá mức hoặc có tính chất chiến thuật tạo lợi thế ở khu vực ngoài sân đấu sẽ bị xử phạt theo điều 7.10.

4.5. Phạm lỗi thay người sẽ bị phạt tạm đuổi 2 phút đối với đấu thủ phạm lỗi. Nếu có 2 đấu thủ trở lên trong cùng một đội phạm lỗi thay người trong cùng một tình huống thì chỉ có đấu thủ đầu tiên bị phạt.

Trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt trực tiếp cho đối  phương (Điều 13.1a-b và phần giải thích luật-9).

4.6. Nếu có thêm một đấu thủ vào sân mà không qua thay người khác làm ảnh hưởng đến trận đấu từ khu vực thay người, đấu thủ đó sẽ bị tạm đuổi 2 phút. Ngoài ra, đội bóng còn bị phạt thiếu 1 đấu thủ nữa trong 2 phút tiếp theo.

Nếu một đấu thủ vào sân trong khi đang bị tạm đuổi 2 phút, đấu thủ đó sẽ phải chịu thêm 2 phút tạm đuổi. Lần tạm đuổi này có hiệu lực ngay lập tức nên đội đó sẽ phải chịu thiếu thêm người trong khoảng thời gian còn lại của 2 phút tạm đuổi thứ nhất.

Trong cả hai trường hợp, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt trực tiếp cho đội đối phương (Điều 13.1a-b, và phần giải thích luật – 9).

Trang phục

4.7. Tất cả các đấu thủ trên sân phải mặc trang phục giống nhau. Màu sắc và kiểu dáng của trang phục 2 đội phải được dễ dàng phân biệt với nhau. Đấu thủ là thủ môn phải mặc trang phục có màu sắc khác với các đối thủ khác trên sân của cả 2 đội và thủ môn của đội kia (Điều 17:3).

4.8. Aó của các đấu thủ phải được đánh số từ 1 đến 20. Các số áo có chiều cao ít nhất 20cm ỏ phía sau và 10cm ở phía trước ngực.

Màu của các số phải tương phản với tông màu của áo.

Nếu 1 đấu thủ trên sân được thay thế trở thành thủ môn và ngược lại thì trong cả 2 trường hợp đều phải mang đúng số áo trước đó của đấu thủ đó.

4.9. Các đấu thủ phải đi giày thể thao.

Không được phép mang hoặc đeo các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho người khác. Bao gồm: Bảo vệ đầu hoặc mặt nạ, vòng tay, đồng hồ, nhẫn, vòng cổ hay dây chuyền, hoa tai, kính mà không được bọc lại hoặc có khung cứng hoặc bất cứ thứ gì khác có thể gây nguy hiểm cho các đấu thủ (17.3). Được phép mang băng đầu nếu nó được làm từ chất liệu mềm dẻo.

Các đấu thủ không tuân theo quy định này sẽ không được phép tham gia cho đến khi chấp hành.

4.10. Một đấu thủ bị chảy máu hay có máu trên người hoặc trên trang phục, đấu thủ đó phải tự nguyện rời sân ngay lập thức (bằng hình thức thay người thông thường), để được cầm máu, băng bó và gột sạch vết máu trên người và trên trang phục. Đấu thủ không được phép vào sân nếu như chưa làm xong những việc này.

Một đấu thủ không tuân theo chỉ dẫn của trọng tài về vấn đề này sẽ bị coi như vi phạm điều luật về hành vi phi thể thao (Điều 8:4, 16:1d và 16:3c).

4.11. Trong trường hợp bị chấn thương, trọng tài có thể cho phép (bằng ký hiệu tay số 16 và 17) 2 người đã được đăng ký (4/3) vào sân trong thời gian tạm dừng chỉ với mục đích giúp đỡ đấu thủ bị chấn thương của đội đó .

Nếu có thêm người vào sân sau khi đã có hai người được trọng tài cho phép để giúp đỡ người bị thương, thì những người này sẽ bị xử phạt lỗi vào sân sai luật theo Điều 4.6 và 16.3a. Nếu người được phép vào sân để trợ giúp người bị chấn thương, nhưng không trợ giúp người chấn thương mà lại chỉ đạo các đấu thủ, tiếp xúc với đấu thủ đối phương và trọng tài thì sẽ bị xử lý theo hành vi phi thể thao (Điều 16.1c, 16.3c-d, 16.6a).

 

ĐIỀU 5. THỦ MÔN

Thủ môn được phép:

5.1. Chạm bóng bằng bất cứ phần nào của cơ thể trong khi phòng thủ trong vùng cấm địa.

5.2. Di chuyển cùng bóng trong vùng cấm địa mà không bị giới hạn như các đấu thủ trên sân (7.2-4, 7.7). Tuy nhiên, thủ môn cũng không được phép trì hoãn thời gian thực hiện phát bóng (Điều 6.5, 12.2 và 15.5b).

5.3. Rời khỏi vùng cấm địa mà không có bóng và tham gia thi đấu ở khu vực giữa sân. Khi đó, thủ môn phải tuân theo những luật lệ dành cho các đấu thủ thi đấu ở khu vực giữa sân.

Thủ môn bị coi như đã rời khỏi vùng cấm địa khi có bất cứ bộ phận nào của cơ thể chạm sân bên ngoài vạch cấm địa.

5.4. Ra khỏi vùng cấm địa cùng bóng, tiếp tục chơi bóng nếu chưa khống chế được bóng

Thủ môn không được phép:

5.5. Gây nguy hiểm cho đối phương trong khi phòng thủ (Điều 8.2, 8.5);

5.6. Rời vùng cấm địa khi đã khống chế được bóng.Vi phạm điều này sẽ bị ném phạt trực tiếp (theo Điều 6.1, 13.1a và 15.7 đoạn 3), khi trọng tài đã thổi còi để thủ môn phát bóng; nếu không thì thủ môn sẽ thực hiện lại quả phát bóng (Điều 15.7 đoạn 2) tuy nhiên xem thêm phép lợi thế tại Điều 15.7 nếu thủ môn mất bóng ngoài vòng cấm địa sau khi vượt ra ngoài đường cấm địa với bóng trong tay.

5.7. Cham bóng khi bóng đang nằm hoặc lăn trên mặt sân ở bên ngoài vùng cấm địa mà thủ môn còn đang ở trong vùng cấm địa(Điều 6.1, 13.1a).

5.8. Đưa bóng vào vùng cấm địa khi bóng đang nằm hoặc lăn trên mặt sân ngoài vùng cấm địa (Điều 6.1, 13.1a).

5.9. Cầm bóng từ ngoài khu cấm địa di chuyển vào trong khu cấm địa (Điều 6.1, 13.1a .)

5.10. Chạm bóng bằng bàn chân hoặc cẳng chân khi bóng đang nằm trong vùng cấm địa hoặc đang chuyển động về phía khu vực giữa sân (Điều 6.1, 13.1a).

5.11. Vượt qua vạch giới hạn thủ môn (vạch 4 mét) hoặc đường kéo dài của vạch này trước khi bóng rời tay của đối phương đang thực hiện ném phạt 7 mét (Điều 14.9).

Chú ý: Chừng nào mà thủ môn còn để một chân ở trên hoặc trong vạch giới hạn thủ môn (vạch 4 mét) thì anh ta được phép di chuyển chân kia hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể qua vạch này nhưng không được chạm sàn (ở trên không).

 

ĐIỀU 6: VÙNG CẤM ĐỊA

6.1. Chỉ có thủ môn mới được phép vào vùng cấm địa (tuy nhiên, xem Điều 6.3). Vùng cấm địa bao gồm cả vạch cấm địa. Bất cứ đấu thủ nào chạm vào vạch cấm địa đều bị coi là vào vùng cấm địa.

6.2. Khi  một đấu thủ trên sân vào vùng cấm địa, quyết định như sau:

a) Thủ môn sẽ phát bóng nếu đấu thủ tấn công vi phạm vùng cấm địa với bóng trong tay hoặc không có bóng trong tay nhưng tạo lợi thế (Điều 12.1);

b) Ném phạt khi đấu thủ của đội phòng thủ lọt  vào vùng cấm địa tạo được lợi thế nhưng không ảnh hưởng tới cơ hội ghi bàn (Điều 13.1b, xem  giải thích luật 5.1)

c) Phạt đền 7m nếu 1 đấu thủ phòng thủ vào vùng cấm địa làm mất cơ hội ghi bàn rõ ràng (Điều 14.1a).

6.3. Không bị phạt khi vi phạm vào vùng cấm địa trong những trường hợp:

a) Đấu thủ vào vùng cấm địa sau khi chơi bóng và không gây bất lợi cho đối phương

b). Đấu thủ vào vùng cấm địa nhưng không có bóng và không tạo được lợi thế.

6.4. Bóng được xem là ngoài cuộc nếu thủ môn đang giữ bóng bằng tay trong khu vực cấm địa (Điều 12.1) thủ môn phải đưa bóng vào cuộc bằng cách phát bóng lên (Điều 12.2)

6.5. Nếu bóng nằm im hoặc đang lăn trên mặt sân trong vùng cấm địa thì nó được coi là “bóng thuộc” đội của thủ môn (tuy nhiên xem thêm tình huống đặc biệt tại Điều 6.7b-d). Thủ môn sẽ thực hiện quả phát bóng theo quy định (Điều 6.4 và 12.1). Trước khi phát bóng không 1 đấu thủ trên sân nào được phép chạm bóng, nếu đấu thủ thuộc đội thủ môn phát bóng mà chạm bóng thì sẽ bị xử phạt 1 quả phạt trực tiếp cho đối phương (Điều 13.1a). Nếu đấu thủ thuộc đội đối phương vi phạm thì thủ môn sẽ thực hiện quả phát bóng lên (Điều 12.1). Các đấu thủ được phép chạm bóng khi bóng trên không trong khu cấm địa.

6.6. Trận đấu sẽ tiếp tục (bằng một quả phát bóng theo Điều 6.5) nếu một đấu thủ của đội bóng phòng thủ chạm bóng khi đang phòng thủ và thủ môn bắt được hoặc bóng dừng lại trong vùng cấm địa.

6.7. Nếu một đấu thủ chơi bóng trong vùng cấm địa của đội nhà thì quyết định như sau:

a) Tính một bàn thắng nếu bóng lọt vào gôn.

b) Ném phạt trực tiếp nếu bóng dừng lại trong vùng cấm địa hoặc nếu thủ môn chạm bóng và bóng không vào gôn (Điều 13.1a-b).

c) Ném biên nếu bóng đi ra ngoài đường cuối sân (Điều 11:1);

d) Tiếp tục trận đấu nếu bóng bay qua vùng cấm địa trở lại giữa sân mà không chạm vào thủ môn.

6.8. Nếu bóng từ vùng cấm địa dội trở lại giữa sân coi như bóng trong cuộc.

 

ĐIỀU 7. THI ĐẤU, THI ĐẤU TIÊU CỰC

Thi đấu

Các đấu thủ được phép:

7.1. Ném, bắt, chặn, đẩy và đánh bóng bằng bàn tay (mở hoặc nắm), cánh tay, đầu, thân, đùi và đầu gối;

7.2. Giữ bóng tối đa là 3 giây, kể cả khi bóng đang nằm trên sân (Điều 13.1a);

7.3. Cầm bóng di chuyển tối đa 3 bước (Điều 13.1a), một bước được tính khi:

a) Một đấu thủ đang đứng với 2 chân trên sân, nhấc một chân lên rồi đặt xuống hoặc di chuyển vị trí một bàn chân từ chỗ này sang chỗ khác.

b) Một đấu thủ chỉ chạm mặt sân bằng một chân, bắt bóng và sau đó chạm mặt sân bằng chân kia;

c) Một đấu thủ sau khi nảy lên bắt bóng chỉ chạm mặt sân bằng một chân rồi lại nhẩy lò cò tiếp bằng chân đó hoặc chạm sân bằng chân kia;

d) Một đấu thủ nhảy lên bắt bóng và chạm sân bằng cả 2 chân cùng một lúc, sau đó nhấc 1 chân lên rồi đặt xuống hoặc di chuyển vị trí một bàn chân từ chỗ này sang chỗ khác.

Chú ý:

Chỉ tính là một bước nếu một bàn chân di chuyển từ vị trí ban đầu sang một vị trí khác và sau đó bàn chân kia kéo tới cạnh bàn chân thứ nhất.

7.4. Khi đang đứng tại chỗ cũng như di chuyển, đấu thủ có quyền;

a) Đập bóng xuống sân đất một lần và bắt lại bằng 1 hoặc 2 tay;

b) Đập bóng xuống sân nhiều lần liên tiếp bằng một tay (rê bóng) hoặc lăn bóng trên sàn liên tục bằng 1 tay và sau đó bắt lại hoặc cầm bóng lên bằng 1 hoặc 2 tay.

Ngay khi đấu thủ đã khống chế được bóng bằng 1 hoặc 2 tay, bóng phải rời khỏi tay trong vòng 3 giây hoặc không quá 3 bước (Điều 13.1a);

Đập bóng hoặc rê bóng bắt đầu được tính khi đấu thủ chạm bóng bằng bất kỳ phần nào của cơ thể làm bóng rơi xuống mặt sân;

Sau khi bóng chạm vào một đấu thủ khác hoặc khung thành, đấu thủ được phép vỗ bóng, dẫn bóng hoặc bắt bóng lại (xem điều 14.6)

7.5. Chuyển bóng từ tay này sang tay kia.

7.6. Chơi bóng trong khi đang quỳ, ngồi hoặc nằm trên sân. Điều này có nghĩa được phép thực hiện các quả ném từ các tư thế nêu trên (quả ném phạt trực tiếp) nếu đáp ứng được các yêu cầu của Điều 15.1, kể cả yêu cầu phải có một bộ phận của chân tiếp xúc trực tiếp với mặt sân.

Các đấu thủ không được phép:

7.7. Sau khi khống chế được bóng, không được phép chạm bóng thêm một lần nữa trừ khi bóng đã chạm mặt sân, chạm một đấu thủ khác hoặc khung thành (Điều 13.a). Tuy nhiên, chạm thêm một lần nữa sẽ không bị phạt nếu đối thủ bắt bóng không chắc, tức là chưa khống chế hoàn toàn được bóng khi đấu thủ này cố gắng bắt bóng hoặc dừng bóng.

7.8. Chạm bóng bằng chân hoặc cẳng chân trừ khi bóng do đối phương ném vào chân (Điều 13.1a-b).

7.9. Tiếp tục chơi bóng nếu bóng chạm vào trọng tài trên sân.

7.10. Nếu đối thủ có bóng di chuyển ra ngoài sân (trong khi bóng vẫn ở trong sân). Ví dụ: đối thủ có bóng di chuyển vòng qua đối thủ phòng thủ thì đối phương sẽ được hưởng quả ném phạt trực tiếp. Nếu đối thủ của đội có bóng di chuyển ra ngoài sân mà không có bóng thì trọng tài sẽ ra hiệu cho đối thủ này phải vào sân ngay. Nếu đối thủ không chấp hành, hoặc hành động này sau đó tái diễn thì đội đó sẽ bị thổi phạt và đối phương sẽ được hưởng quả phạt đó (Điều 13.1a) mà không cần có sự cảnh báo thêm lần nào nữa. Những hình phạt như vậy sẽ không dẫn tới các xử phạt cá nhân (Điều 8.16)

[external_link offset=1]

Thi đấu tiêu cực.

7.11. Đội đang có bóng không được phép giữ bóng mà không có hành động rõ ràng về tấn công hoặc ném bóng vào khung thành. Tương tự, không được phép trì hoãn nhiều lần việc thực hiện các quả ném biên, phạt trực tiếp, giao bóng, phát bóng. Trừ khi xu hướng thi đấu tiêu cực được loại bỏ. Đội giữ bóng sẽ bị phạt trực tiếp (Điều 13.1a).

Điểm thực hiện quả phạt trực tiếp là vị trí quả bóng lúc trận đấu bị tạm dừng.

7.12. Khi nhận thấy có thái độ thi đấu tiêu cực, trọng tài sẽ ra dấu hiệu cảnh báo (Hiệu tay số 18). Dấu hiệu này tạo cho đội đang khống chế bóng có cơ hội thay đổi chiều hướng tấn công để tránh bị mất bóng. Nếu chiều hướng tấn công không thay đổi sau khi đã có dấu hiệu cảnh cáo của trọng tài hoặc không thực hiện cú ném bóng vào lưới thì đội giữ bóng sẽ bị phạt trực tiếp (Xem phần giải thích luật-4).

Trong một số tình huống cụ thể trọng tài có thể phạt trực tiếp đội giữ bóng mà không cần đưa ra dấu hiệu cảnh cáo trước đó. Ví dụ như khi một đấu thủ cố ý từ bỏ một cơ hội ghi bàn rõ ràng.

 

ĐIỀU 8. LỖI VÀ THÁI ĐỘ PHI THỂ THAO

Các đấu thủ được phép:

8.1. a) Sử dụng cánh tay và bàn tay để chắn hoặc giành quyền khống chế bóng.

b) Sử dụng bàn tay mở để giành bóng với đối phương từ bất kỳ hướng nào.

c) Sử dụng cơ thể để làm cản trở đối phương, kể cả khi đối phương đang không có bóng;

d) Chạm vào đối phương khi đối mặt, cánh tay gập và duy trì sự tiếp xúc này nhằm kiểm soát và theo sát đối  phương.

Đấu thủ không được phép.

8.2. a) Kéo hoặc đánh bóng ra khỏi tay đối phương;

b) Chắn hay đẩy đối phương bằng cánh tay, bàn tay hoặc cẳng chân;

c) Cản trở, giữ (cơ thể hay quần áo), đẩy, chạy hay nhảy vào đối phương;

d) Gây trở ngại, cản trở hay gây nguy hiểm cho đối phương (có hoặc không có bóng).

8.3. Vi phạm Điều 8.2 khi cố tình nhằm thẳng vào đối phương chứ không phải vào bóng đều phải chịu phạt tăng nặng. Các vi phạm của Điều 8.2 có thể xảy ra trong khi tranh bóng, tuy nhiên các vi phạm lặp lại nhiều lần hoặc cố tình nhầm vào đối phương chứ không phải nhầm vào bóng đều phải chịu hình phạt theo mức độ tăng nặng. Điều đó có nghĩa là ngoài quả phạt trực tiếp hoặc quả phạt 7m còn phải chịu những hình phạt cá nhân khác nữa, bắt đầu bằng cảnh cáo (Điều 16.1b), tiếp theo là tạm đuổi 2 phút (Điều 16.3b) hoặc truất quyền thi đấu (Điều 16.6f).

Như đã chỉ rõ trong chú thích của Điều 16.3, tuy nhiên trọng tài có quyền xác định vi phạm nào của đối thủ đáng bị tạm đuổi 2 phút hoặc nặng hơn cho dù trước đó chưa bị cảnh cáo.

8.4. Hành động và lời nói xúc phạm không phù hợp tinh thần thể thao cao đẹp bị coi là lỗi  thái độ phi thể thao. (Xem phần giải thích luật – 5).

Điều này áp dụng cho cả các đấu thủ và chỉ đạo viên trên hoặc ngoài sân thi đấu, Hình phạt tăng dần áp dụng  những hành  vi phi thể thao (Điều 16.1d; 16.3c-d; 16.6a).

8.5. Một đấu thủ mà gây nguy hiểm cho sức khoẻ của đối phương khác khi tấn công anh ta thì bị truất quyền thi đấu (Điều 16.6b), đặc biệt nếu đấu thủ đó:

a) Từ bên cạnh hoặc đằng sau, vừa đánh vừa kéo cánh tay đang ném bóng hoặc chuyền bóng của đấu thủ kia lại;

b) Thực hiện bất cứ hành động gì có tính chất tấn công đối phương vào đầu hoặc cổ;

c) Cố tình đánh đối phương bằng chân hay đầu gối hoặc bằng bất cứ cách nào khác kể cả ngáng chân;

d) Đẩy đối phương đang chạy hoặc nhảy, hay tấn công khiến cho đấu thủ đó mất thăng bằng, điều này cũng áp dụng khi thủ môn rời vùng cấm địa để tham gia phản công;

e) Ném bóng vào đầu đấu thủ phòng thủ khi thực hiện ném phạt trực tiếp như cú ném thẳng vào khung thành trong khi dối phương không di chuyển; hoặc tương tự như vậy, ném thẳng bóng vào đầu thủ môn khi thực hiện ném phạt 7mét trong khi thủ môn không di chuyển.

Chú ý: Các lỗi va chạm nhỏ có thể trở nên rất nguy hiểm và tiềm ẩn các hậu quả nghiêm trọng nếu xét đến việc các lỗi này diễn ra khi đối phương không có khả năng chống đỡ hoặc bị bất ngờ. Đó sẽ là một sự nguy hiểm cho đấu thủ và không thể được coi là va chạm nhỏ. Các lỗi này phải áp dụng hình phạt thích hợp là truất quyền thi đấu.

8.6. Đấu thủ hoặc chỉ đạo viên có thái độ phi thể thao nghiêm trọng ở trong sân hoặc ngoài sân thi đấu (Xem phần giải thích luật – 6) sẽ bị phạt truất quyền thi đấu (Điều 16.6c).

8.7. Một đấu thủ phạm lỗi “hành hung” trong thời gian thi đấu sẽ bị đuổi hẳn (Điều 16.9-11). Tấn công ngoài thời gian thi đấu (Điều 16.13) sẽ bị truất quyền thi đấu (16:6d, 16.14b). Chỉ đạo viên phạm lỗi “hành hung” sẽ bị truất quyền chỉ đạo (Điều 16.6e).

Chú ý: Theo luật này, “lỗi hành hung” thô bạo là hùng hổ, cố ý tấn công vào người khác (vận động viên, trọng tài, trọng tài bấm giờ, thư ký, chỉ đạo viên, giám sát, khán giả…). Nói cách khác, đây không đơn giản chỉ là phản xạ hoặc là kết quả của sự bất cẩn và quá tay. Khạc, nhổ vào người khác cũng bị coi là lỗi thô bạo.

8.8. Vi phạm điều 8.2-7 đẫn đến quả phạt 7 mét cho đối phương (Điều 14.1), nếu phạm lỗi trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự gián đoạn làm hỏng cơ hội ghi bàn của đối phương.

Nói cách khác, vi phạm dẫn đến phạt trực tiếp cho đối phương (Điều 13.1a-b và 13.2-3).

ĐIỀU 9. BÀN THẮNG

9.1. Một bàn thắng được ghi khi toàn bộ bóng đã vượt qua đường khung thành (hình 4), với điều kiện là đấu thủ ném bóng hoặc đồng đội không phạm luật trước hoặc trong khi thực hiện ném bóng. Trọng tài cuối sân khẳng định bằng 2 hồi còi ngắn báo hiệu và ra Hiệu tay số 12 rằng bàn thắng đã được ghi.

1 bàn thắng sẽ được tính nếu đấu thủ phòng thủ phạm lỗi nhưng bóng vẫn vào lưới.

1 bàn thắng sẽ không được tính nếu trọng tài hoặc trọng tài bấm giờ cho dừng trận đấu trước khi bóng hoàn toàn vượt qua đường khung thành.

1 bàn thắng cho đội đối phương nếu đấu thủ tự đưa bóng vào lưới nhà trừ trường hợp khi thủ môn đang thực hiện quả phát bóng (Điều 12.2).

Chú ý: 1 bàn thắng sẽ được tính nếu có 1 người hoặc 1 vật nào đố không tham gia vào trận đấu (khán giả…) cản trở bóng bay vào lưới và trọng tài chắc chắn rằng nếu không bị cản trở thì bóng sẽ vào lưới.

9.2. Khi trọng tài đã công nhận bàn thắng và đã thổi còi cho giao bóng tiếp tục trận đấu thì bàn thắng đó không thể xoá bỏ được nữa.

Trọng tài phải báo hiệu rõ (không cần cho giao bóng nữa) rằng họ đã công nhận bàn thắng, nếu có tín hiệu kết thúc hiệp đấu (trận đấu) ngay sau khi bàn thắng được ghi và trước khi thực hiện giao bóng.

Chú ý:   1 bàn thắng phải được hiện trên bảng điểm ngay khi được trọng tài công nhận.

9.3. Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn sẽ giành phần thắng. Trận đấu hoà khi cả 2 đội ghi được số bàn thắng bằng nhau hoặc cùng không ghi được bàn thắng nào (Điều 2.2).

ĐIỀU 10. QUẢ GIAO BÓNG

10.1. Khi bắt đầu trận đấu, 1 đội được giao bóng nếu thắng khi bắt thăm đồng xu và chọn quyền giao bóng. Đối phương có quyền chọn sân. Ngược lại, nếu đội bắt thăm thắng chọn sân thì đối phương có quyền giao bóng.

Hai đội đổi sân ở hiệp 2. Quả giao bóng đầu tiên ở hiệp 2 do đội chưa được giao bóng ở đầu hiệp 1 thực hiện.

Việc bắt thăm đồng xu sẽ được tiến hành lại trước khi thi đấu hiệp phụ, tất cả các điều luật 10.1 trên đều áp dụng cho thời gian thi đấu hiệp phụ.

10.2. Sau mỗi bàn thắng, trận đấu lại được tiếp tục bằng quả giao bóng của đội vừa bị thua (Xem thêm Điều 9.2. đoạn 2).

10.3. Quả giao bóng được thực hiện từ giữa sân (với độ dung sai 1,5m về mỗi phía) theo bất kỳ hướng nào, trong vòng 3 giây sau khi có tiếng còi của trọng tài (Điều 13.1a, 15.7 đoạn 3). Đấu thủ thực hiện giao bóng phải đứng ở tư thế ít nhất 1 chân trên đường giữa sân, còn chân kia ở trên hoặc sau đường giữa sân (Điều 16.6) cho đến khi bóng rời tay (Điều 13.1a, 15.7 đoạn 3, xem phần giải thích luật 7).

Đồng đội của đấu thủ thực hiện giao bóng không được phép vượt qua đường giữa sân trước khi có tiếng còi của trọng tài.

10.4. Đối với quả giao bóng ở đầu mỗi hiệp (kể cả hiệp phụ) tất cả các đấu thủ phải ở trên nửa sân của mình.

Tuy nhiên, đối với quả giao bóng sau mỗi bàn thắng, đối phương của đấu thủ thực hiện giao bóng được phép ở trên cả 2 phần sân.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, đối phương phải ở cách đấu thủ thực hiện giao bóng ít nhất là 3 mét (Điều 14.4, 15.9).

 

ĐIỀU 11. NÉM BIÊN

11.1. Quả ném biên được thực hiện khi bóng đã hoàn toàn ra ngoài đường biên dọc, hoặc khi đấu thủ trên sân của đội phòng thủ chạm bóng cuối cùng trước khi bóng bay ra ngoài đường cuối sân của đội mình. Quả ném biên cũng được thực hiện khi bóng chạm trần nhà hoặc xác định đã nằm cố định trên sân.

11.2. Quả ném biên được thực hiện mà không cần tín hiệu còi của trọng tài (Điều 15.6b), do đội đối phương của đấu thủ chạm bóng cuối cùng trước khi bóng ra ngoài đường biên hoặc chạm trần hoặc nằm cố định trên sân thực hiện.

11.3. Quả ném biên được thực hiện tại vị trí bóng ra ngoài đường biên dọc, nếu bóng ra ngoài đường cuối sân, vị trí ném biên là giao điểm của đường biên dọc và đường cuối sân về phía bóng đã ra ngoài. Đối với quả ném biên, sau khi bóng chạm trần hoặc nằm cố định trên sân thì quả ném biên đó được thực hiện tại điểm gần nhất của đường biên dọc.

11.4. Đấu thủ ném biên phải đặt một chân lên đường biên dọc (Điều 16.6) cho đến khi bóng rời khỏi tay (Điều 15.7 đoạn 2 và 3; Điều 13.1a). Không quy định vị trí của chân thứ hai.

11.5. Trong khi thực hiện ném biên, đối phương không được đứng gần đấu thủ ném biên dưới 3 mét (Điều 15.4, 15.9, xem giải thích luật 5)

Tuy nhiên, họ luôn được phép đứng ngay ngoài vạch cấm địa, thậm chí nếu khoảng cách giữa họ và người ném dưới 3 mét.

 

ĐIỀU 12. PHÁT BÓNG

12.1. Quả phát bóng được thực hiện khi đấu thủ của đội đối phương phạm lỗi thâm nhập vùng cấm địa (Điều 6.2a) .Thủ môn khống chế được bóng trong vùng cấm địa (Điều 6.4-5). Đấu thủ của đội đối phương đã chạm bóng khi bóng đang lăn hoặc nằm cố định trên mặt sân của vùng cấm địa (Điều 6.5) hoặc khi bóng ra ngoài đường cuối sân, sau khi đã chạm lần cuối cùng vào thủ môn hoặc một đấu thủ đối phương .

Điều này có nghĩa, trong tất cả các tình huống trên, và trận đấu được tiếp tục bằng quả phát bóng (Điều 13.3) nếu có một sự phạm lỗi nào đó xảy ra trước hoặc sau khi thủ môn phát bóng thì sẽ bị phạt ngay lập tức.

12.2. Quả phát bóng do thủ môn thực hiện không cần tín hiệu còi của trọng tài (Điều 15.3b) từ trong vùng cấm địa ra ngoài vạch cấm địa.

Quả phát bóng được coi là đã thực hiện khi thủ môn ném bóng ra ngoài vạch cấm địa.

Các đấu thủ đối phương được phép đứng ngay ngoài vạch cấm địa nhưng không được phép chạm vào bóng cho đến khi bóng vượt qua vạch cấm địa. (Điều15.7, 15.9, xem giải thích luật 5.2-6).

12.3. Thủ môn không được phép chạm bóng lại sau quả phát bóng cho đến khi bóng chạm vào đấu thủ khác (Điều 5.7, 13.1a).

 

ĐIỀU 13. NÉM PHẠT TRỰC TIẾP

Quyết định ném phát trực tiếp

13.1. Theo nguyên tắc, trọng tài cho dừng trận đấu và cho tiếp tục trận đấu bằng ném phạt trực tiếp cho đội đối phương khi :

a) Đội đang khống chế bóng phạm các lỗi theo luật dẫn đến mất quyền khống chế bóng (Điều 4.2-3, 4.5-6, 5.6-10, 6;5, 6.7b, 7.2-4, 7.7-8, 7.11, 8.8, 10.3, 11.4, 13.7, 14.4.7 và 15.7 đoạn 3 và 15.8)

 b) Đội đang phòng thủ phạm lỗi theo luật khiến cho đội đang khống chế bóng mất bóng (Điều 4.2-3, 5-6, 5.5, 6.2b, 6.7b, 7.8, 8.8).

13.2. Trọng tài cần cho phép tiếp tục trận đấu bằng cách không cho dừng trận đấu quá sớm bằng quyết định ném phạt trực tiếp.

Điều này có nghĩa là, theo Điều 13.1a, trọng tài không nên phạt trực tiếp nếu đội phòng thủ giành được quyền khống chế bóng ngay sau khi đội tấn công phạm lỗi.

Tương tự như vậy, theo Điều 13.1b, trọng tài không nên can thiệp vào cho đến khi và trừ khi đã rõ ràng rằng đội tấn công mất quyền khống chế bóng hoặc không thể tiếp tục tấn công do đội phòng thủ phạm lỗi.

Nếu một hình phạt cá nhân nào được đưa ra do phạm lỗi, trọng tài có thể cho tạm dừng trận đấu ngay lập tức nếu điều này không gây bất lợi cho đội bị phạm lỗi. Nếu không thì nên trì hoãn việc phạt cho đến khi tình huống hiện tại qua đi.

Điều 13.2 không áp dụng trong trường hợp vi phạm Điều 4.2-3 hoặc 4.5-6, khi trận đấu bị gián đoạn ngay lập tức, thông thường là do sự can thiệp của trọng tài bấm giờ.

13.3. Nếu một vi phạm thông thường dẫn đến ném phạt trực tiếp theo Điều 13.1a-b xảy ra khi bóng ngoài cuộc, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt phù hợp với lý do tạm dừng trận đấu.

13.4. Ngoài những tình huống đã được đưa ra trong Điều 13.1 a-b, ném phạt trực tiếp cũng được áp dụng dể tiếp tục trận đấu trong những tình huống cụ thể dẫn đến tạm dừng trận đấu (Ví dụ: khi bóng trong cuộc), thậm chí không có vi phạm nào xảy ra.

a) Nếu một đội đang có bóng tại thời điểm tạm dừng trận đấu thì đội đó sẽ tiếp tục khống chế bóng.

b) Nếu cả hai đội cùng không có bóng thì đội nào chạm bóng cuối cùng trước đó lại tiếp tục được khống chế bóng.

“Quy tắc lợi thế” theo điều 13.2 không áp dụng cho những tình huống trong điều 13.4.

13.5. Nếu có quyết định 1 quả phạt trực tiếp cho đội đang không có bóng thì khi trọng tài thổi còi, đấu thủ đang có bóng phải ngay lập tức thả hoặc đặt bóng xuống sàn tại điểm anh ta đang đứng (Điều 16.3).

Thực hiện ném phạt trực tiếp

13.6. Một quả ném phạt trực tiếp thông thường không cần có tín hiệu còi của trọng tài (Điều 15.3b) và về nguyên tắc thì nó được thực hiện tại điểm phạm lỗi ngoại trừ những trường hợp sau:

Trong những tình huống được mô tả ở Điều 13.4a-b, sau khi có tín hiệu còi của trọng tài, ném phạt trực tiếp được thực hiện tại điểm bóng dừng.

Nếu một trọng tài hoặc Giám sát kỹ thuật (IHF hoặc liên đoàn quốc gia, châu lục) cho tạm dừng trận đấu do phạm lỗi đối với đấu thủ hay lãnh đội của đội đang phòng thủ, dẫn đến nhắc nhở hoặc phạt cá nhân, ném phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại điểm bóng khi tạm dừng trận đấu nếu vị trí này có lợi hơn so với vị trí xảy ra điểm phạm lỗi.

Trường hợp ngoại lệ tương tự như trong đoạn trên, được áp dụng nếu trọng tài bấm giờ cho tạm dừng trận đấu do phạm lỗi thay người hoặc vào sân không hợp lệ theo Điều 4.2-3 hoăc 4.5-6.

Như đã nêu trong Điều 7.10, do lỗi chơi tiêu cực, trọng tài ra tín hiệu ném phạt trực tiếp tại điểm bóng dừng khi  dừng trận đấu.

Mặc dù các nguyên tắc cơ bản và thủ tục đã được nêu ở trên nhưng không bao giờ thực hiện ném phạt trực tiếp bên trong vùng cấm địa của đội ném hoặc trong vạch ném phạt trực tiếp của đối phương. Trong bất kỳ tình huống nào được nêu ra ở những đoạn trên xảy ra ở một trong những vùng này, vị trí ném phạt phải ngay lập tức được rời ra điểm gần nhất bên ngoài vùng cấm.

Chú ý: Nếu vị trí chính xác của ném phạt trực tiếp ở tại vạch ném phạt trực tiếp của đội đang phòng thủ thì ném phạt được thực hiện tại điểm xác định. Tuy nhiên, vị trí ném phạt trực tiếp của đội phòng thủ thì được phép thực hiện ném phạt ở vị trí gần hơn so với điểm xác định. Khoảng cách từ điểm thực hiện ném phạt và điểm xác định tăng dần lên 3 mét sẽ áp dụng cho những trường hợp ném phạt được thực hiện từ bên ngoài vùng cấm địa của đội thực hiện ném phạt.

Khoảng cách được giải thích ở trên không áp dụng với những lỗi vi phạm Điêù 13.5 nếu lỗi này bị xử phạt theo (giải thích luật 5.3a). Trong những trường hợp này, ném phạt luôn luôn được thực hiện tại những điểm ném phạt xác định là nơi phạm lỗi.

13.7. Các đấu thủ của đội được ném phạt trực tiếp không được chạm hoặc vượt quá vạch ném phạt trực tiếp (9m) khi quả ném phạt chưa được thực hiện xong.Xem thêm các hạn chế đặc biệt tại Điều 2.5.

Trọng tài phải điều chỉnh cho đúng vị trí của các đấu thủ đội phòng thủ giữa vạch ném phạt trực tiếp (9m) và đường cấm địa trước khi quả ném phạt được thực hiện, nếu việc đứng sai vị trí có ảnh hưởng tới diễn biến của trận đấu (Điều 15.3, 16.6). Quả ném phạt sẽ được thực hiện sau khi có tiếng còi của trọng tài (Điều 15.3b). Các qui định này cũng được áp dụng (Điều 15.7 đoạn 2) nếu các đấu thủ của đội tấn công thâm nhập vào khu vực cấm trong khi đang thực hiện quả ném phạt (trước khi bóng rời tay đấu thủ ném phạt), nếu việc thực hiện quả ném phạt đó sau khi có tín hiệu còi.

Trong trường hợp thực hiện quả ném phạt chỉ được, khi có tín hiệu còi, nếu các đấu thủ của đội tấn công cham hoặc vượt quá vạch ném phạt, thì quả ném phạt được vhỉ định cho đội phòng thủ (Điều 15.7, đoạn 3, 13.1a).

13.8.  Khi thực hiện ném phạt, đội đối phương phải duy trì khoảng cách đối với đấu thủ ném bóng ít nhất là 3 mét. Tuy nhiên, họ được đứng ngay bên ngoài mép vạch cấm địa nếu quả ném phạt được thực hiện ngay trên vạch ném phạt. Việc cản trở thực hiện quả ném phạt này sẽ bị xử phạt theo Điều 15.9, giaỉ thích luật 5.2b.

 

ĐIỀU 14. NÉM PHẠT ĐỀN 7M

Quyết định cho ném phạt đền 7 mét.

14.1. Được hưởng ném phạt 7 mét trong những trường hợp sau:

a) Đấu thủ hoăc lãnh đội của đội đối phương làm mất một cơ hội ghi bàn rõ ràng tại bất kỳ vị trí nào trên sân bằng một hành động phạm luật.

b) Có tín hiệu còi không đúng nổi lên vào thời điểm có cơ hội ghi bàn rõ ràng.

c) Cơ hội ghi bàn rõ ràng bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp (cản trở) của một người nào đó không tham gia thi đấu, ví như khán giả đột nhập tràn xuống sân hoặc dừng chặn các đấu thủ bằng một tín hiệu còi (ngoại trừ khi áp dụng giải thích 9.1). Tương tự, qui định này cũng áp dụng cho các trường hợp bất khả kháng như mất điện đột ngột, những trường hợp này sẽ dẫn tới dừng trận đấu ngay trước cơ hội ghi bàn rõ ràng.

Về định nghĩa “Cơ hội ghi bàn rõ ràng”  xem phần giải thích luật – 8.

14.2. Nếu đấu thủ đang tấn công vẫn khống chế được bóng sau phạm lỗi như trong Điều 14.1a thì không có lý do gì để phạt đền 7 mét, thậm chí nếu sau đó đấu thủ không tận dụng được cơ hội ghi bàn.

Bất cứ khi nào có khả năng dẫn đến quyết định  phạt đền 7 mét, trọng tài nên trì hoãn việc can thiệp cho đến khi họ chắc chắn rằng quyết định phạt đền 7 mét là đúng và cần thiết. Nếu đấu thủ tấn công tiếp tục ghi bàn mặc dù hậu vệ đối phương cản trở không đúng luật thì khi đó không có lý do gì để cho phạt đền 7 mét. Ngược lại, nếu điều đó rõ ràng khiến cho đấu thủ mất bóng hoặc không điều khiển được mình do bị phạm lỗi dẫn đến mất cơ hội ghi bàn thì sẽ cho ném phạt đền 7 mét ngay.

14.3. Khi cho ném phạt đền 7 mét, trọng tài phải cho tạm dừng trận đấu nhưng chỉ trong trường hợp cần thiết như: thay thủ môn hoặc đấu thủ ném phạt đền, quyết định tạm dừng trận đấu phải phù hợp với nguyên tắc và tiêu chí được nêu trong giải thích luật 2.

Thực hiện ném phạt 7 mét

14.4. Ném phạt đền 7 mét được thực hiện trong vòng 3 giây ngay sau khi trọng tài trên sân có tín hiệu còi (Điều 13.1a).

14.5. Đấu thủ thực hiện ném phạt đền 7 mét không được phép chạm hoặc vượt qua vạch ném phạt 7 mét trước khi bóng rời khỏi tay (Điều 13.1a, 15.7).

14.6. Đấu thủ ném bóng và đồng đội không được bắt lại bóng sau khi thực hiện ném phạt 7 mét nếu bóng chưa chạm vào đối phương hoặc khung thành (Điều 13.1a).

14.7. Khi thực hiện ném phạt đền 7 mét, đồng đội của đấu thủ ném bóng phải đứng ngoài vạch ném phạt trực tiếp cho đến khi bóng rời khỏi tay người ném (Điều 15.3, 15.6). Nếu không, đối phương sẽ được hưởng ném phạt trực tiếp (Điều 13.1a).

14.8. Khi thực hiện quả phạt đền 7 mét, các đấu thủ của đội bị phạt sẽ phải đứng ở bên ngoài vạch ném phạt trực tiếp  và cách vạch ném phạt 7 mét ít nhất là 3 mét cho đến khi bóng rời khỏi tay đấu thủ ném bóng. Nếu không, ném phạt đền 7 mét sẽ được thực hiện lại nếu chưa ghi được bàn thắng. Tuy nhiên không phạm lỗi cá nhân.

14.9. Ném phạt 7 mét sẽ được thực hiện lại nếu không ghi được bàn thắng trong trường hợp thủ môn vượt qua vạch giới hạn thủ môn – vạch 4 mét (Điều 1.7, 5:11) trước khi bóng rời khỏi tay đối thủ ném bóng. Tuy nhiên không phạm lỗi cá nhân của thủ môn.

14.10. Không được phép thay thủ môn khi người thực hiện ném phạt 7 mét đã sẵn sàng, đứng cầm bóng đúng vị trí. Bất kỳ sự cố gắng nào để thay người trong tình huống này đều bị phạt như lỗi hành vi phi thể thao. (Điều 8.4, 16.1d và 16.3c).

 

ĐIỀU 15. HƯỚNG DẪN CHUNG KHI THỰC HIỆN NÉM BÓNG

(GIAO BÓNG, NÉM BIÊN, PHÁT BÓNG, NÉM PHẠT TRỰC TIẾP VÀ NÉM PHẠT ĐỀN 7 MÉT)

15.1. Trước khi thực hiện quả ném, đấu thủ ném bóng phải ở đúng vị trí và bóng phải ở trong tay người ném (Điều 15.6).

Trong khi thực hiện quả ném, trừ trường hợp người ném bóng là thủ môn, người ném phải có một phần của một chân tiếp xúc trực tiếp với mặt sân cho đến khi bóng rời tay. Chân kia có thể nhấc lên xuống liên tục (Điều 7.6) người ném bóng phải duy trì tư thế đúng luật này cho đến khi thực hiện xong quả ném (Điều 15.7 đoạn 2-3).

15.2. Quả ném được coi là thực hiện xong khi bóng rời tay ngươì ném (Điều 12.2). Người ném không được chạm lại bóng cho đến khi bóng chạm một đấu thủ khác hoặc chạm khung thành (Điều 15.7-8) xem thêm các hạn chế khác đối với các tình huống thuộc Điều 14.6.

Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ bất kỳ đấu thủ nào ngoại trừ trường hợp quả phát bóng của thủ môn vào khung thành của chính đội mình.

Đồng đội của đấu thủ ném bóng

15.3. Các đấu thủ trong cùng 1 đội thì phải ở đúng vị trí theo yêu cầu của luật (Điều 15.6.). Các đấu thủ phải ở đúng vị trí của mình cho đến khi bóng rời tay người ném, ngoại trừ các quy định tại điều 10.3 đoạn 2. Các đấu thủ của cùng một đội không được chạm bóng hoặc chuyền cho nhau trước khi thực hiện quả ném phạt (Điều 15.7 đoạn 2-3).

Các đấu thủ của đội phòng thủ

15.4. Các đấu thủ của đội phòng thủ phải đứng đúng vị trí quy định trong thời gian thực hiện quả ném phạt và giữ nguyên vị trí đúng quy định đó cho đến khi bóng rời tay người ném (Điều 15.9).

Trong thời gian thực hiện các quả ném biên, giao bóng, ném phạt trực tiếp, các đấu thủ của đội phòng thủ có thể đứng ở các vị trí không đúng quy định và trọng tài không cần phải can thiệp nếu các đấu thủ tấn công không bị mất lợi thế trong quả ném đó. Nếu đội tấn công bị bất lợi thì các vị trí của đội phòng thủ phải được điều chỉnh lại.

Tín hiệu còi cho trận đấu tiếp tục

15.5. Trọng tài phải thổi còi để tiếp tục:

a) Luôn thổi còi trong trường hợp giao bóng (Điều 10.3) và ném phạt đền 7m (Điều 14.4)

b) Trong trường hợp ném biên, phát bóng và ném phạt trực tiếp:

–          Để tiếp tục trận đấu sau khi tạm dừng hội ý

–          Để tiếp tục trận đấu bằng ném phạt trực tiếp theo Điều 13.4

–          Khi có sự trì hoãn trong việc thực hiện các hành động trên sân

–          Sau khi chỉnh đúng vị trí của các đấu thủ

–          Sau khi nhắc nhở hoặc cảnh cáo

Trọng tài có thể đánh giá chính xác mục đích rõ ràng để thổi còi cho trận đấu tiếp tục trong từng cơ hội cụ thể.

Về nguyên tắc, trọng tài sẽ không đưa ra tín hiệu còi cho trận đấu tiếp tục nếu như những đòi hỏi về vị trí của đấu thủ yêu cầu được giải quyết theo như (Điều 15.1, 15.3, 15.4, tuy  nhiên xem điều 13.7 đoạn 2 và 15.4 đoạn 2). Nếu trọng tài thổi còi cho quả ném tiếp tục mặc dù có đấu thủ đứng không đúng vị trí nhưng không ảnh hưởng đến quả ném thì trận đấu vẫn được tiếp tục.

Sau tín hiệu còi, người ném bóng phải thực hiện trong vòng 3 giây (Điều 13.1a).

15.6. Nếu người ném bóng và các đồng đội có những vi phạm trước khi thực hiện quả ném phạt (thưòng là lội đứng sai vị trí hoặc chạm vào bóng) phải được điều chỉnh lại (tuy nhiên xem điều 13.7 đoạn 2).

15.7. Mức hình phạt đối với các vi phạm của người ném bóng và đồng đội của anh ta phụ thuộc vào tình huống đó diễn ra trước hay sau khi có tiếng còi của trọng tài cho tiếp tục trận đấu để thực hiện quả đó.

Về nguyên tắc, bất kỳ sự vi phạm diễn ra trong khi thực hiện ném phạt mà không có tín hiệu của trọng tài phải được điều chỉnh lại cho đúng. Tuy nhiên, lợi thế cũng được áp dụng (Điều 13.2) ví dụ nếu mà các đấu thủ của đội có bóng ngay lập tức mất quyền khống chế bóng khi vi phạm diễn ra và bóng thuộc khống chế của đội kia thì trận đấu vẫn được tiếp tục.

Về nguyên tắc, bất kỳ sự vi phạm diễn ra sau khi có tín hiệu còi của trọng tài đều phải bị xử lý.  Nó áp dụng trong trường hợp: Nếu người có bóng đang nhảy ném mà giữ bóng quá 3 giây hoặc di chuyển sai vị trí trước khi bóng rời tay anh ta. Điều này được áp dụng nếu đồng đội của người có bóng di chuyển sai vị trí thì trọngtài được phép thổi còi nhưng với điều kiện quả bóng đã rời khỏi tay người ném.

15.8. Về  nguyên tắc bất kỳ sự vi phạm nào diễn ra ảnh hưởng tới thực hiện quả ném đều phải xử phạt. Điều này tham khảo việc phạm lỗi của điều 15.2 đoạn 2. Ví dụ đấu thủ tấn công phạm lỗi 2 lần dẫn bóng trước khi chuyền bóng cho đấu thủ khác ghi bàn. Nó có thể bắt bóng không dính, bắt lại lần 2 trên không hay bắt bóng dưới mặt sân. Điều này sẽ phạt bằng quả ném phạt trực tiếp (Điều 13.1a) cho đội đối phương. Lợi thế cũng được áp dụng như ở điều 15.7 đoạn 3.

15.9. Ngoại trừ trường hợp đã chỉ ra theo điều 14.8, 14.9, 15.4 đoạn 2 và 15.5 đoạn 3 , các đấu thủ phòng thủ mà can thiệp vào việc thực hiện quả ném của đối phương. Ví dụ đứng không đúng vị trí phòng thủ khi ném phạt điều phải bị xử lí (trước khi bóng ròi tay người ném). Nó cũng được áp dụng trong trường hợp quả ném được thực hiện trước hay sau khi có tiếng còi của trọng tài (xem giả thích luật 5.2b cùng với điều 16.1c và 16.3c). Quả ném hỏng khi có sự can thiệp của đội phòng thủ phải được thực hiện lại.

ĐIỀU 16. CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT

Cảnh cáo

16.1. Cảnh cáo có thể được áp dụng trong những trường hợp sau:

a) Phạm lỗi và các vi phạm tương tự với đấu thủ đối phương (Điều 5.5 và 8.2) mà không thuộc lỗi bị hình phạt tăng dần ở Điều 8.3,

            Hình thức cảnh cáo sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau:

[external_link offset=2]

b) Phạm quá nhiều lỗi sẽ bị áp dụng hình phạt tăng dần (Điều 8.3);

c) Thái độ phi thể thao của đấu thủ và chỉ đạo viên (Điều 8.4, giải thích luật 5 phần 1-2).

Chú ý: Hình thức cảnh cáo đối với mỗi đấu thủ không quá một lần và mỗi đội không quá 3 lần.

Một đấu thủ đã bị phạt tạm đuổi 2 phút thì sau đó không cần thiết phải có 1 lần cảnh cáo.

Không có lần cảnh cáo thứ hai đối với mỗi chỉ đạo viên.

 

16.2. Trọng tài ra hiệu cảnh cáo với đấu thủ phạm lỗi hoặc chỉ đạo viên, và cho thư ký và trọng tài bấm giờ bằng cách giơ thẻ vàng (Hiệu tay số 13).

Tạm đuổi

16.3. Tạm đuổi (2 phút) sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau:

a) Phạm lỗi thay người hoặc vào sân không đúng luật (Điều 4.5-6);

b) Tái phạm những lỗi mà họ sẽ phải chịu hình phạt tăng dần (Điều 8.3);

c) Các đấu thủ ở trên sân hoặc bên ngoài sân tiếp tục có thái độ phi thể thao (Điều 8.4);

d) Chỉ đạo viên có thái độ phi thể thao lần thứ 2 sau khi đã bị cảnh cáo theo Điều 16.1c (Điều 8.4);

e) Không bỏ bóng xuống sân khi đã có quyết định của trọng tài cho đội đối phương của đội đang khống chế bóng được ném phạt trực tiếp (Điều 13.5) hoặc tái phạm lỗi khi đối phương đang thực hiện ném bóng (Điều 15:7);

f) Là kết quả của việc truất quyền thi đấu của đấu thủ và chỉ đạo viên trong suốt thời gian thi đấu (Điều 16:8, đoạn 2);

g) Đối với những thái độ phi thể thao của đấu thủ, trước khi trận đấu tiếp tục và sau khi bị tạm đuổi 2 phút.

Chú ý: Mặc dù đã được liệt kê ở các điểm b, c, d, việc tạm đuổi áp dụng trong những trường hợp tái phạm lỗi hoặc những hành vi phi thể thao, trọng tài có quyền quyết định rằng lỗi vi phạm này có thể tạm đuổi ngay lập tức, thậm chí nếu đấu thủ đó trước đó chưa bị cảnh cáo và đội đó chưa bị cảnh cáo đủ 3 lần. Tương tự như vậy, 1 chỉ đạo viên có thể bị tạm đuổi dù trong số họ chưa có ai bị cảnh cáo.

Khi áp dụng 2 phút tạm đuổi chỉ đạo viên theo Điều 16.3 d, chỉ đạo viên được phép đứmg ở khu vực thay người và thực hiện chức năng của mình; tuy nhiên, lực lượng trên sân của đội bị giảm đi trong 2 phút.

16.4. Sau khi cho tạm dừng trận đấu, trọng tài sẽ báo hiệu rõ ràng việc tạm đuổi đối với đấu thủ phạm lỗi và trọng tài bấm giờ, thư ký bằng cách giơ tay báo hiệu: 1 cánh tay giơ lên và 2 ngón tay xoè ra (Hiệu tay số 14).

16.5. Một lần tạm đuổi trong thời gian thi đấu là 2 phút, lần tạm đuổi thứ ba cho cùng một đấu thủ sẽ dẫn đến truất quyền thi đấu (Điều 16:6f).

Một đấu thủ bị tạm đuổi sẽ không được phép tham gia vào trận đấu trong thời gia đang bị phạt và đội đó cũng không được phép thay thế đấu thủ đó trên sân.

Thời gian tạm đuổi được tính từ thời điểm trọng tài thổi còi cho tiếp tục trận đấu.

Thời gian tạm đuổi được thực hiện kéo dài đến hiệp 2 nếu vẫn chưa hoàn thành khi kết thúc hiệp 1, áp dụng tương tự như vậy đối với thời gian thi đấu hiệp phụ.

Truất quyền thi đấu

16.6. Truất quyền thi đấu áp dụng trong những trường hợp sau:

a) Đối với chỉ đạo viên, lãnh đội có hành vi phi thể thao mà đã bị cả cảnh cáo lẫn đuổi 2 phút  (Điều 8:4, 16.1c, 16.3d);

b) Đối với những lỗi gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của đối phương (Điều 8.5);

c) Đối với các đấu thủ, chỉ đạo viên hoặc lãnh đội có hành vi phi thể thao nghiêm trọng ở trong hoặc ngoài sân (Điều 8, xem thêm phần giải thích số 6);

d) Đối với hành vi tấn công của các đấu thủ trước trận đấu hay trong khoảng thời gian ném phạt 7m luân lưu (Điều 2.2, 16.13)

e) Đối với hành vi tấn công của chỉ đạo viên, lãnh đội  (Điều 8.7);

f) Đối với 1 đấu thủ bị tạm đuổi lần thứ 3 (Điều 16.5);

16.7. Sau khi cho tạm dừng trận đấu, trọng tài sẽ báo hiệu rõ ràng việc truất quyền thi đấu đối với đấu thủ, chỉ đạo viên phạm lỗi cho trọng tài bấm giờ, thư ký bằng cách giơ thẻ đỏ. (Hiệu tay số 13).

16.8. Truất quyền thi đấu đối với 1 đấu thủ hoặc chỉ đạo viên được thi hành trong toàn bộ thời gian còn lại của trận đấu. Đấu thủ và chỉ đạo viên đó phải rời sân vào khu vực thay người ngay lập tức. Sau khi rời sân, đấu thủ và chỉ đạo viên đó không được phép liên lạc với đội mình dưới bất cứ hình thức nào.

Truất quyền thi đấu 1 đấu thủ hay chỉ đạo viên trên sân hoặc ngoài sân trong thời gian thi đấu luôn luôn đi kèm với phạt tạm đuổi 2 phút đội. Điều này có nghĩa rằng, lực lượng của đội sẽ giảm đi 1 người (Điều 16.3f). Tuy nhiên, việc giảm số người trên sân kéo dài trong 4 phút nếu một đấu thủ bị truất quyền thi đấu trong những trường hợp được nêu tại Điều 16.12 b-d.

Truất quyền thi đấu giảm số lượng đấu thủ, chỉ đạo viên của đội (trừ trường hợp quy định trong Điều 16:14b). Tuy nhiên, đội đó được phép tăng số lượng đấu thủ trên sân sau 2 phút tạm đuổi.

Theo luật, truất quyền thi đấu chỉ áp dụng đối với thời gian còn lại của trận đấu. Đó là quyết định của trọng tài dựa trên sự quan sát thực tế. Truất quyền thi đấu sẽ không gây ảnh hưởng xa hơn bên ngoài trận đấu trừ trường hợp truất quyền thi đấu do phạm lỗi hành hung (Điều 16.6d-e) hoặc những hành vi phi thể thao nghiêm trọng của các đấu thủ hoặc chỉ đạo viên (Điều 16.6d) theo mục a hoặc f ở phần giải thích luật – 6. Việc truất quyền thi đấu đối với những hành vi này sẽ được giải thích rõ trong báo cáo sau trận đấu (Điều 17:10).

Đuổi hẳn

16.9. Đuổi hẳn được áp dụng trong những trường hợp sau:

Khi đấu thủ có hành vi ẩu đả, hành hung (như xác định ở Điều 8:7) trong suốt thời gian diễn ra trận đấu (Điều 16:13 đoạn 1 và Điều 2:6) trong hoặc ngoài sân.

16.10. Sau thời gian tạm dừng trận đấu, trọng tài sẽ báo hiệu chỉ rõ đuổi hẳn đấu thủ phạm lỗi cho trọng tài bấm giờ, thư ký thông qua ký hiệu bằng tay, trọng tài giơ hai cánh tay chéo nhau ngang đầu (Hiệu tay số 15).

16.11. Đuổi hẳn được áp dụng trong suốt thời gian còn lại của trận đấu và đội đó phải thi đấu thiếu một người ở trên sân  Nếu đấu thủ bị đuổi hẳn đã bị tạm đuổi 2 phút hay là nguyên nhân dẫn đến mất người trong 2 phút của đội thì bị gộp lỗi cùng lỗi đuổi luôn. Điều này có nghĩa là những lỗi trước sẽ dẫn đến lỗi đuổi luôn của đấu thủ đó.

Đấu thủ bị đuổi phải ngay lập tức rời sân và khu vực thay người. Sau khi rời sân, đấu thủ đó không được phép liên lạc với đồng đội của mình dưới bất kỳ hình thức nào.

Đuổi hẳn phải được các trọng tài giải thích trong báo cáo trận đấu gửi tới các cơ quan hữu quan.

Vi phạm nhiều lần trong một tình huống

16.12. Nếu một đấu thủ hay chỉ đạo viên phạm nhiều lỗi cùng một lúc, thì trước khi trận đấu tiếp tục những lỗi này sẽ phải chịu những hình thức xử phạt khác nhau. Theo luật, chỉ áp dụng hình phạt cao nhất. Điều này luôn luôn được áp dụng khi một trong những lỗi vi phạm là hành vi ẩu đả, tấn công, hành hung người khác.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ sau. Trường hợp này một đội phải chơi thiếu người trong 4 phút.

a) Nếu một đấu thủ bị tạm đuổi 2 phút mà phạm lỗi có thái độ phi thể thao trước khi tiếp tục trận đấu thì đấu thủ đó tiếp tục bị thêm 2 phút tạm đuổi (Điều 16.3g); (Nếu bị tạm đuổi đến lần thứ 3 thì bị truất quyền thi đấu).

b) Nếu một đấu thủ vừa bị truất quyền thi đấu (trực tiếp hoặc do bị tạm đuổi lần thứ 3) có hành vi phi thể thao trước khi trận đấu được tiếp tục thì đội đó sẽ phải chịu hình phạt cao hơn là chơi thiếu 1 người trong 4 phút (Điều 16.8 đoạn 2).

c) Nếu một đấu thủ bị tạm đuổi 2 phút do có hành vi phi thể thao nghiêm trọng trước khi trận đấu tiếp tục, sau đó đấu thủ đó lại bị truất quyền thi đấu (Điều 16.6c); kết hợp hình phạt này dẫn đến việc giảm số ngưòi trên sân của đội trong 4 phút (Điều 16:8, đoạn 2).

d) Nếu một đấu thủ bị truất quyền thi đấu (trực tiếp hoặc bị tạm đuổi lần thứ 3) lại phạm lỗi có hành vi phi thể thao nghiêm trọng trước khi trận đấu tiếp tục thì đội đó sẽ phải chịu hình phạt cao hơn là chơi thiếu 1 người trong 4 phút (Điều 16.8 đoạn 2).

16.13. Những tình huống mô tả trong Điều 16.1, 3, 6 và 9 nhìn chung là bao gồm những lỗi xảy ra trong thời gian thi đấu. Mục đích của các luật này áp dụng “trong thời gian thi đấu” bao gồm thời gian thi đấu hiệp phụ và thời gian tạm dừng trận đấu nhưng không bao gồm thời nghỉ giữa hiệp (Điều 16.6) và trong cả thời gian thi đấu luân lưu 7m.

Trong thời gian ném luân lưu 7m,  trọng tài có thể thổi phạt hành vi phi thể thao lặp đi lặp lại nhiều lần của 1 đấu thủ nào đó và sẽ dẫn đến truất quyền thi đấu của đấu thủ đó (Điều 2.2)

Phạm lỗi ngoài thời gian thi đấu

16.14. Hành vi phi thể thao, hành vi phi thể thao nghiêm trọng hoặc tấn công, ẩu đả, hành hung đấu thủ khác hoặc các chỉ đạo viên xảy ra tại nơi thi đấu nhưng bên ngoài thời gian thi đấu sẽ bị xử phạt như sau:

Trước trận đấu:

a) Cảnh cáo những trường hợp có thái độ phi thể thao (Điều 16:1c);

b) Truất quyền thi đấu đối với các đấu thủ có hành vi phi thể thao nghiêm trọng hoặc tấn công, ẩu đả, hành hung người khác nhưng đội đó vẫn được phép bắt đầu trận đấu với 12 đấu thủ và 4 chỉ đạo viên (Điều 16.8 đoạn 2)

Sau trận đấu:

c) Lập biên bản báo cáo với Ban tổ chức.

 

ĐIỀU 17. TRỌNG TÀI

17.1. Hai trọng tài có thẩm quyền ngang nhau sẽ chịu trách nhiệm trong mỗi trận đấu. Họ sẽ được trọng tài bấm giờ và thư ký hỗ trợ.

17.2. Các trọng tài kiểm soát hành vi của tất cả các đấu thủ, lãnh đội, huấn luyện viên từ khi họ đến nơi thi đấu đến khi họ rời sân.

17.3. Các trọng tài có trách  nhiệm kiểm tra sân bãi, khung thành, bóng trước khi cho bắt đầu trận đấu, sau đó trọng tài sẽ quyết định bóng sử dụng (Điều 1 và 3.1).

Các trọng tài phải xác minh sự hiện diện của 2 đội xem có mặc đúng trang phục thi đấu không. Họ kiểm tra biên bản thi đấu và trang phục của đấu thủ. Họ đảm bảo số lượng đấu thủ và chỉ đạo viên tại khu vực thay người trong phạm vi giới hạn, và họ cũng xác định sự hiện diện của lãnh đội. Khi có bất cứ sự sai sót nào thì đều phải điều chỉnh lại (Điều 4.1-2 và 4.7-9).

17.4. Một trọng tài sẽ tiến hành việc bắt thăm đồng xu có sự hiện diện của trọng tài kia và đội trưởng hoặc huấn luyện viên hay đấu thủ của 2 đội .

17.5. Về nguyên tắc, 2 trọng tài cố định điều khiển toàn bộ trận đấu.

Các trọng tài có trách nhiệm đảm bảo rằng trận đấu được diễn ra theo đúng luật và họ phải tiến hành xử phạt tất cả các lỗi vi phạm (Điều 13.2 và 14.2).

Nếu 1 trong 2 trọng tài không thể điều khiển đến cuối trận đấu, trọng tài kia phải tiếp tụ trận đấu một mình (Đối với các giải IHF và Châu lục, tình huống này sẽ được giải quyết theo luật định của giải)

17.6. Nếu cả hai trọng tài cùng thổi còi 1 lỗi vi phạm và cùng thống nhất đội bị phạt nhưng lại có ý kiến khác nhau về mức độ xử phạt thì sẽ áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn.

17.7.  Nếu cả 2 trọng tài cùng thổi còi 1 lỗi vi phạm, hoặc bóng đã rời sân nhưng 2 trọng tài lại có quan điểm khác nhau khi quyết định cho đội nào quyền có bóng thì sẽ hội ý quyết định hình thức phạt. Nếu họ không đạt được sự thống nhất thì sẽ theo quyết định của trọng tài giữa sân.

Thời gian tạm dừng trận đấu là bắt buộc. Sau khi hội ý, các trọng tài sẽ giơ tay ra hiệu rõ ràng và trận đấu sẽ lại được tiếp tục sau hiệu lệnh còi (Điều 2.8d, 15.3).

17.8. Các trọng tài đều phải có trách nhiệm lưu kết quả và ghi lại các lần cảnh cáo, tạm đuổi, truất quyền thi đấu và đuổi hẳn.

17.9. Cả hai trọng tài đều phải có trách nhiệm điều hành và kiểm tra thời gian thi đấu. Trường hợp có nghi ngờ trong việc bấm giờ thì các trọng tài phải đi tới quyết định thống nhất (Điều 2.3).

17.10. Các trọng tài phải có trách nhiệm đảm bảo rằng sau trận đấu, biên bản thi đấu được điền đầy đủ và chính xác.

Đuổi hẳn (Điều 16.11) và truất quyền thi đấu được nêu trong Điều 16.8, đoạn 4 phải được giải thích rõ trong báo cáo trận đấu.

17.11. Những quyết định của trọng tài dựa trên sự quan sát thực tế và những đánh giá của họ là kết quả cuối cùng.

Hai đội có thể khiếu nại khi trọng tài đưa ra những quyết định không đúng luật.

Chỉ có lãnh đội mới được quyền khiếu nại với trọng tài.

17.12. Trọng tài có quyền tạm dừng hay dừng hẳn trận đấu.

Các trọng tài phải cố gắng, nỗ lực để tiếp tục trận đấu trước khi đưa ra quyết định dừng hẳn trận đấu.

17.13. Các trọng tài nên ưu tiên mặc trang phục đen.

 

ĐIỀU 18. TRỌNG TÀI BẤM GIỜ VÀ THƯ  KÝ.

18.1. Theo luật, trọng tài bấm giờ có trách nhiệm chính đối với thời gian thi đấu, thời gian tạm dừng và thời gian tạm đuổi.

Tương tự, thư ký có trách nhiệm chính đối với bản danh sách các đội, biên bản thi đấu, kiểm soát việc vào sân của các đấu thủ sau khi đã bắt đầu trận đấu và việc vào sân của đấu thủ không được quyền tham gia.

Những nhiệm vụ khác như kiểm soát số lượng đấu thủ và chỉ đạo viên tại khu vực thay người, việc vào, ra của các đấu thủ thay thế được coi là nhiệm vụ chung của cả thư ký và trọng tài bấm giờ.

Nhìn chung, chỉ có trọng tài bấm giờ (những người có trách nhiệm của Liên đoàn) mới có quyền tạm dừng trận đấu khi cần thiết.

Xem phần giải thích luật – 9 về các thủ tục can thiệp vào trận đấu của trọng tài bấm giờ/ thư ký khi thực hiện trách nhiệm nêu trên của mình.

18.2. Nếu không có bảng điểm điện tử thì trọng tài bấm giờ phải thông báo cho lãnh đội của 2 đội thời gian thi đấu, thời gian còn lại và đặc biệt là thời gian tạm dừng trận  đấu.

Nếu không có bảng điểm điện tử với chế độ báo hiệu tự động thì trọng tài bấm giờ phải có trách nhiệm báo hiệu khi kết thúc mỗi hiệp và kết thúc trận đấu (Điều 2.3).

Nếu bảng điểm điện tử không báo thời gian tạm đuổi (ít nhất là 3 lần cho mỗi đội trong các trận đấu của IHF) thì trọng tài bấm giờ phải giơ bảng lên bàn của mình báo kết thúc thời gian tạm đuổi cùng với số áo của đấu thủ đó.

Hiệu tay của IHF

Khi  cho thực hiện ném phạt trực tiếp hoặc ném biên, các trọng tài phải ngay lập tức ra ký hiệu hướng ném (ký hiệu 7 hoặc 9).

Sau đó trọng tài phải đưa ra ký hiệu tay cho phù hợp với lỗi vừa xảy ra (ký hiệu 13 -15).

Sẽ rất có ích nếu trọng tài giải thích lý do đưa ra quyết định phạt trực tiếp hoặc 7 mét, nên áp dụng ký hiệu 1 – 6 và 11. (Tuy nhiên, ký hiệu 11 nên đưa ra trong  những tình huống mà quyết định phạt trực tiếp cho thái độ thi đấu tiêu cực không được báo trước ở ký hiệu số 18).

Ký hiệu số 12, 16, 17 là bắt buộc trong những tình huống được áp dụng.

Ký hiệu 8, 10, 18 được sử dụng khi trọng tài cho là cần thiết.

Danh mục các ký  hiệu tay:

1. Bóng thuộc vùng cấm địa.

2. Hai lần dẫn bóng.

3. Quá nhiều bước, hoặc giữ bóng quá 3 giây.

4. Cản trở, giữ hoặc đẩy.

5. Đánh tay.

6. Lỗi tấn công

7. Ném biên .

8. Phát bóng của thủ môn .

9. Ném phạt trực tiếp – hướng ném.

10. Giữ khoảng cách  3 mét.

 11. Thi đấu tiêu cực.

12. Ghi bàn .

13. Cảnh cáo (thẻ vàng), truất quyền thi đấu (thẻ đỏ).

 14. Tạm đuổi (2 phút).

 15. Đuổi hẳn.

 16. Tạm dừng.

 17. Cho phép 2 người (đã được đăng ký tham gia) vào sân trong thời gian tạm dừng.

 18. Dấu hiệu cảnh cáo trước đối với thái độ thi đấu tiêu cực.

 

 

Phần II

GIẢI THÍCH LUẬT

1. Thực hiện ném phạt trực tiếp sau khi có tín hiệu kết thúc (Điều 2.4 – 6).

Trong nhiều trường hợp, đội có cơ hội thực hiện ném phạt trực tiếp sau khi thời gian thi đấu đã chấm dứt thường không quan tâm đến việc cố gắng ghi bàn do kết quả chung cuộc thường đã rõ ràng hoặc do vị trí ném phạt trực tiếp quá xa khung thành của đối phương. Mặc dù theo luật định, ném phạt phải được thực hiện, các trọng tài cũng cần  đánh giá và xem xét khả năng thực hiện ném phạt, nếu một đấu thủ đã đứng đúng vị trí, người đó chỉ cần để bóng rơi xuống hoặc chuyển bóng cho trọng tài.

Trong những trường hợp trên, nếu các đội muốn ghi bàn, trọng tài phải nhận thấy sự công bằng giữa việc đưa ra cơ hội này (thậm chí đó là một cơ hội rất nhỏ) và đảm bảo rằng tình huống đó không bị làm mất đi ý nghĩa chính đáng của nó mà chỉ là chơi cho xong. Điều này có nghĩa rằng, các trọng tài nên  yêu  cầu các đấu thủ của cả hai đội nhanh chóng vào vị trí của mình để thực hiện quả phạt trực tiếp không trì hoãn. Những hạn chế trong Điều 2.5 đề cập tới vị trí cầu thủ và sự thay thế phải bị bắt buộc ( Điều 4.5 và 13.7).

Các trọng tài cũng phải cảnh giác với những lỗi vi phạm của cả 2 đội. Sự cố tình lạm quyền của các hậu vệ cũng phải bị phạt ( Điều 15.4, 15.9, 16.1c, 16.3c).

Hơn  nữa, những đấu thủ tấn công cũng hay phạm luật khi thực hiện ném bóng. Ví dụ: Một hay nhiều đấu thủ vượt qua vạch ném phạt trực tiếp sau khi có tín hiệu còi nhưng trước khi ném phạt (Điều 13.7, đoạn 3), hoặc đấu thủ ném bóng di chuyển hoặc nhảy lên trong khi ném bóng (Điều 15.1, 15.3). Điều rất quan trọng là không cho phép các đấu thủ ghi bàn bất hợp pháp.

2. Tạm dừng (Điều 2.8)

Ngoài những tình huống đã được nêu trong Điều 2.8 về thời gian tam dừng là bắt buộc, các trọng tài cũng nên đưa ra những phán quyết khi cần tạm dừng trận đấu trong những tình huống khác. Ở một số tình huống điển hình thì thời gian tạm dừng là không bắt buộc trừ những  trường hợp  sau:

a) Khi có ảnh hưởng từ  ngoại cảnh. Ví dụ: sân cần được lau;

b) Một đấu thủ bị thương;

c) Một đội đang cố kéo dài thời gian. Ví dụ: Khi một đội cố tình trì hoãn thực hiện ném phạt hoặc khi đấu thủ ném bóng ra xa hoặc không ném bóng đi.

d) Nếu bóng chạm vào trần nhà hoặc đồ vật trên sân (điều 11.1), và bóng bị chệch hướng bay ra xa vị trí ném quả phạt trực tiếp, gây ra trì hoãn thời gian.

Khi quyết định thấy việc cần thiết tạm dừng trận đấu trong các tình huống khác, trước hết trọng tài cần xem xét việc tạm dừng trận đấu có gây lợi cho một trong hai đội hay không. Ví dụ: một đội đang dẫn điểm rõ ràng ở cuối trận đấu thì không cần thiết cho tam dừng trận đấu để lau sân. Tương tự như vậy, nếu một đội ở thế bất lợi khi hết thời gian tạm dừng sẽ cố tình gây ra trì hoãn, kéo dài thời gian nên lúc đó, không có lý do gì cho tạm dừng trận đấu.

Một nhân tố quan trọng khác xảy ra trong thời gian gián đoạn, khoảng thời gian bị gián đoạn do chấn thương gây ra là không thể dự tính được nên tốt nhất lúc đó  cho tạm dừng trận đấu. Ngược lại, trọng tài cũng không nên nhanh chóng ra hiệu lệnh tạm dừng trận đấu khi bóng vừa ra khỏi sân. Trong những trường hợp như vậy, bóng thường được nhặt lại và nhanh chóng đưa vào cuộc. Nếu không, trọng tài nên chú ý để lấy bóng dự bị vào thi đấu ngay lập tức (Điều 3.4), như vậy sẽ tránh được việc tạm dừng trận đấu không cần thiết.Cho tạm dừng trận đấu khi thực hiện quả ném phạt 7m đã được huỷ bỏ. Nhưng cũng có thể cho tạm dừng trận đấu nếu  thấy cần thiết trong trường hợp đưa ra hình thức xử phạt, trong trường hợp cần thảo luận về điều luật. Điều này cũng liên quan tới tình huống một đội nào đó trì hoãn thi hành việc xử phạt.Ví dụ như thay thế thủ môn hay người ném.

3. Hội ý của đội ( Điều2.10)

Ở mỗi hiệp thi đấu chính, mỗi đội được quyền hội ý một lần trong thời gian 1 phút.Không có hội ý ở hai hiệp phụ.

Một đội muốn hội ý phải đặt thẻ xanh lên bàn của trọng tài bấm giờ. (Thẻ xanh phải có kích thước 15x20cm và phải có chữ T lớn ở mỗi mặt).

Một đội được phép xin hội ý khi đội đó đang khống chế bóng (kể cả khi bóng đang trong cuộc hay trận đấu đang bị gián đoạn). Miễn là đội đó không mất quyền khống chế bóng trước khi trọng tài bấm giờ thổi còi (trong trường hợp đội đó mất quyền khống chế bóng thì trọng tài sẽ trả lại thẻ xanh) thì sẽ được phép hội ý ngay lập tức.

Sau đó, trọng tài bấm giờ tạm dừng trận đấu ( Điều 9.2) bằng cách thổi còi và ra tín hiệu tay (số 16), tay chỉ thẳng về phía đội xin hội ý. (Nếu cần, do tiếng ồn lớn, trọng tài sẽ đứng lên khi làm các động tác trên). Thẻ xanh được đặt ở trên bàn, về phía đội xin hội ý cho đến khi kết thúc thời gian hội ý.

Trong thời gian hội ý, các đấu thủ và chỉ đạo viên đứng tại khu vực thay người của đội mình hoăc trên sân hoặc trong khu vực thay người. Các trọng tài chính đứng  ở giữa sân, một người có thể đi về bàn trọng tài bấm giờ để hội ý ngắn.

Phạm lỗi trong thời gian hội ý sẽ chịu hình thức xử phạt như trong thời gian thi đấu. Tuy nhiên điều này không tính đến việc các đấu thủ đứng trong hay ngoài sân, theo điều 8.4 và 16.3c, thái độ phi thể thao có thể dẫn đến hình phạt tạm đuổi 2 phút.

Sau  50 giây, trọng tài bấm giờ ra tín hiệu âm thanh báo hiệu trận đấu sẽ tiếp tục trong 10 giây nữa.

Các đội có nhiệm vụ trở lại đúng vị trí khi kết thúc thờì gian hội ý. Trận đấu tiếp tục với quả giao bóng hoặc phát bóng tíếp theo tình huống trước thời gian hội ý và tại vị trí của bóng khi tạm dừng thi đấu.

Khi trọng tài chính thổi còi, trọng tài bấm giờ bấm đồng hồ.

4. Thi đấu tiêu cực ( Điều7.11-12)

Hướng dẫn chung

Áp dụng những điều luật có liên quan đến thái độ tiêu cực với mục đích ngăn chặn thái độ thi đấu không nhiệt tình và cố tình trì hoãn thời gian thi đấu. Điều này đòi hỏi các trọng tài phải quan sát trận đấu, nhìn nhận và đánh giá thái độ thi đấu tiêu cực và có thái độ, hình thức xử phạt nghiêm khắc, cương quyết.

Lỗi thi dấu tiêu cực có thể nảy sinh trong những tình huống tấn công. Ví dụ như khi bóng được đưa xuống cuối sân, khi chuẩn bị và trong khi kết thúc tấn công.

Hình thức thi đấu tiêu cực thường xuyên được áp dụng trong những tình huống sau:

– Đội đang dẫn điểm (dẫn ít điểm) cố gắng kéo dài thời gian để kết thúc trận đấu.

– Đội đang có đấu thủ bị tạm đuổi.

– Khi phòng thủ của đối phương mạnh hơn.

Trọng tài dùng những tín hiệu cảnh cáo sau:

4.1. Khi việc thay người được tiến hành chậm hoặc khi bóng di chuyển chậm chạp trên sân

Cụ thể:

– Các đấu thủ đứng vòng quanh khu vực giữa sân chờ thay người xong.

– Một đấu thủ trì hoãn việc thực hiện quả ném phạt trực tiếp (đi vòng quanh bóng hay giả vờ không biết vị trí thực hiện quả ném phạt trực tiếp), trì hoãn việc thực hiện quả giao bóng (chậm trễ đưa bóng vào cuộc, không đưa bóng lên khu vực giữa sân, hay cầm bóng đi rất chậm lên khu vực giữa sân), trì hoãn việc thực hiện quả phát bóng của thủ môn hay trì hoãn việc thực hiện quả ném biên, sau khi đội mình đã bị nhắc nhở trước đó vì những hành vi nêu trên.

– 1 đấu thủ cứ đứng đập bóng liên tục

– Bóng liên tục được ném trở lại phần sân của đội đang khống chế bóng ngay cả khi đối phương không tạo ra áp lực cản trở gì.

– Trì hoãn thực hiện quả giao bóng hoặc những ném bóng khác.

4.2. Liên quan đến việc thay người chậm sau khi đã tổ chức tấn công

Cụ thể:

– Tất cả các đấu thủ đã vào vị trí tấn công của mình.

– Đội đó bắt đầu chuyền bóng tổ chức tấn công

– Mãi đến giai đoạn này mới thay người.

Chú ý: Một đội đang cố gắng phản công nhanh từ phần sân của mình nhưng không có cơ hội ghi được bàn thắng sau khi đã sang phần sân của đối phương phải được phép thay người nhanh ở giai đoạn này.

4.3. Thời gian tổ chức tấn công kéo dài quá mức

Theo luật, một đội được phép tổ chức tấn công trước khi bắt đầu thực hiện mục tiêu tấn công.

Cụ thể:

– Sự tấn công của đội không dẫn đến hành động tấn công đúng mục tiêu (Chú ý: hành động tấn công có mục tiêu tồn tại khi đội tấn công sử dụng chiến thuật để giành lợi thế vượt qua hậu vệ đối phương hoặc tăng tốc hơn giai đoạn chuẩn bị tổ chức tấn công);

– Các đấu thủ liên tục nhận bóng trong khi đứng yên tại chỗ hoặc di chuyển ra xa khung thành;

– Đập bóng liên tục trong khi đang đứng.

– Khi đối mặt với đối phương, đấu thủ tấn công vội vàng quay đi, chờ đợi trọng tài tạm dừng trận đấu, hoặc không giành lợi thế vượt qua hậu vệ đối phương.

– Những hành động phòng thủ tích cực, phương pháp phòng ngự tích cực là ngăn cản tiền đạo đối phương tăng tốc bởi vì hậu vệ đã cản trở sự chuyển động của bóng.

– Đội tấn công không tăng tốc rõ ràng khi chuyển từ giai đoạn tổ chức sang giai đoạn kết thúc tấn công.

4.4. Sau khi đưa ra tín hiệu cảnh cáo

Sau khi đưa ra tín hiệu cảnh cáo, các trọng tài nên cho phép tổ chức tấn công trong ít nhất 5 giây (Trọng tài cần chú ý rằng những đấu thủ đội trẻ và các đội bóng ở trình độ thấp hơn thì cần nhiều thời gian hơn). Nếu sau khi tổ chức tấn công mà không tăng tốc rõ ràng thì trọng tài phải kết luận rằng đội đang khống chế bóng đã phạm lỗi thi đấu tiêu cực.

Chú ý: Trọng tài phải cẩn thận để không cản trở đội tấn công khi họ đang cố gắng sút hoặc đang thực sự cố gắng di chuyển về phía khung thành của đối phương.

Ra dấu hiệu cảnh cáo như thế nào?

 Nếu một trọng tài (trọng tài sân hay trọng tài biên) nhận ra rõ ràng thái độ thi đấu tiêu cực thì sẽ giơ tay lên (Hiệu tay số 18) giữ như vậy cho đến khi trận đấu tạm dừng để chỉ ra rằng đội đang khống chế bóng không cố gắng thực hiện cơ hội ghi bàn. Trọng tài kia cũng nên ra dấu hiệu cảnh cáo. (Trọng tài nên ra dấu hiệu bằng cánh tay gần hàng ghế của đội đó nhất)

Điều đó chỉ ra sự đánh giá rằng đội đang khống chế bóng không muốn tạo ra cơ hội ghi bàn hay cố tình lặp lại trì hoãn một đợt tấn công mới. Tín hiệu tay được duy trì đến khi tình huống tấn công đã trôi qua hay tín hiệu cảnh báo không còn hiệu lực nữa.

Nếu một đội đang có bóng không thể hiện được nỗ lực vào vị trí thuận lợi để đưa bóng vào lưới thì một trọng tài phải thổi còi báo hiệu thái độ thi đấu tiêu cực và cho đội đối phương hưởng ném phạt trực tiếp.

Trong pha tấn công mà được bắt đầu khi một đội giành được quyền  khống chế bóng  thì được coi như là tình huống trước đó đã được bỏ qua khi đội đó ghi bàn hay mất bóng. Tín hiệu cảnh cáo thông thường được áp dụng cho toàn bộ một tình huống tấn công. Tuy nhiên trong diễn biến của pha tấn công sẽ không có hai tình huống bị đánh giá là thi đấu tiêu cực và tín hiệu cảnh báo phải được dừng ngay lập tức: thứ nhất là đội có bóng ném bóng cầu môn, bóng đạp người thủ môn hay khung thành và đội vừa tấn công lại khống chế được bóng (bắt lại được bóng hay được hưởng quả ném biên) , Thứ hai một cầu thủ hay chỉ đạo viên của đội phòng thủ phạm luật hay có hành vi phi thể thao sẽ bị xử phạt theo hình thức tăng dần ( Điều 16). Trong cả hai trường hợp trên đội có bóng cũng được thực hiện một pha tấn công mới.

5. Thái độ phi thể thao (8.4, 16.3e)

Với mục đích phạt theo các qui định của Điều 16, hành vi phi thể thao áp dụng theo 1 trong 3 nhóm sau:

5.1. Lỗi lặp lại (16.1c). Khi đấu thủ phòng thủ ở trong khu vực cấm địa với tư thế phòng thủ cơ bản (ví dụ không phải hành động phản xạ bất ngờ trong 1 tình huống bị cô lập khi trước mặt hậu vệ là đối phương ở tư thế tấn công).

5.2. Lỗi phạt lần đầu tiên (16.1c):

a) Chửi bới đối phương hoặc đồng đội bằng những từ hoặc những hành động khiêu khích, ví dụ: la hét đối phương chuẩn bị thực hiện ném phạt trực tiếp.

b) Làm chậm tình huống ném thông thường cho đối phương, thường là không tuân thủ khoảng cách 3 m hoặc khi thủ môn không trả bóng cho đối phương ném phạt đền ( Điều 14.8, 14.9, 15.4 đoạn 2 và 15.5 đoạn 3).

c) Làm động tác giả cố gắng làm trọng tài hiểu lầm hành động của đối phương.

d) Cố tình dùng bàn chân hay cẳng chân đẻ chặn quả ném hay chuyền bóng; (phản xạ tự nhiên theo bản năng như khép 2 chân lại khi bóng gần đến; 2 chân chuyển động thường để chặn bóng trong khi toàn bộ cơ thể đổ về phía trước hướng về đối phương đều không bị phạt); xem Điều 7.8.

5.3 Lỗi đặc biệt phạt tạm đuổi 2 phút (16.3e)

a) Khi có tiếng còi của trọng tài phạt đội đang có bóng mà đấu thủ cầm bóng không đặt bóng ngay xuống mặt sân, tương tự nếu bóng đã ở trên sàn mà đấu thủ đẩy bóng đi;

b) Đấu thủ hay quan chức trong đội trong khu vực dự bị làm gián đoạn trận đấu ví dụ làm gián đoạn khi bước vào sân từ đường biên hay không trả bóng khi bóng bay vào khu vực dự bị.

6. Những hành động  phi thể thao nghiêm trọng (Điều 8.6, 16.6d)

Dưới đây là những ví dụ về các hành động có thể dẫn đến phạt đuổi luôn theo Điều 16.6c. Tương tự, có những hành động mà trọng tài có thể xem xét để đưa vào mục này:

a) Hành vi lăng mạ ( thông qua lời nói, thái độ khuôn mặt, cử chỉ hoặc va chạm thân thể) trực tiếp vào người khác ( trọng tài, trọng tài bấm giờ, trọng tài ghi điểm, quan chức, đấu thủ, khán giả, …);

b) Ném bóng hay đá bóng đi một cách bực bội sau quyết định của trọng tài;

c) Khi thủ môn thể hiện thái độ tiêu cực cố tình không ngăn chặn quả ném phạt đền;

d) Có hành vi trả thù sau khi phạm lỗi (đánh trả theo phản xạ);

e) Cố ý ném bóng vào đối phương khi trận đấu tạm dừng (nếu lực mạnh và khoảng cách gần thì có thể coi như hành vi hành hung đối phương);

f) Đấu thủ hay lãnh đội cố tình vào sân làm mất cơ hội ghi bàn rõ ràng của đội đối phương (Điều 4.2, 4.3, 4.6);

g) Nếu trong phút cuối cùng của trận đấu, đấu thủ sử dụng các biện pháp được nhìn thấy như là ngã theo Điều 8.5 hay 8.6, để ngăn chặn đối phương có thời gian ghi bàn quyết định (trận đấu thắng hay hoà, sự cách biệt về bàn thắng) hay có được vị trí thuận lợi để có thể hưởng quả ném phạt 7m.

7. Giao bóng ( Điều 10.3)

Hướng dẫn này giải thích điều 10.3, các trọng tài cần luôn tâm niệm mục đích của việc động viên các đội thực hiện nhanh quả giao bóng. Điều này có nghĩa rằng các trọng tài nên tránh việc quá nguyên tắc và không nên quá cứng nhắc tạm dừng trận đấu, phạt đội đang cố gắng ném bóng nhanh.

Ví dụ, các trọng tài phải tránh việc ghi chép hoặc làm những việc khác quá lâu làm ảnh hưởng tới việc kiểm tra xem các đội đã vào vị trí đúng hay chưa. Trọng tài trên sân nên sẵn sàng thổi còi ngay khi các đội đã vào vị trí đúng trong trường hợp không cần phải chỉnh lại nhiều nữa. Các trọng tài cũng luôn luôn lưu ý rằng các đồng đội của đấu thủ ném bóng được phép di chuyển qua vạch giữa sân ngay khi tiếng còi cất lên. (Đây là trường ngoại lệ của nguyên tắc cơ bản khi giao bóng hay ném phạt)

Mặc dù điều luật nêu rằng đấu thủ ném bóng phải đứng trên đường giữa sân và trong phạm vi 1.5 mét tính từ vạch giữa sân, các trọng tài không cần quá chính xác đến từng cm. Điều chủ yếu nên tránh là sự không công bằng với đội đối phương tại vị trí và thời điểm cho ném bóng.

Hơn nữa, hầu hết các sân đều không đánh dấu điểm trung tâm, thậm chí có sân đường ở giữa còn bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Trong những trường hợp như vậy cả đấu thủ ném bóng và trọng tài cần phải tính đúng vị trí và việc khăng khăng phải đứng chính xác vị trí là không thực tế và cũng không thích hợp.

8. Định nghĩa về “cơ hội ghi bàn rõ ràng” (Điều 14.1)

Theo mục đích của điều 14:1, một cơ hội ghi bàn rõ ràng là khi:

a) 1 đấu thủ đang có bóng và điều khiển bóng tại vạch cấm địa của đối phương và có cơ hội ghi bàn mà không một đấu thủ đối phương nào có thể cản trở.

b) 1 đấu thủ đang có bóng và đang một mình dẫn bóng (hoặc rê bóng) về phía thủ môn của đối phương và thực hiện phản công mà không bị bất kỳ đấu thủ đối phương nào có thể đến trước cản trở việc tấn công đó.

c) 1 đấu thủ đang ở tình huống (a), (b) như trên, trừ khi đấu thủ đó không khống chế được bóng nhưng sẵn sàng nhận bóng tức thời, trọng tài thấy rằng không có đối phương nào có thể cản trở việc lấy bóng theo đúng luật.

d) Thủ môn rời vùng cấm địa, 1 đối phương có bóng có cơ hội rõ ràng ném bóng vào khung thành bị bỏ trống (điều này cũng áp dụng nếu đấu thủ phòng ngự đang ở giữa người ném bóng và khung thành nhưng trọng tài phải tính đến việc các đấu thủ này cản bóng đúng luật)

9. Trọng tài bấm giờ cho tạm dừng trận đấu (Điều 18.1)

Nếu trọng tài bấm giờ cho tạm dừng trận đấu do lỗi thay người hoặc vào sân không đúng luật theo Điều 4.2-3, 5-6, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt trực tiếp cho đội đối phương tại vị trí phạm lỗi. Tuy nhiên, nếu bóng đang ở vị trí quá thuận lợi cho đội đối phương tại thời điểm tạm dừng trận đấu thì trọng tài cho thực hiện ném phạt tại vị trí đó (Điều 13.6, đoạn 3 và 4)

Trong trường hợp phạm những lỗi này, trọng tài bấm giờ sẽ dừng trận đấu ngay lập tức mà không tính đến luật lợi thế ở Điều 13.2 và 14.2. Nếu việc tạm dừng này làm hỏng cơ hội ghi bàn do lỗi của đội đang phòng thủ thì đội kia sẽ được hưởng quả phạt 7 mét theo Điều 14.1a.

Trong trường hợp phạm những loại lỗi khác cần phải thông báo cho trọng tài chính thì trọng tài bấm giờ nên chờ cho đến khi trận đấu tạm dừng. Tuy nhiên, nếu trọng tài bấm giờ cho tạm dừng trận đấu thì việc tạm dừng đó không được dẫn đến mất quyền khống chế bóng. Trận đấu sẽ được tiếp tục bằng ném phạt trực tiếp cho đội đang khống chế bóng khi trận đấu bị  tạm dừng. Tuy nhiên, nếu trận đấu bị tạm dừng do lỗi của đội phòng thủ và trọng tài cho rằng việc tạm dừng trận đấu quá sớm sẽ làm hỏng cơ hội ghi bàn rõ ràng của đội đối phương thì đội đối phương đó sẽ được hưởng ném phạt 7 mét theo Điều 14.b. Theo nguyên tắc lỗi do Trọng tài bấm giờ, thư ký quan sát và thông báo cho trọng tài (trừ trường hợp theo Điều 4.2-3, 5-6) thì không dẫn đến hình phạt cá nhân.

Điều khoản về cho hưởng ném phạt 7 mét theo Điều 14.1a như đã nêu ở đoạn thứ 2 trên đây cũng được áp dụng  khi 1 trọng tài hoặc Giám sát kỹ thuật (của IHF hoặc Liên đoàn Châu lục/Quốc gia) cho dừng trận đấu vì  một lỗi dẫn đến việc phải cảnh cáo hay xử phạt đối với đấu thủ hoặc chỉ đạo viên của đội đang phòng thủ tại thời điểm khi đội kia đang khống chế bóng và có cơ hội ghi bàn rõ ràng.

10. Quy định về khu vực thay người

10.1. Khu vực thay người được quy định ở bên ngoài đường biên dọc, mở rộng sang bên phải và bên trái của đường giữa sân, kéo dài ra đến chỗ ghế ngồi của mỗi đội và có thể ra cả phía sau nếu còn chỗ (Luật thi đấu: hình 3).

Quy định đối với những giải do IHF và Liên đoàn Châu lục tổ chức là ghế ngồi của đội phải cách đường giữa sân 3.5 mét. Điều này cũng được dùng tại các giải khác.

Không được để bất cứ vật gì ở trên đường biên trước khu vực ghế ngồi của đội (trong phạm vi ít nhất là 8 mét tính từ đường giữa sân).

10.2. Chỉ có các đấu thủ và chỉ đạo viên ghi trong biên bản thi đấu mới được phép vào khu vực thay người (4.1-2).

Nếu cần có phiên dịch thì người đó phải ngồi phía sau ghế băng của đội.

10.3. Các chỉ đạo viên ở trong khu vực thay người phải mặc trang phục thể thao hoặc trang phục dân sự.

10.4. Trọng tài bấm giờ và thư ký sẽ phải hỗ trợ trọng tài chính quan sát, kiểm tra ở khu vực thay người trước và trong  thời  gian thi đấu.

Nếu trước khi diễn ra trận đấu xảy ra lỗi vi phạm liên quan đến khu vực thay người, trận đấu sẽ chưa thể bắt đầu cho đến khi lỗi được giải quyết. Nếu những quy định đó vẫn bị vi phạm trong suốt trận đấu, thì có thể trận đấu sẽ không được tiếp tục cho đến khi vấn đề được giải quyết.

10.5. Các chỉ đạo viên có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn và chỉ đạo đội mình trong suốt trận đấu theo tinh thần thể thao cao đẹp trong khuôn khổ của Luật. Theo nguyên tắc, họ nên ngồi trên ghế băng của đội.

Tuy nhiên, các chỉ đạo viên được phép đi lại trong khu vực thay người để:

– Chỉ đạo việc thay người

– Chỉ đạo chiến lược cho các đấu thủ trên sân cũng như các đầu thủ dự bị;

– Chăm sóc y tế

– Yêu cầu hội ý

– Liên lạc với trọng tài bấm giờ, thư ký, điều này chỉ được áp dụng cho lãnh đội và chỉ trong những tình huống đặc biệt ( Điều 4.2)

Tại mọi thời điểm, mỗi đội chỉ được phép có một người đi lại. Hơn nữa, lãnh đội được phép đi lại phải tôn trọng giới hạn khu vực thay người như đã được quy định ở phần số một ở trên. Bên cạnh đó, lãnh đội cũng phải chú ý không làm chắn tầm quan sát của trọng tài bấm giờ và thư ký.

Theo nguyên tắc, các đấu thủ ở trong khu vực thay người cũng nên ngồi trên ghế băng dành cho đội.

Tuy nhiên, các đấu thủ được phép

– Đi lại xung quanh ghế để khởi động không bóng miễn là tại đó có đủ chỗ và không  phải là hành vi gây rối.

Các chỉ đạo viên và đấu thủ không được phép

– Cản trở hoặc lăng  nhục trọng tài, đại biểu, trọng tài bấm giờ, thư ký, các đấu thủ, chỉ đạo viên hoặc khán giả bằng cách chọc tức, khiêu khích, lăng mạ hoặc những hành vi phi thể thao khác (lời nói, nét mặt, cử chỉ…)

– Rời khu vực thay người để làm ảnh hưởng trận đấu

–    Đứng hoặc di chuyển dọc đường biên trong khi khởi động.Lãnh đội và các đấu thủ nên ngồi tại khu vực qui định của đội mình. Tuy nhiên nếu lãnh đội rời khỏi khu vực thay người đến 1 vị trí khác thì người này sẽ mất quyền chỉ đạo đội và nếu muốn chỉ đạo thì người này phải quay trở lại khu vực thay người của mình.

Trọng tài có nhiệm vụ phải giám sát trận đấu và lãnh đội trong toàn bộ trận đấu và áp dụng các hình thức xử phạt cá nhân thông thường nếu như đấu thủ và lãnh đội muốn rời khỏi khu vực thay người hay rời khỏi khu vực sân đấu. theo đó các lỗi hành vi phi thể thao, lỗi hành vi phi thể thao nghiêm trọng hay tấn công người khác cũng phải được xử lý như các lỗi trên sân đấu hay như ở khu vực thay người.

10.6. Nếu những điều lệ về khu vực thay người bị vi phạm, các trọng tài có nhiệm vụ thực hiện theo đúng luật  16.1c, 16.3c-d, hoặc 16.6a-c  (cảnh cáo, tạm đuổi, truất quyền thi đấu)

10.7. Nếu trọng  tài không để ý thấy lỗi vi phạm ở khu vực thay người thì trọng tài bấm giờ, thư ký phải thông báo về điều đó khi trận đấu tạm dừng lần sau.

Các giám sát kỹ thuật của IHF (hoặc Liên đoàn Châu lục ) làm   nhiệm vụ tại giải được phép lưu ý với trọng tài (khi trận đấu tạm dừng lần sau) về khả năng vi phạm Luật hoặc không tuân thủ những quy định khu vực thay người (trừ trường hợp những quyết định của trọng tài dựa trên sự quan sát thực tế)

Trong những trường hợp mà trận đấu phải được tiếp tục bằng ném phạt thì phải phụ thuộc vào tình huống của trận đấu.

Tuy nhiên nếu các Giám sát kỹ thuật của IHF (hoặc Liên đoàn Châu lục) nhận thấy rằng họ cần thiết phải tạm dừng trận đấu ngay lập tức do 1 đội phạm lỗi và sau đó trận đấutiếp tục bằng việc cho đội kia quyền khống chế bóng (ném phạt trực tiếp, hoặc trong trường hợp có cơ hội ghi bàn rõ ràng thì cho ném phạt 7 mét)

Đấu thủ hoặc lãnh đội phạm lỗi phải bị trọng tài xử phạt, chi tiết phải được ghi trong biên bản thi đấu.

10.8. Nếu trọng tài không thi hành điều Luật liên quan đến phạm lỗi ở khu vực thay người, thậm chí sau khi họ đã được thông báo thì các Giám sát kỹ thuật của IHF (hoặc của Liên đoàn Châu lục) phải đệ trình báo cáo lên cấp cao hơn (Bản kỷ luật). Cấp này sẽ phán quyết những trường hợp xảy ra ở khu vực thay người và có hình thức xử phạt thái độ của trọng tài.

Hướng dẫn về sân thi đấu và khung thành

a) Sân thi đấu (hình 1) là một hình chữ nhật có kích thước 40 x20 mét. Nó được kiểm tra bằng độ dài của 2 đường chéo. Đường chéo tính từ giao điểm phía ngoài của góc này tới giao điểm phía ngoài của góc chéo đối diện là 44,72 mét. Độ dài của 2 đường chéo trên 1 nửa sân tính từ giao điểm phía ngoài của góc tới giao điểm phía ngoài của góc chéo đối diện tạo bởi đường giữa sân và đường biên là 28,28 mét.

b) Sân thi đấu có những đường đánh dấu gọi là đường biên. Độ rộng của đường khung thành (ở giữa 2 cọc khung thành) là 8cm bằng với độ rộng của cọc, tất cả các đường khác đều có độ rộng là 5cm. Những đường để phân biệt  các khu vực tiếp giáp nhau có thể thay thế bằng đường có màu khác.

Vẽ một đường song song với đường khung thành dài 3 mét cách mép sau của đường khung thành 6 mét. Từ điểm đầu và điểm cuối của đường này vẽ 2 cung tròn có bán kính là 6 mét, lấy tâm là các điểm giữa của mép ngoài chân cọc trên đường cuối sân. Các đường thẳng và cung tròn này tạo nên vùng cấm địa gọi là vạch cấm địa. Khoảng cách giữa hai giao điểm của 2 cung tròn và đường cuối sân là 15 mét (hình 5).

c) Đường ném phạt trực tiếp vẽ nét đứt (dài 9 mét) được vẽ song song và cách vạch cấm địa 3 mét. Khoảng cách các  nét đều là 15cm.

d) Đường ném phạt 7 mét dài 1 mét được vẽ ngay trước khung thành, song song với đường khung thành, khoảng cách từ mép sau của đường khung thành đến mép trước của đường này là 7 mét (hình 5).

e) Đường giới hạn thủ môn (đường 4 mét) ngay trước khung thành dài 15 cm. Đường này song song và khoảng cách từ mép sau của đường khung thành tới mép trước của đường 4 mét là 4 mét.

f) Sân đấu cần được bao quanh bởi 1 khu an toàn có độ rộng ít nhất 1 mét tính từ đường biên dọc 2 mét tính từ đường cuối sân.

g) Khung thành (hình 2) được đặt ở giữa mỗi đường cuối sân. Các khung thành phải được đóng chắc xuống mặt sân hoặc mặt tường ở phía sau. Phía trong khung thành đo được chiều ngang 3 mét và chiều cao 2 mét. Khung thành phải là hình chữ nhật, 2 đường chéo phía trong phải có chiều dài là 360.5cm (tối đa là 361cm và tối thiểu là 360cm trong cùng một khung thành, độ chênh lệch tối đa là 0.5cm). Mặt sau của các cột nằm trên với mép sau của đường khung thành (và đường cuối sân) có nghĩa là mặt trước của các cột sẽ thừa ra ngoài mép trước của đường khung thành (đường cuối sân) 3cm.

Các cột dọc và xà ngang của khung thành được nối với nhau và được làm cùng chất liệu (gỗ, kim loại nhẹ, chất liệu tổng hợp) .Ở 3 mặt nhìn được từ sân, các cột dọc và xà ngang phải được sơn thành các đoạn với màu đối lập nhau và đối lập với nền phía sau khung thành. 2  khung thành trên cùng một sân phải được sơn giống nhau. Hai đoạn ở góc giao nhau giữa cột dọc và xà ngang mỗi khung thành phải có chiều dài là 28cm và được sơn màu giống nhau. Tất cả các đoạn khác chỉ dài 20cm. Khung thành phải có lưới, lưới phải được nối với cột dọc và xà ngang của khung thành để khi bóng  bay vào lưới không thể bật ngược trở lại hoặc bay ra ngoài. Nếu cần, có thể dùng 1 lưới phụ để ở trong khung thành, đằng sau đường khung thành. Khoảng cách giữa đường khung thành và lưới phụ  khoảng 70cm, tối thiểu là 60cm.

h) Độ sâu của lưới so với đường khung thành ở trên đỉnh nên là 0.9m, ở phía dưới là 1.1m, độ sai lệch cho phép là ± 0.1 mét. Kích thước các mắt lưới không quá 10 x 10cm. Lưới phải được gắn chắc vào cột dọc và xà ngang cách nhau 20cm. Được phép buộc lưới khung thành và lưới phụ lại để bóng không thể chui vào giữa hai lưới.

i) Ở đằng sau khung thành và cách đường khung thành 1.5 mét phải có lưới chắn có chiều dài 9 -14 mét và cao 5 mét tính từ mặt sân.

j) Bàn của trọng tài bấm giờ về 1 phía của đường biên giữa khu vực thay người. Bàn dài 4 mét được đặt lùi vào sân thi đấu 30 – 40cm để đảm bảo tầm quan sát.

k) Tất cả các kích thước mà không có độ chênh lệch phải chính xác với tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 2768 – 1 – 1989).

l) Khung thành trong Bóng ném phải được làm theo đúng tiêu chuẩn của Uỷ ban Châu Âu (CEN) như EN 749 và EN 0969756783./.

 

Nguồn: Tổng cục TDTT

Nếu bạn thích cá cược, nhà cái 188bet là lựa chọn không nên bỏ lỡ:

Để cá cược tại nhà cái Châu Âu, điều kiện cần: tạo tài khoản ở các nhà cái; điều kiện đủ: có tiền ở ví điện tử.

 

[external_footer]

Xổ số miền Bắc