Mẫu quy ước thôn, bản,khu phố, tổ dân phố văn hóa chi tiết nhất

Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa là gì Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa để làm gì? Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa 2021? Hướng dẫn làm Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa?

[external_link_head]

Từ lâu đời nay Văn hóa làng, bản, thôn, xóm là nét truyền thống lâu đời của dân tộc Việt nam, nét văn hóa đó phải trải qua bao đời nay, đối với những thuần phong mỹ tục của văn hóa thôn, và bản được tổ tiên chúng ta gìn giữ, bảo tồn, phát huy và xây dựng. Hơn bao giờ hết truyền thống đó đã và đang được Nhà nước ta quan tâm vun đắp bằng cuộc vận động theo hướng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Một trong những vấn đề được quan tâm đó là lập Quy ước thôn, và bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa, Vậy cách lập Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết.

Mẫu quy ước thôn, bản,khu phố, tổ dân phố văn hóa chi tiết nhất

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa là gì? 

– Nội dung của quy ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư.

– Quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa là mẫu với các nội dung và thông tin về Quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

2. Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa để làm gì?

Quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa là mẫu soạn thảo các thông tin về Quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa được thể hiện dưới hình thức văn bản để quy ước các điều về thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa dựa trên các quy định của pháp luật với các mục đích để đưa thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa xây dụng trên các quy định nhất định và cụ thể

3. Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

UBND XÃ/PHƯỜNG/ THỊ TRẤN

THÔN/BẢN/ TỔ DÂN PHỐ

——–

Địa danh cấp xã, ngày… tháng… năm..

QUY ƯỚC

THÔN/BẢN/TỔ DÂN PHỐ ……

XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…..HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ….. TỈNH/TP ………..

(Nội dung phần này nêu khái quát đặc điểm về địa lý, dân số, lịch sử thành lập, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, các hoạt động kinh tế – xã hội, những tồn tại hạn chế của thôn, bản, tổ dân phố).

Nhằm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của dân tộc; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và tiến bộ xã hội; phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; góp phần tập hợp nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Thôn, bản, tổ dân phố (….) xây dựng Quy ước để toàn thể nhân dân thực hiện như sau:

1. Về phát triển kinh tế

– Tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thôn, bản, tổ dân phố (….) tích cực tăng gia sản xuất phát triển kinh tế để nâng cao mức sống gia đình, đồng thời giúp đỡ các hộ gia đình xung quanh vươn lên để không còn hộ đói nghèo,

– Mọi gia đình, cá nhân tích cực lao động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả lao động.

– Khuyến khích mọi người, mọi nhà làm giàu chính đáng, phát triển ngành nghề và mọi hình thức làm kinh tế nhưng phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

[external_link offset=1]

2. Về bảo vệ công trình công cộng

– Tất cả mọi người tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tích cực đóng góp công sức lao động để xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình công cộng trên địa bàn.

– Các khoản đóng góp xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, xây dựng cơ sở vật chất chung phải được bàn bạc thống nhất thông qua cuộc họp của toàn thể nhân dân và được đa số các hộ gia đình, cá nhân nhất trí thực hiện.

– Các hộ gia đình, cá nhân cùng có trách nhiệm bảo vệ các công trình công cộng như: trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị, trường học, nhà văn hóa, sân vận động, đường giao thông, di tích lịch sử, văn hóa, đường dây tải điện, hệ thống truyền thanh, hệ thống tiêu thoát nước và các công trình khác.

3. Về giáo dục, y tế

– Tất cả trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đi học, không để con em bỏ học;

– Tích cực xây dựng phong trào “Gia đình học tập; “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”.

– Những người thuộc trường hợp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc phải được tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế theo quy định của cơ quan y tế. Thực hiện tốt các chương trình Y tế – Dân số trên địa bàn.

– Khi bị ốm, mọi người phải đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế và không dùng các biện pháp cúng bái thay thế việc chữa trị y học.

4. Văn hóa, xã hội

– Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tham gia đầy đủ các hoạt động trong ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư hàng năm.

– Tất cả các gia đình treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ, tết theo quy định.

– Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Thôn, bản, tổ dân phố hoặc các cơ quan, đơn vị khác tổ chức trên địa bàn.

– Mọi người trong gia đình có trách nhiệm quan tâm, thương yêu, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau; nam nữ bình đẳng, không có bạo lực gia đình.

– Vợ chồng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

– Trước khi tổ chức lễ cưới, các đôi nam nữ phải đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định.

– Không tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước độ tuổi quy định); không kết hôn cận huyết thống (giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời) và ép gả hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

– Việc cưới, hỏi phải phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá của từng dân tộc và hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, đảm bảo tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, hạn chế các tục lệ không cần thiết.

– Khi có người qua đời, người thân trong gia đình phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử, tổ chức lễ tang và chôn cất theo quy định, đảm bảo chu đáo, tiết kiệm và văn minh.

– Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, không theo hoặc tham gia truyền bá đạo chưa được Nhà nước công nhận.

– Các sinh hoạt văn hóa tâm linh, thờ cúng phải phù hợp với phong tục tập quán, bảo đảm phát huy truyền thống văn hóa. Không hoạt động mê tín dị đoan.

5. Về giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh

– Mọi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường trong thôn, bản, tổ dân phố; không được vứt rác hoặc xả các loại nước thải ra nơi công cộng; xác động vật chết phải được chôn lấp hoặc tiêu hủy, không được vứt xuống sông, suối, mương, cống gây ô nhiễm môi trường;

– Mọi người phải có ý thức giữ gìn sức khỏe cho mình và những người thân, phải thực hiện ăn chín, uống sôi, tẩm màn và tiêm phòng đúng định kỳ.

– Không thả rông gia súc, gia cầm, vật nuôi trong khu dân cư. Khi chăn nuôi phải tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, gia cầm. Đối với gia súc, gia cầm bị bệnh, bị dịch không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ. Khi phát hiện bị bệnh dịch phải báo với Trưởng thôn, bản, tổ dân phố để được hướng dẫn khử trùng, tiêu hủy tránh lây lan dịch bệnh.

6. Về bảo vệ và phát triển rừng

– Mọi người tích cực tham gia trồng rừng và bảo vệ cây xanh; trồng và bảo vệ phát triển rừng, tích cực và tự nguyện tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng,

– Không chặt phá rừng, phát nương trái phép; không khai thác, săn bắn, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật rừng, lâm sản, thảo mộc và cây dược liệu quý.

– Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo với những người có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

7. Về đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

– Xây dựng và giữ gìn an ninh trật tự trong thôn, bản, tổ dân phố. Không nói và làm trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

– Không gây rối làm mất trật tự, mất đoàn kết; không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại hàng cấm, hàng lậu, hàng giả các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, các chất ma túy; không trồng cây thuốc phiện, các loại cây có chứa chất ma túy; không dùng chất nổ, xung điện, kích điện để đánh cá; không đánh bạc, không tổ chức đánh bạc, chứa bạc.

– Các hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, mại dâm, ma túy, cờ bạc, rượu chè.

– Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông; không điều khiển mô tô, xe gắn máy, ô tô khi đã uống rượu, bia; khi điều khiển các loại phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, không chở quá số người quy định.

– Các hộ gia đình và cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn, không được tự ý hoặc lôi kéo, xúi dục người khác tham gia phá hủy, rỡ bỏ các công trình quốc phòng xây dựng trên địa bàn.

– Tổ hòa giải ở thôn, bản tổ, dân phố tăng cường hòa giải các tranh chấp về quyền lợi, mâu thuẫn cá nhân, gia đình nếu thuộc phạm vi hòa giải của Tổ hòa giải. Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị… của công dân phải gửi đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, không gửi đơn vượt cấp; không lôi kéo người khác khiếu kiện.

– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về hộ khẩu, đăng ký thường trú, tạm trú theo pháp luật hiện hành.

– Khai báo và đăng ký kịp thời các thay đổi về nhân khẩu, hộ tịch khi có các việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi.

8. Về phòng chống cháy, nổ

– Mọi người, mọi nhà đều phải có ý thức phòng cháy, chữa cháy.

[external_link offset=2]

– Các hộ dùng điện phải sử dụng thiết bị điện bảo đảm an toàn. Chấp hành nghiêm các quy định của ngành điện về an toàn sử dụng điện.

* Lưu ý:

– Tùy theo đặc điểm và yêu cầu tự quản của từng địa bàn để có những quy định phù hợp, nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản nêu trên.

– Quy ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn; giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù.

– Những nội dung được quy định tại các mục nêu cần được quy định linh hoạt, sát với tình hình thực tiễn của từng thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư. Ví dụ: Đối với vùng đồng bào dân tộc Thái nên bổ sung thêm nội dung “Không để gia súc dưới gầm sàn”; đối với các thôn, bản, tổ dân phố ở nông thôn vùng thấp quy định thêm nội dung “Không sử dụng lòng lề đường để phơi rơm rạ và các loại nông sản khác”; đối với tổ dân phố tại khu đô thị bổ sung nội dung “Không sử dụng lòng lề đường để kinh doanh, để vật liệu xây dựng”…

9. Về thực hiện Quy ước

– Quy ước thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân trong thôn, bản, tổ dân phố (….) được hội nghị toàn thể nhân dân nhất trí thông qua.

– Trong quá trình thực hiện, Quy ước sẽ được sửa đổi, bổ sung khi có những nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của thôn, bản, tổ dân phố hoặc theo nguyện vọng của nhân dân; việc sửa đổi, bổ sung Quy ước do hội nghị toàn thể nhân dân trong thôn, bản, tổ dân phố quyết định và phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về hương ước, quy ước..

– Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, toàn thể các hộ gia đình, nhân dân trong thôn, bản, tổ dân phố có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy ước này.

Trưởng Thôn (Bản, tổ dân phố)

(Chữ ký)

(Họ và tên)

Trưởng ban Công tác Mặt trận

(Chữ ký)

(Họ và tên)

Bí thư Chi bộ

(Chữ ký)

(Họ và tên)

4. Hướng dẫn làm Mẫu quy ước thôn, bản, khu phố, tổ dân phố văn hóa 

– Phần đầu: Nội dung phần này nêu khái quát đặc điểm về địa lý, dân số, lịch sử thành lập, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, các hoạt động kinh tế – xã hội, những tồn tại hạn chế của thôn, bản, tổ dân phố

– Làm đầy đủ các nội dung như trên.

– Về phát triển kinh tế:

– Về bảo vệ công trình công cộng

– Về giáo dục, y tế

– Về văn hóa xã hội

– Về giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh

– Về bảo vệ và phát triển rừng

– Về phòng chống cháy, nổ

– 9. Về thực hiện Quy ước

– Trưởng Thôn (Bản, tổ dân phố) (Chữ ký) (Họ và tên)

– Trưởng ban Công tác Mặt trận (Chữ ký) (Họ và tên)

– Bí thư Chi bộ (Chữ ký) (Họ và tên) [external_footer]

Xổ số miền Bắc