“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh “Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đã thổi làn gió mới vào đời sống tinh thần của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, so với nhu cầu của người dân, tại nhiều nơi, đặc biệt là các quận nội thành, công năng, giá trị của thiết chế này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Nhiều nhà văn hóa xuống cấp, sử dụng sai mục đích… đang trở thành bài toán cần lời giải đáp cho nhiệm kỳ này.

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Một trong những mục tiêu mà Hà Nội đề ra tại Chương trình số 04 về “Phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2016 – 2020 là hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố tới cơ sở. Đến năm 2020, đảm bảo 100% thôn, làng có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Cơ bản có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc nhà văn hóa ở các tổ dân phố.

Thực hiện mục tiêu trên, Hà Nội đã rất nỗ lực quan tâm tới phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao. Tuy nhiên tới nay, toàn thành phố Hà Nội mới có 136/579 xã, phường, thị trấn có công trình trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, đạt tỷ lệ 24,0%. 4/12 quận chưa có một trung tâm văn hóa xã, phường. 9/30 quận huyện của thành phố trắng trung tâm văn hóa cấp xã.

Trong tổng số hơn 4.200 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố, chỉ có hơn 1.900 nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí cơ bản về quy mô, diện tích xây dựng, trang thiết bị; Hơn 2.100 nhà văn hóa chưa đáp ứng các tiêu chí cơ bản.

Đáng kể, tỷ lệ “phủ sóng” của nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng phân bố không đồng đều. Tại khu vực ngoại thành, sau khi xây dựng Nông thôn mới, về cơ bản các thôn, xã đã có nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Các quận mới như Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm cũng đã bố trí được quỹ đất, kinh phí để xây nhà văn hóa. Khó khăn chủ yếu nằm ở khu vực nội thành cũ, khi không thể bố trí được quỹ đất.

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Nhà văn hóa phường Nguyễn Trung Trực cũ kỹ, xuống cấp

Phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Ðình) có 7 tổ dân phố, với khoảng gần 10 nghìn người dân nhưng mỗi dịp liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, các tổ dân phố lại phải đi mượn địa điểm để tập luyện. Bởi cả 7 tổ dân phố, chỉ có duy nhất một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Ðây là một tòa nhà cũ tại số 64 đường Yên Phụ. Do không đủ diện tích, lại thiếu trang, thiết bị, nên cũng chưa đủ “chuẩn” để trở thành nhà văn hóa. Tuy nhiên, cũng chỉ có người dân tổ 1 và tổ 2 chung nhau sử dụng tòa nhà này. Những khu dân cư khác hiếm khi có mặt, do khoảng cách xa. Nhiều buổi sinh hoạt, hay họp hành, người dân thường phải đi mượn địa điểm, đôi khi cả trạm y tế phường cũng được dùng làm nơi họp hành, tập luyện văn nghệ.

Không chỉ riêng phường Nguyễn Trung Trực, trên địa bàn quận Ba Ðình, việc thiếu nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng là tình trạng chung diễn ra nhiều năm nay. Toàn quận có 217 tổ dân phố, thì chỉ có 92 nhà sinh hoạt cộng đồng, chưa có nhà văn hóa. Cũng giống như nhiều quận nội thành, khó khăn lớn nhất của quận là quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa hay trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Việc các tổ dân phố không có hoặc phải dùng chung trung tâm sinh hoạt cộng đồng là hết sức phổ biến.

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, còn hàng trăm tổ dân phố không có nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Dù đã nỗ lực chỉ đạo khai thác tối đa quỹ đất và vận dụng linh hoạt cơ chế trong đầu tư song thực tế, toàn quận Hai Bà Trưng đến nay còn 71 tổ dân phố chưa có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng (chiếm 38%). Trong 163 nhà sinh hoạt cộng đồng có tới 55 tổ dân phố (20,9%) đang phải dùng chung 31 nhà sinh hoạt cộng đồng (11,7%); 16 nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, dột nát… cần được đầu tư xây mới.

Tỷ lệ nhà sinh hoạt cộng đồng giữa các phường cũng không đều, nhiều phường đạt rất thấp như Bách Khoa, Trương Định, Phạm Đình Hổ, Phố Huế… Về quy mô, chỉ 11 nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng có diện tích từ 130 – 270m2, còn lại chỉ rộng từ 12 – 130m2.

Nằm ở trung tâm thành phố, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, không có nhà sinh hoạt cộng đồng, cơ sở thiết chế văn hóa theo đúng nghĩa.

Ông Vũ Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống cho biết: Việc phát triển các thiết chế văn hóa rất khó khăn, do không có quỹ đất. Để bố trí các điểm sinh hoạt cho người dân, phường đã tận dụng các di tích, trường học trên địa bàn. Tình trạng này không riêng của phường Hàng Trống mà nhiều phường khác của quận Hoàn Kiếm cũng chịu cảnh tương tự.

Trái ngược với tình trạng thiếu thốn và xuống cấp do thiếu các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng nên nhiều nhà văn hóa tại một số địa bàn dù được xây sửa khang trang nhưng hoạt động lại chưa hiệu quả. Không ít nhà văn hóa cơ sở vẫn chủ yếu dành cho hội họp, mỗi tháng mở cửa một vài lần. Nhiều nhà văn hóa bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, điển hình như: Nhà văn hóa phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) thành nơi trông giữ xe ô tô; Nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư 21, 22 phường Ô Chợ Dừa có tầng 1 trở thành cửa hàng thực phẩm; Nhà văn hóa tổ dân phố số 8 phường Ngọc Lâm (quận Long Biên) lại tồn tại 2 kiot ngay dưới tầng 1 với diện tích hơn 20m2 buôn bán tấp nập ngày đêm; Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Hoài Đức xây khang trang to đẹp nhưng lâu nay được dùng phần lớn diện tích sân bãi làm nơi trông giữ xe…

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Nhiều trung tâm văn hóa trở thành điểm trông giữ xe

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao tại một quận nội thành, cho biết: “Hội trường nhà văn hóa quận có sức chứa gần 500 người, là nơi tổ chức các cuộc thi, liên hoan văn nghệ, hội nghị… cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, ngoài các CLB thơ, văn nghệ, hội dưỡng sinh… cho người cao tuổi được duy trì hoạt động đều đặn hàng tuần thì thi thoảng mới có một số trường cấp 3 trong quận đến tổ chức các cuộc thi ca múa nhạc, đóng kịch… Mỗi năm 2 lần, nhà văn hóa cũng tổ chức các cuộc thi liên hoan văn nghệ quần chúng. Phần lớn, nhà văn hóa chưa được sử dụng hết công suất.

Để tránh lãng phí và bổ sung kinh phí hoạt động, nhiều nhà văn hóa đã được tận dụng để cho các đơn vị thuê tổ chứ các sự kiện, mở lớp dạy yoga, erobic… Theo lý giải của các đơn vị quản lý, kinh phí hoạt động hiện nay của nhà văn hóa vẫn được nhà nước bao cấp nhưng “khá bèo bọt”. Nếu cho thuê mặt bằng được giá, mức thu nhập này mới được nâng lên.

Tuy nhiên, có một nghịch lý, nhiều địa điểm nhà văn hóa ở những vị trí đắc địa và có giá khá mềm nhưng giới trẻ khi tổ chức những hoạt động văn hóa của mình thì lại không nghĩ đến việc thuê mặt bằng ở đây.

“Mở cửa” nhà văn hóa, xây đời sống văn minh

Nhiều nhà văn hóa, trung tâm văn hóa bị “biến” thành điểm kinh doanh

Một nhóm sinh viên Đại học Hà Nội chạy đôn chạy đáo xin tài trợ địa điểm để tổ chức một mô hình ứng dụng về nghệ thuật truyền thống, sau khi được hỏi sao không đến nhà văn hóa đã cho biết: “Chỗ ấy chỉ toàn người già và trẻ con, có tổ chức cũng không có người trẻ biết đến. Hơn nữa, chúng em cũng đã khảo sát, ở đó không có gì hay để đến tổ chức. Thà mượn một quán cà phê còn thu hút hơn”.

Bạn Nguyễn Văn Vinh (sinh viên Đại học Kiến trúc) từng có “thâm niên” nhiều lần tổ chức lớp học ở nhà văn hóa kể: “Mô hình nhà văn hóa chỉ phù hợp để làm lớp học. Nó không liên quan đến những hoạt động biểu diễn hoặc vui chơi của giới trẻ. Mặc dù, nhà văn không cũ nhưng vì xây dựng theo kiểu cũ, tính thẩm mỹ chưa cao, do vậy khó mà tạo được sức hút với người trẻ. Chưa kể, những người làm việc ở đây hầu hết không có chuyên môn về văn hóa nên cũng khó yêu cầu, đề xuất điều gì”.

Trong khi đó, một nghệ sĩ chia sẻ: Nhà văn hóa quá buồn tẻ, không gian không chút nào sáng tạo. Hơn nữa, dù thuê địa điểm này rẻ nhưng nếu kéo dài thì vẫn là quá sức, nhất là với những dự án văn hóa phi lợi nhuận. Thà đi xin địa điểm hỗ trợ ở những góc phố hoặc các trung tâm văn hóa sẽ đỡ mất công cải tạo không gian. Trừ khi có riêng một diện tích được cải tạo cho những hoạt động sáng tạo nếu không, tôi không nghĩ sẽ làm gì ở những nhà văn hóa như hiện nay.

Rõ ràng, nếu không thay đổi cung cách hoạt động và đầu tư vào nội dung thì nhà văn hóa vẫn rất khó trở thành nhà văn hóa đúng nghĩa…

Xổ số miền Bắc