Món ngon ngày Tết: Mâm cơm ngày tết 3 miền có gì khác biệt?

Việt Nam được chia thành 3 miền Bắc, Trung, Nam trải dọc theo dải đất hình chữ S. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương của Việt Nam đều mang những nét đẹp văn hóa, màu sắc độc đáo riêng. Đặc biệt, sự đa dạng trong ẩm thực của mỗi vùng miền là niềm tự hào của người dân Việt Nam cũng là điều được đông đảo bạn bè quốc tế yêu thích, ca ngợi. Và điểm khác biệt của những món ngon ngày Tết ở cả ba miền cũng được khá nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu xem mâm cơm Tết miền Bắc, Trung, Nam có những món ngon nào ngay trong bài viết sau đây nhé!

Món ngon ngày Tết: Mâm cơm ngày tết 3 miền có gì khác biệt?Món ngon ngày Tết: Mâm cơm ngày tết 3 miền có gì khác biệt?

1. Tìm hiểu ý nghĩa của mâm cỗ Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán là dịp mà người dân trên khắp mọi miền tổ quốc trở về quê hương, quây quần bên gia đình cùng chào đón thời khắc chuyển giao năm mới với mâm cỗ Tết đủ đầy. Một mâm cơm Tết trọn vẹn luôn phải đầy đủ các món chay, món mặn, món nước, món khô và cả những món tráng miệng. Và chúng ta hãy tìm hiểu lý do tại sao mâm cỗ ngày Tết từ xưa đến nay lại luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận đến như vậy nhé! 

1. Tìm hiểu ý nghĩa của mâm cỗ Tết cổ truyền1. Tìm hiểu ý nghĩa của mâm cỗ Tết cổ truyền

1.1. Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của con cháu với ông bà, tổ tiên

Ý nghĩa đầu tiên của mâm cỗ Tết là thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, ông bà, những người đã mất. Mâm cỗ cúng ngày Tết với đầy đủ các món ăn như bánh chưng, thịt đông, bát tét, thịt kho tàu hay củ kiệu, dưa hành, giò thủ,… sẽ được dâng lên thắp hương cùng bộ bát đĩa mới, trang trọng nhất. Sau khi mời tổ tiên, nhưng người đã khuất dùng bữa trước thì sẽ hóa vàng rồi con cháu trong gia đình mới có thể dùng cơm.  

1.2. Mâm cỗ sum họp gia đình 

Nhịp sống hiện đại, cuộc sống của con người ngày càng trở nên bận rộn và đặc biệt là những người làm ăn, sinh sống xa quê hương. Chính vì vậy, Tết là dịp để những người xa quê có thể về sum họp với gia đình bên mâm cỗ Tết. Đây cũng là một phần lý do mà mâm cỗ Tết lúc nào cũng đầy đủ, thịnh soạn hơn các bữa ăn thường ngày. 

1.3. Tượng trưng cho nhiều điều mong ước

Mỗi món ăn trong mâm cơm ngày Tết được chuẩn bị đều tượng trưng cho một ý nghĩa, một mong ước khác nhau. Ví dụ như bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho đất trời với mong ước cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý. Hay canh khổ qua với ngụ ý mọi khổ đau, muộn phiền sẽ qua đi khi năm mới đến,…

2. Sự khác biệt trong mâm cỗ Tết ở cả ba miền

Mâm cỗ ngày Tết mỗi miền đều có sự khác biệt từ các món ăn, cách trình bày cho tới những ý nghĩa chứa đựng trong từng món ăn. Tuy nhiên, dù thế nào thì mâm cỗ Tết trên cả ba miền đều thể hiện được những giá trị thiêng liêng, sâu sắc nhất của tinh hoa văn hóa Việt.

2.1. Mâm cơm Tết miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm cỗ Tết truyền thống rất được chú trọng về hình thức và bao giờ cũng phải có 4 bát 4 đĩa tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương. Đối với những gia đình khá giả hơn thì có thể làm mâm cỗ lớn hơn với 6 bát 6 đĩa hay 8 bát 8 đĩa biểu trưng cho sự phát tài, phát lộc. Mâm cỗ Tết Bắc rất phong phú, đa dạng và thường có các món ăn như bánh chưng, xôi gấc, thịt đông, dưa hành, nem rán, giò thủ. Ngoài ra, các gia đình có thể gia giảm làm thêm các món như canh bóng thập cẩm, gà luộc, miến xào, canh măng,… 

2.1. Mâm cơm Tết miền Bắc2.1. Mâm cơm Tết miền Bắc

2.2. Mâm cơm Tết miền Trung

Mâm cỗ Tất niên ở miền Trung thường có tối thiểu 7 món và vẫn bao gồm các món ăn nấu hàng ngày. Ngoài gà luộc, xôi chè thì các món ăn thường được người miền Trung nấu vào dịp Tết có thể kể đến như bánh tét/bánh chưng, tôm rim thịt, thịt luộc tôm chua, chả, nem chua, ram Huế, gỏi,… 

2.2. Mâm cơm Tết miền Trung2.2. Mâm cơm Tết miền Trung

2.3. Mâm cơm Tết miền Nam

Mâm cỗ Tết của người miền Nam sẽ có các món như bánh tét, thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt,… Dân gian cho rằng ăn canh khổ qua vào năm mới để xua tan những muộn phiền khổ đau, những điều không tốt trong năm cũ. Thịt kho tàu với những miếng thịt ba chỉ vuông vức cùng những quả trứng tròn đầy với mong muốn năm mới đến sẽ trọn vẹn, đầy đủ hơn. Ngoài ra thì mỗi gia đình sẽ lại có những biến tấu khác đi cho mâm cỗ ngày Tết, ví dụ như nộm gà xé phay, tôm khô củ kiệu,… 

2.3. Mâm cơm Tết miền Nam2.3. Mâm cơm Tết miền Nam

3. Gợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

Tết sắp đến thật rồi và nếu bạn vẫn đau đầu không biết nên chuẩn bị những món ăn nào cho mâm cỗ Tết thì hãy tham khảo ngay một số gợi ý sau đây nhé!

3.1. Thịt gà luộc

Đây là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ, đặc biệt là trong những mâm cỗ Tết. Đĩa gà luộc với lớp da dai giòn, căng bóng, vàng ươm cùng những thớ thịt mềm dai sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho mâm cơm đãi khách.

Gợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày TếtGợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

3.2. Bánh chưng

Bánh chưng là món bánh truyền thống, đã có từ thời xa xưa của người Việt Nam. Bánh chưng biểu trưng cho ngày Tết, biểu trưng cho sự hòa quyện của đất trời vạn vật. Sự kết hợp tuyệt vời của gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn sẽ tạo nên món ăn thơm ngon, dẻo mềm cho ngày Tết.

Gợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày TếtGợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

3.3. Thịt đông

Đây là món ăn phổ biến, được ưa chuộng trong mâm cỗ Tết của người dân miền Bắc. Trong tiết trời se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn là được thưởng thức những miếng thịt đông trong veo đẹp mắt, vị ngon ngọt hòa quyện từ thịt chân giò, bì lợn.

Gợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày TếtGợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

3.4. Tôm chua

Tôm chua là một món ăn dân dã, đơn giản của người dân xứ Huế. Với hương vị ngọt thanh, chua nhẹ, món ăn này đã tạo nên ấn tượng khó quên cho những ai mới ăn món này lần đầu.

Tôm chua thường được dùng để làm gỏi cuốn bánh tráng rất ngon ngọt. đậm vị. Hãy thử làm món ăn này để chiêu đãi gia đình cùng bạn bè trong dịp Tết này nhé!

Gợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày TếtGợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

3.5. Thịt kho tàu

Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam. Thịt kho tàu hay thịt kho hột vịt là sự kết hợp hài hòa thơm ngon, hấp dẫn giữa trứng gà và thịt lợn mang ý nghĩa “vuông tròn đều đặn, mọi sự bình an” trong năm mới.

Gợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày TếtGợi ý một số món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

Trên đây là bài viết chia sẻ các món ngon ngày Tết và những điều khác biệt trong mâm cỗ Tết cổ truyền của ba miền đất nước Bắc, Trung, Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của từng miền. Và năm mới sắp đến, Điện máy thực phẩm NEWSUN  xin kính chúc bạn sẽ có những khoảng thời gian hạnh phúc, ấm áp quây quần cùng người thân, gia đình bên mâm cỗ Tết.
Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết hơn nữa về cách làm, các mẹo nấu ăn ngon tại chuyên mục “Món ngon mỗi ngày“ để có thể làm được những món ăn thơm ngon, hấp dẫn cho ngày Tết thêm trọn vẹn nhé!

Xổ số miền Bắc