Một số giải pháp để góp phần xây dựng gia đình văn hoá – VỤ GIA ĐÌNH

Hiến pháp 2013 (sửa đổi) khẳng định: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI có nêu: “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thật sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người … Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết thương yêu nhau”. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cũng đã tạo được sự lan tỏa và phát huy tích cực trong đời sống xã hội. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (theo Quyết định 72/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) được các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể quan tâm tổ chức những hoạt động nhằm kết nối yêu thương, biểu dương những gia đình văn hóa, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bồi dưỡng kỹ năng làm cha, làm mẹ…có tác dụng tích cực đối với đời sống cộng đồng và đối với mỗi gia đình.
Từ thực tiễn trên có thể đề ra một số giải pháp góp phần xây dựng gia đình văn hoá:
Thứ nhất: nhóm giải pháp về nhận thức
Trước hết, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động vì đây được coi là nội dung có tính then chốt.
Hai là, nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng xã hội về giá trị gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa.
Thứ ba, vận dụng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đặc biệt là công tác xây dựng gia đình văn hóa.
Thứ hai: nhóm giải pháp về kinh tế
Thứ nhất, tạo lập nền tảng kinh tế gia đình vững chắc thuận lợi cho quá trình xây dựng gia đình văn hóa hiện nay.
Hai là, phát triển kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khoa học là động lực quan trọng góp phần tạo nên thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa .
Thứ ba: nhóm giải pháp về đường lối chính sách.
Trước hết, cần tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình, công ước về quyền trẻ em, pháp lệnh về chăm sóc giáo dục trẻ em đến từng gia đình.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện chính sách về phát triển kinh tế – xã hội như: chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản…

3/5 – (4 bình chọn)

Xổ số miền Bắc