Nét đặc trưng trong phong tục ngày Tết ở miền Bắc

Shop Nhà Nở khám phá những phong tục đặc trưng miền Bắc nhé!Phong tục Tết ở miền Bắc luôn được nhiều người yêu thích bởi sự chỉn chu và cầu kỳ. Hãy cùngkhám phá những phong tục đặc trưng miền Bắc nhé!

Nét đặc trưng trong phong tục ngày Tết ở miền Bắc

Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ hội truyền thống ý nghĩa nhất của người dân Việt Nam. Mỗi một miền sẽ có những phong tục, đặc trưng khác nhau. Điều này tạo nên sự khác biệt của miền trên đất nước. Ngày hôm nay hãy cùng đi khám phá

là một trong những dịp lễ hội truyền thống ý nghĩa nhất của người dân Việt Nam. Mỗi một miền sẽ có những phong tục, đặc trưng khác nhau. Điều này tạo nên sự khác biệt của miền trên đất nước. Ngày hôm nay hãy cùng đi khám phá phong tục ngày Tết ở miền Bắc như thế nào. Có điểm gì đặc sắc mang đậm văn hóa người Bắc hay không? Cùng Shop Nhà Nở tìm hiểu qua bài viết này.

 

Phong tục tết miền Bắc

3 Đặc trưng của phong tục tết ở miền Bắc

Ngày Tết cận kề rồi, dấu hiệu xuân đến là những con phố ngập tràn màu sắc của hoa anh đào. Những mâm cỗ đậm đà, đầy đủ hay mâm ngũ quả được chuẩn bị tươm tất. Những nét đặc trưng trong phong tục đón Tết ở miền Bắc nước ta đó.

Hoa anh đào – Loại hoa biểu tượng ngày Tết của miền Bắc

Mỗi độ xuân sang năm mới đến, hoa đào lại đua nhau khoe sắc khoe hương. Những cánh hoa đào hồng phấn bao phủ trên mọi cung đường. Nhà nhà người người thi nhau đi sắm đào về trưng Tết. Điều này có thể thấy hoa đào một biểu tượng không bao giờ thiếu vào mỗi dịp Tết của miền Bắc. 

Thời tiết se se lạnh của những ngày lập Xuân, khung canh hoa đào đang từ từ nở rộ. E ấp những nụ non để chào đón không khí xuân đang tràn về. Hoa đào tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc. Ai ai cũng muốn mua hoa đào để cầu chúc cho một năm gặp nhiều điều tốt lành và may mắn. 

Mỗi một loại hoa đào Tết ở miền Bắc sẽ có những đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt. Đào bích thường được nhiều người dân lựa chọn những bông to, màu đậm có nhiều cánh. Tượng trung cho sự sum vầy, đông đủ, nồng thắm. Bên cạnh đó, đào phai, đào rừng lại tượng trưng cho vẻ đẹp thanh lịch, trang nhã.

 

Phong tục tết miền Bắc

Mâm cỗ miền Bắc ngày Tết đặc sắc

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc thể hiện sự biết ơn với những người đã khuất là đặc trưng không thể thiếu. Bên cạnh đó, mâm cỗ thể hiện sự ấm no, đầy đủ, ước mong năm mới thịnh vượng. Mâm cỗ được chuẩn bị đầy đủ từ hình thức, hương vị, màu sắc.

Một mâm cỗ đúng chuẩn miền Bắc sẽ có bánh chưng vuông, thịt gà, chả lụa, thịt đông, canh măng, … Đây đều là những món ăn phù hợp với thời tiết ngày Tết ở miền Bắc. Mâm cỗ sẽ thường có 4 đĩa hoặc 6 – 8 đĩa tượng trưng cho trời đất, tứ phương.

 

Phong tục tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ý nghĩa của miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết ở miền Bắc thường được chú trọng về hình thức hơn. Với mong muốn: “ Cầu vừa đủ sài sung” tương đương 5 loại quả Mãn cầu – Dừa – Đu đủ – Xoài – Sung. Đây được coi như sự đơm hoa kế trái, trọn vẹn và vô cùng viên mãn. Hai loại quả đặc biệt không thế thiếu trong mâm ngũ quả là chuối xanh và bưởi.

Ý nghĩa của 2 loại quả này tượng trưng cho sự che chở và sung túc. Chuối tượng trưng cho sự bao bọc, đùm bọc. Bưởi tượng trưng cho sự đầy đủ. Bên cạnh đó, có thể lựa thêm các loại quả khác để trang trí như quất, quýt, nho, … Lựa chọn mâm ngũ quả nhiều màu sắc dịp Tết ở miền Bắc tùy thuộc vào điều kiện của gia đình.

 

Phong tục tết miền Bắc

Các phong tục truyền thốngđón Tết tại miền Bắc

Người miền Bắc rất coi trọng những phong tục truyền thống của ông bà để lại. Một trong những phong tục Tết ở miền Bắc đó là cũng ông Công ông Táo. Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm các gia đình sẽ cúng tiễn 3 ông Táo về trời. Người miền Bắc hay cúng cá chép sống, sau đó sẽ thả cá chép để hóa rồng đưa ông Táo về trời.

Tết ở miền Bắc thường là thời gian để mọi thành viên trong gia đình quây quần lại bên nhau. Trong bữa cơm Tất Niên hay thời khắc giao thừa, mọi người cùng trò chuyện về những điều vừa xảy ra trong năm cũ. Cùng gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Người miền Bắc thường có thói quen đi hái mầm lộc non vào dịp giao thừa. Với mong muốn mang tài lộc cho năm mới đến. Những ngày cuối năm người dân sẽ đi mua hoa về trang trí cho gia đình. Xin câu đối về treo trước cửa nhà mong một năm mới những điều tốt đẹp cho cả nhà.

5 Điều tuyệt đối cấm kỵ trong phong tục Tết ở miền Bắc

Như ông bà ta đã có câu: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Người dân miền Bắc thấm đậm quan niệm này. Vậy nên mỗi dịp xuân đến ông bà, bố mẹ người lớn trong nhà thường dạy bảo con cháu những điều sau đây: 

 

  • Không nên quét nhà trong 3 ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 đầu năm. Như vậy sẽ coi như quét sạch hết những may mắn trong gia đình.

  • Không treo những bức tranh mang lại xui xẻo hay không may mắn cho gia đình. Tranh đánh ghen, kiện tụng, …

  • Không nên cho lửa cho nước vào đầu năm, điều này sẽ giúp gia đình giữ được tài lộc năm mới.

  • Điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở miền Bắc không đánh vỡ bát đĩa, .. Cũng như tránh việc không vui như đánh nhau, cãi nhau, … trong ngày Tết.

  • Nên chọn những người hợp tuổi để xông đất đầu năm. Tránh những người vía nặng, gia đình đang có tang tóc, hoặc những người không hợp vía với chủ nhà.

Những điều đặc sắc trong ngày Tết ở miền Bắc có để lại ấn tượng trong lóng bạn hay không? Tết đến nhà nhà người người náo nức trở về quê hương để sum vầy với gia đình. Không khí hạnh phúc cùng đón chờ một năm mới sang thật trọn vẹn phải không nào.

 

Xổ số miền Bắc