Nét đẹp văn hóa của người Hoa ở Tp. HCM

Du nhập vào thành phố Hồ Chí Minh từ khá lâu, người Hoa đã mang đến nơi đây những nét đẹp văn hoá: bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, tâm linh, các lễ hội,…

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về văn hoá sản xuất thủ công và kiến trúc của người Hoa. các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của người Hoa đã mang vào Nam Bộ, Sài Gòn – Chợ Lớn. Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực và nghề in. Với bàn tay khéo léo và kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời kia, họ đã tạo nên những sản phẩm vô cùng đẹp và chất lượng. Chúng ta có thể điểm qua một số thương hiệu: gốm sứ Minh Long, giày Biti’s, dệt Thái Tuấn,… Bên cạnh đó, ta cũng không thể không kể đến kiến trúc xây dựng của người Hoa ở TPHCM, đặc biệt là ở khu Chợ Lớn. Tuy nhiên, nổi bật và cụ thể hơn hết thì chúng tôi xin trình bày về kiến trúc chùa, miếu của người Hoa. Kiến trúc chùa Hoa thường dùng nhiều màu đỏ hay màu hồng trong mọi hình thể trang trí; đây là màu của sức sống vươn lên, niềm tin, may mắn. Bố cục của quần thể chùa thường theo dạng chữ “ Tam” hay “Nội công ngoại quốc”. Mái và cổng Tam quan của chùa Hoa có dạng cao vút lên, nét cong ở các đầu đao. Mái cổng dựng hai lớp trở lên, một dạng “trùng thiềm điệp ốc” để mở rộng diện tích. Cũng là mái cong nhưng những viên ngói trong kiến trúc Phật giáo của người Hoa thường hình trụ và màu xám. Cách bài trí bên trong cũng không hề giống với các ngôi chùa của người Việt xây dựng: trần cao hơn, cột trụ to hơn và sàn và tường được lát bằng đá. Những mẫu hình trang trí của chùa Hoa khá phức tạp: hình rồng, phượng, lưỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vật là mô hình phổ biến nhất. Hai bên sân chùa có xây la thành, điểm thêm cặp lân trong tư thế chầu chực. Và nếu như đến khu vực quận 5, quận 6 và quận 11, bạn rất dễ dàng bắt gặp nét kiến trúc này bởi nơi đây chính là nơi người Hoa tập trung rất đông.

Thứ hai, chúng ta hãy đến với văn hoá tâm linh của người Hoa. Từ trước đến giờ đời sống tâm linh của người Hoa rất phong phú. Họ thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Về nhân thần có những thánh nhân được tôn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ như Ngọc Hoàng – Thượng Đế, Thổ Công – Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc… Và cùng với hệ thống thần linh, các công trình kiến trúc tâm linh được xây dựng cùng các nghi lễ, nghi thức cưới hỏi, đám tang, làm giỗ, đầy tháng,… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Có người cho rằng: Thông qua hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các tục lệ, lễ thức nhân cách và tâm lý người Hoa được hình thành, góp phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những ước vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững.

12833397_495393403984186_1573935757_n

Thứ ba đó là các lễ hội của người Hoa.Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh vốn nổi tiếng với nhiều lễ hội và các ngày tết. Chúng ta có thể điểm qua một số như là:

– Tết Nguyên Tiêu: Là một ngày rằm lớn của người Hoa (vào tháng giêng âm lịch). Vào ngày này, người ta ăn chay, lên chùa tụng king, niệm phật để cầu cho một năm mới tốt đẹp và may mắ. Bên cạnh đó, người ta cũng ăn món BÁNH TRÔI NƯỚC và chơi “HỘI HOA ĐĂNG”.

– Tết Đoan Ngọ: Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy. Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.

– Thanh Minh: Đây là dịp để nhắc nhớ mọi người về ý nghĩa cội nguồn, hướng về quê cha đất tổ.Thường thì Thanh Minh thường rơi vào đầu tháng Ba âm lịch. Vào ngày này, người ta thường đi tảo mộ, sửa sang, thắp hương kính nhớ ông bà tổ tiên. Ngoài tục lệ trên, người Hoa còn làm bánh trôi, bánh chay để cả gia đình quây quần thưởng thức.

– Lễ Vía Bà Thiên Hậu: Vào ngày này, bà con người Hoa, người Việt đến cúng lễ rất đông. Ngay từ đêm hôm trước tại chùa đã cử hành Lễ tắm Bà.Sáng ngày 23, mọi người lại tổ chức Lễ rước Bà: Tượng Bà được đặt vào kiệu do các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp đẽ diễu qua các đường phố quanh chùa. Theo sau kiệu có thuyền rồng, các tấm bảng đỏ ghi tên các vị thần được thờ phụng trong chùa, các đội múa gồm: múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa biểu diễn vừa múa hát, tạo nên một quang cảnh náo nhiệt trong các khu phố đông đảo người Hoa…

Thứ tư, ta tìm hiểu nghệ thuật của người Hoa.Văn hóa nghệ thuật của người Hoa cũng hết sức phong phú với các loại hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc. Dân ca có các làn điệu hát Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân – sư – rồng và dàn nhạc có nhạc Xã… làm tăng thêm tính đa dạng văn hóa Nam Bộ và Sài Gòn – Chợ Lớn. Để các bạn có thể hình dung rõ hơn, chúngtôi sẽ giới thiệu qua một vài hình thức nghệ thuật của người Hoa:

– Hát tiều là ca kịch của đồng bào người Hoa gốc Triều Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thường biểu diễn ở các chùa trong những ngày lễ hội.át Tiều gồm hai loại: Loại bình dân thì biểu diễn ở sân chùa, loại sang hơn thì thuê rạp mà biểu diễn. Đặc điểm của hát Tiều là diễn luôn một mạch từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau, diễn liên tục, không có kéo màn hạ màn trong suốt buổi diễn đến nửa đêm. Dàn nhạc Triều Châu là có rất nhiều nhạc cụ gõ gồm trống lớn, trống nhỏ, thanh la, chập chõa các cỡ khác nhau.

– Múa lân: Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phốthường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều đội múa lân sư rồng, gồm có các đội nổi tiếng lâu năm như: Phúc Kiến, Nhơn Nghĩa (người Quảng Đông), Ninh Giang (người Hẹ), v.v. Người Quảng Đông sở trường múa lân còn gọi là Nam Sư; người Triều Châu sở trường múa sư còn gọi là Bắc Sư; người Phúc Kiến sở trường múa rồng. Và còn nhiều hội quán lân sư rồng ở các quận, huyện khác.Hoạt động lân sư rồng được duy trì và phát triển đều đặn hằng năm.

Và đương nhiên, nhắc đến văn hóa của người Hoa, chúng ta không thể nào không nhớ tới ẩm thực của họ. Đó là những tô hủ tiếu, sủi cảo, hoành thánh nóng hổi cùng nước lèo ngọt ngào, đậm đà. Đó là những món vịt tiềm, gà tiềm thơm ngon bổ dưỡng. Là những dĩa đồ xào, là những ly chè với công thức gia truyền của người Hoa… Nếu có dịp được đến với khu người Hoa ở Chợ Lớn, các bạn nên dành thời gian để trải nghiệm các món ăn này.

Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp văn hóa vẫn còn được người Hoa giữ gìn và bảo tồn đến hiện nay, thì một thực tế đáng buồn là một số phong tục, tập quá của họ đã bị lãng quên hoặc dần dần bị mai một.

Mục lục bài viết

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Xổ số miền Bắc