Ngày Lễ Phật Đản là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này

Nếu là một tín đồ Phật giáo chắc hẳn bạn không thể không biết đến đại Lễ Phật Đản, ngày kỷ niệm ngày Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Ngày Lễ Phật Đản là ngày bao nhiêu? Nguồn gốc ra đời?

Phật Đản (chữ Nho 佛誕 – nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, tùy theo quốc gia.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ VesakTam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên (ngày 1 tháng 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn thứ 2 (ngày 31 tháng 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.

Lễ Phật Đản có ý nghĩa gì?​​​​​​​

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Nghi thức thường làm ở Lễ Phật Đản

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Lễ Tắm Phật

Một trong những nghi thức quan trọng nhất không thể thiếu chính là: Tắm Phật. Theo Sư thầy Thích Đàm Cúc (trụ trì chùa Khánh Ly, thôn Vỹ Khách, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam):

“Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Ngài đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau. Tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc”.

Ni sư Thích Diệu Mơ – Trưởng Ban trị sự GHPG huyện Kinh Môn (Hải Dương), trụ trì chùa Nhẫm Dương cho rằng: “Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản giáng sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người”.

Khi làm lễ Tắm Phật, tăng ni Phật tử nếu có điều kiện nên đọc bài chú Tắm Phật sau:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.

​​​​​​​Nên làm gì vào Ngày Lễ Phật Đản

1. Ăn chay niệm Phật

Ăn chay là một trong những nghi thức cần làm đầu tiên trong ngày lễ Phật Đản. Trong ngày quan trọng này, những người theo đạo Phật nên ăn chay niệm Phật và không làm những điều xấu xa, tàn ác. Việc này giúp cho các Phật tử tích đức cho bản thân mình và con cháu đời sau.

2. Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa

Ngày lễ Phật Đản là một đại lễ vô cùng quan trọng nên bạn cần phải lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính của người Phật tử đối với Đức Phật. Hơn nữa, việc vệ sinh nhà cửa cũng giống như lột rửa đi những dơ bẩn, xấu xa, giúp con người ta cảm thấy thanh thản, thanh tịnh hơn.

3. Đi chùa nghe giảng đạo, phụ giúp nhà chùa làm công quả

Trong ngày lễ Phật Đản, các Phật tử nên đi chùa để được nghe giảng đạo Phật giúp tâm cảm thấy được an nhiên, thanh tịnh hơn. Đồng thời, các Phật tử có thể suy nghĩ lại những việc chưa tốt của mình để sửa chữa, làm nhiều việc tốt hơn. Bên cạnh đó, khi tới chùa thì các Phật tử cũng có thể phụ giúp việc chuẩn bị lễ quả, dâng hoa và một số việc khác.

4. Phóng sinh

Phóng sinh (cá, chim…) là một trong những hành động, việc làm tốt mà các Phật tử nên làm khi chúng gặp hoạn nạn, hay sắp chết. Đây là việc làm tốt, một thông điệp mang đầy tính nhân văn về việc giảm bớt sát sanh, giúp con người tích nhiều đức và sống an lạc, thanh tịnh hơn. Phóng sinh thường được mọi người dân thực hiện vào các dịp Tết, rằm tháng Tư, rằm tháng Bảy… hay thậm chí là những ngày thường.

5. Làm việc thiện

Làm việc thiện chính là một việc làm mang đầy tính nhân văn không chỉ giúp người khác mà còn giúp chính bản thân được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Không chỉ trong ngày lễ Phật Đản mà ngày bình thường các Phật tử cũng nên làm việc thiện, giúp đỡ các mảnh đời khó khăn hơn mình.

Những điều kiêng kị không nên làm ở Ngày Lễ Phật Đản

1. Khi đi chùa

  • Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, ăn mặc phản cảm ở chốn linh thiêng.
  • Không để trẻ con chạy nhảy lung tung, làm náo loạn nơi linh thiêng.
  • Không tự ý chụp ảnh, quay phim tượng Phật.

2. Đối với bàn thờ đặt tại nhà

  • Không đặt bàn thờ sai hướng, tốt nhất nên quay bàn thờ về hướng cổng chính của căn nhà.
  • Không nên đặt tượng Phật trong phòng ngủ, nhà tắm bởi đây đều là những đồ linh thiêng.
  • Không đặt bàn thờ Phật thấp hơn bài vị tổ tiên, nên đặt ở vị trí cao nhất trong căn nhà.
  • Không để bàn thờ có nhiều bụi bẩn, mạng nhện.

Lễ Tắm Phật online

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào phật tử, hạn chế tập trung đông người trong mùa Phật đản Phật lịch 2565, dương lịch 2021, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Mạng xã hội Phật giáo Butta phát động tuần lễ “Tắm Phật online – Nhân hai công đức”, từ nay đến hết 24h ngày 26/5 (tức 15/4 âm lịch).

Văn khấn Lễ Phật Đản tại nhà

Mời các bạn tham khảo một số văn khấn bài cúng trong nhà (ban thờ gia tiên, ban thờ Phật), ngoài trời từ giới thiệu bởi đội ngũ chuyên gia phong thủy.

Văn khấn Lễ Phật Đản tại nhà (ban thờ Phật)

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con trên mọi nẻo tăm tối khổ đau.

Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa chiến tranh thù hận.

Kính lạy Đức Thế Tôn: Đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại. Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương,xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc.

Kính lạy Đức Thế Tôn: Sức mạnh mà Ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều bạo động và mâu thuẫn. Từ trong đại bi tâm Ngài xuất hiện như một sứ giả hòa bình,mang thông điệp tình thương đến cho cuộc đời thông qua con đường hóa giải. sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực và hữu ích đã có giá trị suốt 2641 năm và sẽ còn giá trị mãi mãi.
Kính lạy Đức Thế Tôn: Nhân mùa đản sanh của Ngài,chúng con thành kính hái đóa vô uqu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác, Đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết:” Mong cho cuộc đời mãi mãi được an vui, hạnh phúc. Người người gặp nhau nhìn nhau với tất cả tấm lòng thương yêu trọn vẹn.

Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ Tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuê, quay về trong tỉnh thức.

Nam mô A Di Đà Phật.

Văn khấn Lễ Phật Đản tại nhà (ban thờ gia tiên)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Lễ Phật Đản sanh gặp tiết rằm tháng 4, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Văn khấn Lễ Phật Đản ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy, 3 lần)

  • Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
  • Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
  • Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Lễ Phật Đản rằm tháng 4 năm…, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Lễ Phật Đản cúng gì?

Ngày nay, cùng sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Những hình ảnh đẹp và ý nghĩa mừng Lễ Phật Đản

Những hình ảnh đẹp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp từ các đại Lễ Phật Đản được tổ chức ở Việt Nam và một số quốc gia khác như Thái Lan.

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Hình ảnh lễ Phật Đản tại Singapore

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Đốt đèn hoa đăng mừng lễ Phật Đản Vesak tại chùa Tam Chúc – Hà Nam (Hình: Nhac Nguyen)

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Hình ảnh nghi lễ mừng Phật Đản tại chùa Tam Chúc – Hà Nam (Hình: Nhac Nguyen)

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Lễ hội hoa đăng mừng Phật Đản tại chùa Tam Chúc – Hà Nam (Hình: Nhac Nguyen)

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Hình ảnh cử hành đại lễ Phật Đản tại chùa Tam Chúc – Hà Nam (Hình: Nhac Nguyen)

Những hình ảnh đẹp về Lễ Phật Đản

Thả đèn trời trong dịp lễ Phật Đản tại Thái Lan

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ về ngồn gốc ra đời, ý nghĩa, văn khấn và những nghi thức diễn ra vào Ngày Lễ Phật Đản. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Xổ số miền Bắc