Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

LNV – Tại phiên họp ngày 29/11 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể ‘Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam’ chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

 

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Ảnh: ST)

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Ảnh: ST)

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đáp ứng những tiêu chí sau để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp:

Di sản này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm. Tri thức và kỹ năng làm nghề được trao truyền trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày.

Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại. Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.

Hồ sơ cho biết, hiện nay, số lượng nghệ nhân, người thực hành và người học nghề tại các làng gốm còn ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi nhiều mối đe dọa khác nhau như sự đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao.

Các hoạt động bảo vệ được đề xuất nhằm giải quyết những thách thức được nêu trong tiêu chí U.2. và bao gồm việc đào tạo, tư liệu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nguyên liệu và tạo sinh kế bền vững cho những người hành nghề. Hồ sơ đã trình bày một thời gian biểu và ngân sách chi tiết.

Cộng đồng, các nhóm và cá nhân có liên quan đã tham gia vào quá trình đề cử bằng cách cung cấp thông tin và đóng góp vào quá trình kiểm kê. Nhiều thành viên trong cộng đồng đã tham gia vào việc quay phim và chụp ảnh quá trình làm gốm và thờ cúng tổ nghề.

Cục trưởng Di sản Văn hóa, bà Lê Thị Thu Hiền cho biết sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ các giá trị nghề làm gốm của người Chăm. Trong hồ sơ đề cử nêu chi tiết kế hoạch được thực hiện trong bốn năm, từ 2023 đến 2026. Trong đó, đề cập đến việc đào tạo, tư liệu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan nguồn nguyên liệu và tạo sinh kế bền vững cho những người hành nghề.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của các dân tộc Việt Nam, đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại và tôn trọng sự đa dạng trong biểu đạt văn hóa theo đúng mục tiêu và tôn chỉ của các công ước của UNESCO mà Việt Nam là thành viên.

Thảo Nguyên TH

Theo đó, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp một lần nữa khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị văn hóa của người dân hai tỉnh nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung, qua đó góp phần không nhỏ giới thiệu đến bạn bè quốc tế về những di sản văn hóa đặc sắc của vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ, giúp đồng bào dân tộc và cộng đồng tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam.Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đáp ứng những tiêu chí sau để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp:Di sản này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm. Tri thức và kỹ năng làm nghề được trao truyền trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày.Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại. Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.Hồ sơ cho biết, hiện nay, số lượng nghệ nhân, người thực hành và người học nghề tại các làng gốm còn ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi nhiều mối đe dọa khác nhau như sự đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao.Các hoạt động bảo vệ được đề xuất nhằm giải quyết những thách thức được nêu trong tiêu chí U.2. và bao gồm việc đào tạo, tư liệu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nguyên liệu và tạo sinh kế bền vững cho những người hành nghề. Hồ sơ đã trình bày một thời gian biểu và ngân sách chi tiết.Cộng đồng, các nhóm và cá nhân có liên quan đã tham gia vào quá trình đề cử bằng cách cung cấp thông tin và đóng góp vào quá trình kiểm kê. Nhiều thành viên trong cộng đồng đã tham gia vào việc quay phim và chụp ảnh quá trình làm gốm và thờ cúng tổ nghề.Cục trưởng Di sản Văn hóa, bà Lê Thị Thu Hiền cho biết sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ các giá trị nghề làm gốm của người Chăm. Trong hồ sơ đề cử nêu chi tiết kế hoạch được thực hiện trong bốn năm, từ 2023 đến 2026. Trong đó, đề cập đến việc đào tạo, tư liệu hóa, giải quyết các vấn đề liên quan nguồn nguyên liệu và tạo sinh kế bền vững cho những người hành nghề.Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh.Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của các dân tộc Việt Nam, đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại và tôn trọng sự đa dạng trong biểu đạt văn hóa theo đúng mục tiêu và tôn chỉ của các công ước của UNESCO mà Việt Nam là thành viên.

Xổ số miền Bắc