NGHI THỨC CÚNG VONG VÀ BÀI CÚNG CƠM VONG CHO NGƯỜI MỚI MẤT

15/07/2021 – 3:30 PM

Admin

64631 Lượt xem

Nghi thức cúng vong là một việc làm quan trong theo quan niệm dân gian được lưu truyền bao đời này. Trong quá trình thực hiện đọc bài cúng cơm vong là một nghi thức không thể bỏ qua. Tham khảo thông tin trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC BÀI CÚNG CƠM VONG

Đọc bài cúng cơm vong hay còn gọi là nghi lễ Chúc thực thể hiện lòng thành kính của các thành viên trong gia đình dành cho người mới mất. Thông qua nghi thức này con cháu muốn bày tỏ sự mong muốn người quá cố phù hộ độ trì cho việc làm ăn và cuộc sống được may mắn, khỏe mạnh.

Điều cần thiết đối với người mới mất đó là giảng đạo lý, phật pháp và các điều có liên quan. Việc cúng cơm vong hàng ngày cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình sẽ có cách cúng cơm khác nhau. Chỉ cần chuẩn bị mâm cơm cúng đơn giản để thể hiện sự thành kính và nỗi nhớ mong của gia đình miễn là thành tâm.

Cúng cơm vong linh

Cúng cơm vong linh

Khi làm mâm cơm cúng trong thời gian 49 ngày đầu bằng các món ăn chay đơn giản, thanh tịnh. Lúc này vong linh của người đã khuất vẫn còn vương vấn nơi trần gian, quyến luyến người thân. Chính vì thế gia đình phải thực hiện lễ cúng vong sau 3 ngày mất để họ có thể cảm nhận được tình cảm. 

Kết hợp với việc cúng vong gia đình phải đọc bài cúng cơm vong hàng ngày để người quá cố thanh thản yên nghỉ và mang đến phước lành, bình an cho con cháu. Thêm vào đó gia đình cũng cần tụng kinh, làm lễ cầu siêu, làm việc thiện, phóng sinh để vong linh người chết sớm được siêu thoát.

NỘI DUNG BÀI CÚNG CƠM VONG CHO NGƯỜI MỚI MẤT

Sau đây là bài cúng cơm vong được đọc hằng ngày trong thời gian 7 ngày:

Đọc 3 lần: “Nam mô A di Đà phật”

Hôm nay ngày…tháng…năm âm lịch tức ngày…tháng…năm… dương lịch.

Nhân ngày chung thất chúng con cùng với tất cả gia quyến chuẩn bị sính lễ bao gồm mâm cơm, cau trầu, rượu nước dâng lên đấng sinh thành.

Than ôi! Sao cha (mẹ) đã vội vã ra đi, trời cao có thấu, muôn phần thương thay. Đời người là những giấc mộng, hình ảnh chỉ là phù vân. 

Ngày thời chim bay, tiết thời bốn chín.

Thấm thoát nay đã tuần bảy

Cây lay gió lặng

Khóc làm sao được

Chỉ có mâm cơm đĩa muối gọi hương hồn về ăn

Xin mời cha (mẹ ) về thụ hưởng.

Cấn cao

Lạy 3 lần “Nam mô A di đà phật”.

Bài khấn cúng cơm

Bài khấn cúng cơm

Bài cúng cơm vong được nhiều gia đình sử dụng để cúng cơm, cầu nguyện cho linh hồn người quá cố sớm siêu thoát. Sử dụng bài khấn như một lời mời trịnh trọng của con cháu mời người mất trở về dùng bữa cơm sum vầy.

LƯU Ý KHI ĐỌC BÀI CÚNG CƠM VONG

Bên cạnh việc đọc trôi chảy bài văn khấn gia đình cần lưu ý một số điều cơ bản trước khi thực hiện nghi thức cúng cơm. Phải dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ trước khi thắp nhang để thể hiện sự tôn trọng với người quá cố. 

  • Khi đọc bài cúng cơm vong các thành viên trong gia đình phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Tuyệt đối không được ăn mặc trang phục lòe loẹt, thiếu vải, luộm thuộm. Trong quá trình đọc các thành viên đứng sau người chủ lễ hai tay chắp trước ngực và nhắm mắt. Đồng thời phải thật thành tâm nghe đọc bài khấn, không được nói chuyện hoặc làm việc riêng để thể hiện sự tôn trọng.
  • Mâm cơm cúng hàng ngày gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các món cơ bản, đặt lên mâm và chọn vị trí bát nhang hợp lý. Hạn chế việc xung đột, phạm phải điều kỵ ảnh hưởng đến người quá cố. Bên cạnh đó cần tụng kinh, sám cầu siêu và hướng thiện để vong linh dễ dàng siêu thoát.

Trên đây là những thông tin về nghi thức cúng vong và bài cúng cơm vong cho người mới mất. Hãy chuẩn bị thật cẩn thận từ lễ vật cho đến bài văn cúng bằng sự thành tâm nhất. Thực hiện nghi thức theo đúng chuẩn truyền thống văn hóa người Việt. Kế thừa, phát huy và truyền lại cho các thế hệ về sau. 

=> Xem thêm bảng giá tang lễ trọn gói tại đây: https://tanglemartino.com/bang-gia-tang-le.html

Xổ số miền Bắc