Nghi thức dựng nêu (Thướng tiêu) trong Hoàng cung Huế báo hiệu Tết về

   Dựng nêu là nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Ngoài những quan niệm về tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn còn có mục đích để báo hiệu ngày Tết đã tới.

   Cây tre được chọn để dựng trong hoàng cung cao, to và chắc, chính vì vậy mà phải hơn 10 người mới vác nổi. Ngọn tre được treo ngọc ấn, bùa đào, ngoài việc đề tên Thần, còn dùng để đề câu đôi Tết, áp dụng theo lối đề câu đối của Mạnh Sưởng đời Tống (Trung Hoa), gọi là “Đề Đào phù”:

“Tân niên nạp dư khánh

Gia tiết hiệu trường xuân”

(Năm mới nhiều điềm tốt

Tiết đẹp gọi xuân lành)

   Được biết, trên cơ sở tài liệu xưa ghi lại, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên nét sinh hoạt có tính điểm nhấn, tạo không khí vui tươi chào đón Tết Nguyên Đán Quý Mão.

   Dưới đây là một số hình ảnh:

Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu

Những vật phẩm ngọc ấn, bùa đào,… được treo ở đầu ngọn nêu

Cây nêu được dựng ở Triệu Tổ Miếu

Đoàn rước nêu tiến về Thế Tổ Miếu, dựng cây nêu thứ 2

Cây tre được chọn để dựng trong hoàng cung cao, to và chắc

Đoàn rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc ngang qua cổng Ngọ Môn

Cây nêu được dựng lên cũng là lúc mọi người cầu mong năm mới nhiều điều tốt lành, an khang, thịnh vượng

Xổ số miền Bắc