Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam

Trong cuốn sách khơi gợi nhiều suy nghĩ của mình, nhà văn Geetesh Sharma nhấn mạnh đến quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam có niên đại đến 2.000 năm hoặc có thể hơn thế nữa. Một sự thật lịch sử được hình thành là đã có một Vương quốc của người Hindi/ Chămpa trải dài ở miền Trung Việt Nam từ Bình Thuận tới Quảng Nam và kéo dài từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ 15 sau Công nguyên. Theo những phát hiện gần đây, nền văn hóa và tôn giáo Hindi còn ảnh hưởng sâu sắc tới Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam dưới Đế chế FuNan cả từ trước đó.

Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, sự hình thành Vương quốc của người Hindi tại Việt Nam cũng như sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ không hề bắt nguồn từ bất cứ cuộc xâm lược, bạo lực hay áp bức nào, và người Hindi của Vương quốc Hindi thống trị tại Việt Nam cũng chưa bao giờ tìm cách bóc lột người Việt Nam về mặt kinh tế và dời chuyển thủ phủ do họ tạo dựng về Ấn Độ. Sau khi Vương Quốc Hindi tại Việt Nam suy tàn, những vết tích của giai đoạn này vẫn hiện hữu dưới dạng những đền/ tháp Hindi/ Chăm ngoài hàng nghìn các bức tượng của vô số các vị thần Hindi như Shiva, Brahma, Vishnu, Uma, Bhagwati, Sarswati, Mahishasurmardini, Ram, Krishna, Ganesh, v.v. và rất nhiều các chỉ dụ bằng đá tại Sanskrit và Pali rải rác nhiều nơi tại miền Trung và miền Nam Việt Nam thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và những dấu vết này được Chính phủ Việt Nam bảo tồn cẩn thận.

Theo Giáo sư Amalendu De, một nhà sử học danh tiếng, nguyên Chủ tịch của Cơ quan nghiên cứu Xã hội Châu Á (Asiatic Society) ở Kolkata, tác giả đã nhận định đúng về sự lan tỏa của văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á như là một cuộc “xâm lăng” tri thức thông qua những phương tiện hòa bình. Ông bàn luận một cách thấu đáo qua cuốn sách của mình rằng các thương nhân, phú thương, thợ thủ công, những hoàng tử trẻ thích phiêu lưu mạo hiểm và cả các học giả Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng đối với nền văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ tại Việt Nam.

Ông cũng biện luận một cách thuyết phục rằng mặc dù những nhà cai trị người Hindi tại Việt Nam ưu ái tri thức, nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ, nhưng trong một giai đoạn nào đó, họ đã tự coi họ như một phần của Việt Nam và nền văn hóa Ấn Độ hoàn toàn bị che lấp bởi nền văn hóa địa phương. Trong lời đề tựa của cuốn sách này, Giáo sư Amalendu De cũng nhận định: “Không nghi ngờ gì nữa, chuyến vượt biển đầu tiên của tác giả đã làm phong phú kiến thức của chúng ta về cả Ấn Độ và Việt Nam ở thời kỳ Cổ đại”.

Cuốn sách được viết với ngôn ngữ đơn giản sẽ mang đến cho người đọc một sự lý thú về vương quốc Hindu ở Việt Nam và quan hệ Ấn Độ – Việt Nam lâu đời qua 18 chương sách với những điểm nhấn ở các khía cạnh khác nhau. Quyển sách cũng chứa đựng nhiều thông tin hầu như chưa được biết đến cho đến tận ngày nay. Một điểm hấp dẫn khác của quyển sách là 53 hình ảnh màu sắc các di tích đền, tháp Chăm/ Hindu, phù điêu các vị thần Hindu, bản khắc đá và bia đá. Quyển sách cung cấp cho người đọc một tài liệu lý thú và cũng là một tài liệu đáng lưu giữ vì đã mang đến một khía cạnh mới cho lịch sử, bác lại những học thuyết phổ biến của các nhà sử học phương Tây.

Sinh năm 1932 tại bang Bihar, Ấn Độ, ngay từ thiếu thời ông Geetesh Sharma đã là người có quan điểm theo chủ nghĩa Duy lý. Mới tuổi 16 ông rời gia đình nhà đi Kolkata để đi theo lựa chọn riêng của mình. Tại Kolkata, ông bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò là phóng viên tờ Nhật báo Hindi – Dainik Vishwamitra vào năm 1952 và kể từ đó ông theo đuổi sự nghiệp báo chí và từng làm việc cho một số tờ báo, tập san và tạp chí. Hiện tại, ngoài vai trò là một nhà văn, ông còn là Tổng Biên tập của tờ báo tiếng Hindi – Jan-Sansar.

Là người có quan điểm tiến bộ và có tình cảm đặc biệt với Việt Nam, trong suốt hơn 40 năm qua, ông đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh. Ông cũng thúc đẩy việc trao đổi nhiều đoàn đại biểu văn hóa, và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Ngoài hàng loạt bài báo viết, ông cũng viết một số cuốn sách về Việt Nam như: “Quan hệ Ấn Độ – Việt Nam: Từ ngày đầu tới thế kỷ 21” – cuốn sách đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Cuốn sách gần đây “Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” cũng đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở TP Hồ Chí Minh. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách xuất bản bằng tiếng Hindi và tiếng Anh.

Với những đóng góp của cá nhân cũng như tư cách Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ – Việt Nam, ông đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tặng thưởng Kỷ niệm chương vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc

Xổ số miền Bắc