Những lưu ý trong văn hóa giao tiếp của người Ấn Độ

Văn hóa giao tiếp người Ấn Độ cũng có những quy tắc nhất định. Bất cứ cử chỉ, hành động nào của bạn cũng có thể khiến họ cảm thấy khó chịu. Từ lời chào hỏi, trang phục đến cách trả lời, đàm phán, trao danh thiếp bạn cũng phải lưu ý.

Ấn Độ là nơi tồn tại nhiều nền tôn giáo và các quy tắc trong cuộc sống hàng ngày. Với văn hóa giao tiếp người Ấn Độ cũng vậy, bạn phải tìm hiểu và lưu ý một số điều để tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có. Đừng bất ngờ khi họ trễ hẹn với bạn, bởi với họ trễ hẹn 15 phút vẫn chấp nhận được và trường hợp này cũng thường gặp ở đây.

 nhung-luu-y-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-an-do-1.jpg

Có rất nhiều điều cần lưu ý khi giao tiếp với người Ấn Độ

Lưu ý khi chào hỏi, làm quen

Bắt tay là hành động nên thực hiện khi chào hỏi ai đó. Ở Ấn Độ cũng không ngoại lệ, tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên bắt tay quá chặt vì sẽ bị xem là thiếu lịch sự. Bạn cũng đừng nghĩ nơi đây tồn tại nhiều tôn giáo mà chắp tay chào, hành động này được xem như khấn vái.

Khi giao tiếp làm quen, bạn đừng bất ngờ khi gặp những câu không đầu không đuôi vì đây là cách để họ đánh giá bạn có tin cậy không. Người Ấn hỏi rất tỉ mỉ về gia đình, bạn độc thân hay đã kết hôn hay ly hôn, thông tin về vợ hoặc chồng, con của bạn. Nếu bạn đang đàm phán với đối tác, sẽ rất tốt nếu mang theo ảnh gia đình.

 nhung-luu-y-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-an-do-2.jpg

Người Ấn nói “Namaste” khi chào với lòng bàn tay ép vào nhau trước ngực, các ngón tay quay lên trên

Lưu ý khi dùng bữa với người Ấn

Người Ấn được biết đến là ăn bằng tay, tuy nhiên đây là quy tắc ăn trong gia đình. Nếu dùng bữa với đối tác, đặc biệt là với người nước ngoài thì họ cũng thường dùng dao, thìa, dĩa như các nước khác. Tuy nhiên, do có nhiều tôn giáo nên cách chế biến món ăn ở đây cũng rất khác nên bạn cần lưu ý khi gọi món.

Bia, whisky, gin tonic là những đồ uống được ưa chuộng tại Ấn Độ. Cần lưu ý, trong bữa ăn không nên dùng rượu, nhiều đối tác kinh doanh tại đây cũng không có thói quen uống rượu. Sau món tráng miệng, bạn nên cáo từ ra về, nếu ở lại lâu hơn bạn sẽ bị xem là bất lịch sử. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, bữa ăn thường bắt đầu rất muộn sau các thủ tục đón tiếp cầu kỳ, vì thế bạn nên lót dạ trước khi đến dự tiệc.

 nhung-luu-y-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-an-do-3.jpg

Người Ấn được biết đến là ăn bằng tay, tuy nhiên đây chỉ là quy tắc ăn trong gia đình

Chú ý giao tiếp: Không phải cứ “Vâng” là đồng ý

Tại Ấn Độ, khi nói “vâng” không phải chỉ có nghĩa là đồng ý mà nó còn có thể là “không biết”. Nếu bạn nói “vâng” với thái độ ngại ngần, không thích thì “vâng” còn có thể hiểu là “không”. Để tránh gây hiểu lầm cho đôi bên, bạn nên hạn chế đặt câu hỏi có không và nên nói rõ ý khi trả lời với đối phương.

Trong văn hóa giao tiếp người Ấn Độ, bạn không nên phê phán trực diện, từ chối hay bác bỏ ý kiến thẳng thừng. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng, bất lịch sự và sẽ khiến đối phương không hài lòng và sẽ gây ra những xích mích không đáng có.

 nhung-luu-y-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-an-do-4.jpg

Không phải cứ “Vâng” là đồng ý

Khi giao tiếp với người Ấn, bạn nên chọn ngôn ngữ để trao đổi là tiếng Anh. Đừng chủ quan chọn bất cứ ngôn ngữ ở đây sẽ rất khó khăn nếu bạn không hiểu hết hàm ý của chúng. Đối với tiếng Hindi, nếu bạn dùng ở miền Bắc sẽ gây ấn tượng tốt nhưng sẽ phản tác dụng khi nói tiếng này ở miền Nam.

Những cử chỉ cần lưu ý khi giao tiếp với người Ấn

Khi gặp đối tác là người Ấn, bạn nên cẩn thận khi trao danh thiếp. Hãy dùng tay phải để trao danh thiếp và nhận danh thiếp từ đối tác Ấn Độ. Bởi tay phải được xem là may mắn, sạch sẽ, lẽ phải. Các doanh nghiệp Ấn Độ có trật tự tổ chức nghiêm ngặt nên chức danh trên danh thiếp cũng rất quan trọng. Nếu chức danh là giám đốc hoặc chủ tịch sẽ được coi trọng và có tiếng nói trong đàm phán.

Người Ấn đánh giá cao những món quà mang tính dân tộc, đất nước của người tặng. Đây cũng là một lưu ý nếu bạn muốn tặng quà cho người Ấn. Bạn có thể để kèm danh thiếp của mình khi tặng quà để họ biết bạn là ai và ý nghĩa của món quà. Bạn cũng cần lưu ý chọn trang phục lịch sự khi gặp đối tác là người Ấn Độ. Nên chọn comple dù vào mùa hè hay mùa đông vì nhiệt độ điều hòa trong phòng làm việc của họ rất thấp, chỉ khoảng 18 độ C.

 nhung-luu-y-trong-van-hoa-giao-tiep-cua-nguoi-an-do-5.jpg

Người Ấn đánh giá cao những món quà mang tính dân tộc, đất nước của người tặng

Thông thường một cuộc đàm phán của người Ấn sẽ bắt đầu bằng những chuyện ngoài lề, dùng nước rồi mới vào đàm phán. Và cuộc đàm phán thường rất chi tiết và kéo dài. Nếu đạt kết quả nhanh, người Ấn sẽ cho rằng có gì đó không ổn. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị các câu hỏi và lập luận để họ hiểu hơn về dự án, hợp đồng.

Đến trễ 15 phút không phải là trễ hẹn

Người Ấn không phải luôn trễ hẹn. Nhưng đối với họ, việc trễ hẹn 15 phút là vẫn chấp nhận được, thậm chí còn có người đến muộn cả tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với họ. Nếu các đối tác nước ngoài trễ hẹn thì vẫn bị xem là không lịch sự, thiếu tôn trọng họ.

Văn hóa giao tiếp người Ấn Độ có nhiều điều có thể bạn chưa biết. Tìm hiểu và lưu lại những điều trên để nếu được đến đây du lịch hay công tác cũng không xảy ra bất cứ hiểu lầm nào với người Ấn.

Bạn cũng có thể tham khảo các Tour Ấn Độ đang có nhiều ưu đãi lớn của PYS Travel: 

Tour du lịch Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ TP.HCM

Tour Ấn Độ 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội

Tour Ấn Độ từ TP.HCM

Xổ số miền Bắc