Những mẫu tiểu cảnh trong nhà đẹp được ưa chuộng nhất cho nhà ở | SGL – SaiGon Landscape

Trong thiết kế nhà ở hiện nay, bên cạnh việc chú trọng nội thất, ngày càng nhiều người có xu hướng thiết kế tiểu cảnh trong nhà nhằm mang lại vẻ đẹp nghệ thuật và sống động, không kém phần tinh tế, sang trọng. Hôm nay, SGL – Saigon Landscape xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu tiểu cảnh trong nhà đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay!

Ưu điểm khi thiết kế tiểu cảnh trong nhà

Bằng cách sử dụng các vật dụng trang trí, kết hợp với sinh vật sống như cây cối, hoa lá, chim cá… những thiết kế tiểu cảnh trong nhà mang lại những lợi ích về cả nghệ thuật lẫn tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

Thẩm mỹ  – nghệ thuật

Mỗi tiểu cảnh lột tả tính cách và sở thích của người chủ gia đình, thể hiện gu thẩm mỹ cao và cách sống gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ.

Ngoài ra, tiểu cảnh còn giúp kết nổi vẻ đẹp của những đồ dùng xung quanh, giúp không gian nhà ở trở nên hài hòa hơn.

Điều hòa không khí

Thông thường, tiểu cảnh đều kết hợp với cây xanh rất tốt trong việc thanh lọc và điều hòa không khí. Tiểu cảnh giúp mang thiên nhiên gần hơn với cuộc sống hơn. Nhiều loại cây có tác dụng hấp thụ chất độc hại, bức xạ từ thiết bị điện tử trong gia đình giúp không khí trong lành hơn.

Không gian sống đẹp – xanh

Bên cạnh những đồ dùng nội thất, tiểu cảnh dù chỉ đơn giản là cành lá, hòn non bộ nhỏ, thác nước… cũng giúp mang lại một không gian sống gần gũi với thiên nhiên. Màu xanh của cây cối giúp tinh thần phấn chấn, thúc đẩy lối sống tích cực. Tiểu cảnh có nước giúp làm dịu tâm trạng mỗi khi nghe tiếng róc rách của dòng chảy. Không gian xanh trở thành liệu pháp tự nhiên chữa lành tâm hồn.

Phong thủy

Yếu tố quan trọng không kém mà tiểu cảnh trong nhà mang lại là phong thủy. Mỗi thiết kế đều mang chủ đề và ý nghĩa riêng, có tác dụng điều hòa âm dương, thu hút vận khí tốt cho chủ nhà. Những tiểu cảnh được đặt ở vị trí hợp với mệnh gia chủ sẽ gia tăng sức khỏe, may mắn, tài lộc và gia đình thuận hòa hạnh phúc.

Những loại tiểu cảnh trong nhà đẹp và độc đáo

Tiểu cảnh được thiết kế đa dạng, phù hợp với phong cách tổng thể của ngôi nhà. Sự kết hợp giữa cảnh quan và cây cối, sinh vật sống, tiểu cảnh trang trí phải hài hòa với các yếu tố xung quanh trong không gian sống.

Những vật dụng được dùng để tạo nên tiểu cảnh đẹp như đá, sỏi, hòn non bộ, thác, suối nhân tạo, cây cối, hoa lá, tượng tôn giáo hay tượng phong thủy…

Tiểu cảnh khô

Cảnh quan được thiết kế không có sự tham gia của yếu tố nước. Tiểu cảnh khô là sự kết hợp của cây xanh, đất, đá, sỏi, bàn ghế và vật dụng trang trí khác. Vị trí đặt tiểu cảnh khô thường là dưới cầu thang hoặc một góc nhỏ cạnh hiên nhà vừa tô điểm cho không gian phòng khách, vừa là nơi trung hòa ánh nắng tự nhiên cho ngôi nhà.

Tiểu cảnh ướt

Hòn non bộ, thác hay suối nước, tường nước, bể cá…là những thành phần chính trong thiết kế tiểu cảnh ướt. Nước đóng vai trò chủ đạo và là nguồn mạch chính thu hút tài lộc về mặt phong thủy. Ngoài ra, nước còn điều hòa không khí, cân bằng độ ẩm và giúp không gian sống mát mẻ hơn.

Những ngôi nhà có phần trống phía dưới cầu thang thường được tận dụng để thi công hồ cá mini, hòn non bộ hay một bể cá sinh thái. Kết hợp thêm tượng trang trí và đá sỏi xung quanh tạo nên một bức tranh hài hòa.

Cần lưu ý hệ thống cấp và luân chuyển nước để dòng nước trong hồ luôn được sạch, tránh côn trùng trú ngụ.

Tiểu cảnh tâm linh

Một số gia đình có tín ngưỡng hoặc yêu thích văn hóa về tôn giáo thường chọn tiểu cảnh tâm linh để gắn kết con người với lối sống tinh thần an lạc, thanh tịnh. Cảnh quan thường thấy là chất liệu gỗ hoặc đá thể hiện sự mộc mạc. Tượng tôn giáo được đặt ở trung tâm và các yếu tố khác như thác nước, đá…bổ trợ xung quanh.

Tiểu cảnh được đặt ở những vị trí trang nghiêm và tĩnh lặng, là nơi giúp con người được thả mình vào những chiêm nghiệm cuộc sống, lấy lại cân bằng sau những khó khăn, mệt mỏi.

Nên xem: Mẫu tiểu cảnh thác nước đẹp chuẩn phong thủy

Tiểu cảnh cây xanh

Cảnh quan lấy cây xanh làm chủ đạo. Cây có thể được đặt trong chậu hoặc được trồng trực tiếp ở góc nhỏ trong nhà một cách độc đáo. Tiểu cảnh cây xanh có thể được đặt ở nhiều vị trí trong nhà như phòng khách, ban công, sân thượng…

Tiểu cảnh cây xanh mang lại một không gian sống luôn xanh mát, tràn đầy năng lượng. Chất lượng không khí trong nhà luôn được cải thiện.

Có thể bạn cần: Các loại cây leo trồng trong chậu cực đẹp, mát và phong thủy

Tiểu cảnh kết hợp

Các loại tiểu cảnh có thể được kết hợp với nhau một cách hợp lý vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà, vừa tốt cho sức khỏe và tinh thần của gia chủ.

Ví dụ, có thể kết hợp tiểu cảnh khô hoặc ướt với tiểu cảnh tâm linh, tiểu cảnh nước với tiểu cảnh cây xanh… Lưu ý, vị trí đặt của các loại tiểu cảnh, tượng, cây xanh và vật dụng trang trí để phù hợp về phong thủy, thu hút năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

Tiểu cảnh giếng giời

Giếng trời là khoảng không gian thẳng đứng đón nhận ánh sáng trực tiếp từ mái nhà chiếu thẳng xuống nền đất. Đây là nơi cung cấp ánh sáng tự nhiên và luân chuyển không khí. Trong khu vực giếng trời, tiểu cảnh với cây xanh, đá, sỏi…có thể giúp khoảng không gian không còn đơn điệu, ngược lại càng tràn đầy sức sống.

Một số giếng trời còn trồng cây trực tiếp xuống nền đất. Nhờ cây có dáng đẹp, vươn thẳng lên cao nên mang lại vẻ đẹp riêng và ấn tượng cho ngôi nhà.

Có thể bạn cần: Hướng dẫn chăm sóc cây cảnh trong nhà

Những lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh trong nhà

Khi thiết kế tiểu cảnh trong nhà, dù đơn giản hay cầu kỳ đều phải chú ý đến một số yếu tố như:

Kích cỡ tiểu cảnh so với không gian ngôi nhà

Kích cỡ của tiểu cảnh phải phù hợp với không gian ngôi nhà. Ngôi nhà hạn chế về diện tích nên đặt tiểu cảnh đơn giản, kích thước nhỏ để đảm bảo không gian thoáng đãng, không bị rối mắt.

Vị trí tiểu cảnh

Cần bố trí cảnh quan ở vị trí và hướng phù hợp với mệnh của người chủ gia đình. Nếu đặt sai vị trí hoặc phạm vào những điểm tối kỵ của phong thủy sẽ mang lại những trường năng lượng xấu.

Để tiết kiệm không gian, cần tận dụng những khu vực như gầm cầu thang, giếng trời giúp những nơi tưởng chừng là góc khuất và ít hữu dụng trong kiến trúc lại trở nên đẹp và thẩm mỹ hơn.

Độ sâu của nước

Đối với tiểu cảnh ướt và có bể cá, cần lưu ý thi công độ sâu của hồ phù hợp. Không nên thiết kế bể quá sâu làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc cá, thay nước, vớt rêu… Độ sâu hồ cũng phải đáp ứng an toàn đối với nhà có trẻ nhỏ để phòng tránh những trường hợp rủi ro.

Chăm sóc yếu tố thực vật, động vật của tiểu cảnh

Thường xuyên cắt tỉa cành lá héo úa, chăm sóc, bón phân để cây luôn sinh trưởng tốt. Cây xanh tươi cũng là yếu tố thu hút may mắn cho gia đình. Đối với tiểu cảnh có hệ sinh thái dưới nước, cần khử độc trước khi thả cá vào, thường xuyên thay nước, chăm sóc cá.

Bài viết liên quan: Gợi ý 6 Cách Làm Trong Nước Hồ Cá 

Ban biên tập: SGL – Saigon Landscape

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Xổ số miền Bắc