Phong tục Nhật Bản và những điều ĐẶC BIỆT bạn cần biết

Tuy cùng là quốc gia châu Á xong phong tục Nhật Bản có rất nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Đây cũng chính là lý do những bạn thực tập sinh, lao động đi Nhật cần tìm hiểu phong tục tập quán của người Nhật để có ứng xử phù hợp. Cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Phong tục Nhật Bản

Phong tục Nhật Bản trong đời sống hàng ngày

Không đi giày vào trong nhà

Nếu có dự định đến với “đất nước mặt trời mọc”, bạn cần chú ý để giày dép đúng nơi quy định. Với người Nhật, giày dép đi ngoài đường được xem là đồ không vệ sinh, và không được mang vào sử dụng trong nhà. Vì thế, trước cửa nhà của người Nhật sẽ thường có kệ để giày.

Đặc biệt, khi đến những khu vực linh thiêng như đền chùa, bạn bắt buộc phải bỏ giày dép trước khi bước vào cửa.

Những khu vực khác nhau sẽ sử dụng loại giày dép khác nhau mà các bạn nên biết. Tới các công ty của Nhật làm việc, khi bước vào cửa bạn sẽ được hướng dẫn thay giày và sử dụng dép đi riêng trong nhà. Và nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh, dép đi dành riêng trong khu vực Toilet cũng được yêu cầu thay ngay trước cửa. Đồng thời cũng đừng quên đổi lại dép khi ra khỏi khu vực này. Giày dép phải được xếp ngay ngắn thẳng hàng.

Cúi đầu khi chào hỏi hay nói cảm ơn

Khi tiếp xúc với người Nhật, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hành động cúi đầu khi chào hỏi, cảm ơn. Ngay cả khi bạn đi ngang qua một người quen thì việc gật đầu nhẹ cũng khá phổ biến.

Phong tục Nhật Bản

Không chỉ khi chào hỏi mà khi bạn bày tỏ lòng biết ơn hay trong trường hợp bạn gọi với theo một ai đó để họ dừng lại thì bạn cũng phải nói “Sumimasen”. Bản thân từ “Sumimasen” có nghĩa là xin lỗi.

Có không ít người thắc mắc “tại sao họ lại xin lỗi mặc dù không làm gì sai?”. Tuy nhiên, người Nhật đánh giá rất cao sự khiêm tốn. Tự hạ thấp bản thân là một hành động thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đối phương và nó đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản trong nhiều thế kỷ qua. Đó là lý do vì sao người Nhật có cách thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn có thể gây khó khăn cho người nước ngoài khi tìm hiểu về ngôn ngữ này.

Vừa đi vừa ăn là bất lịch sự

Với người Nhật, đây là hành động bất lịch sự, thậm chí là thô lỗ. Bữa ăn ở Nhật được xem là một nghi thức trang trọng. Để có thể ngồi và thường thức bữa ăn thì người ta cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức.

Khi McDonald’s lần đầu tiên mở cửa tại Nhật Bản vào những năm 1970 và khái niệm đồ ăn nhanh dần ăn sâu vào xã hội Nhật Bản. Nó được xem là một xu hướng không phù hợp vì sản phẩm của McDonald’s vừa đủ để dễ cầm trên tay và thưởng thức ngay cả khi chúng ta đang đi ngoài đường.

Không chỉ bị coi là không phù hợp, mà việc ăn uống trong lúc đi bộ ở Nhật Bản là khá bất tiện bởi vì có rất ít những thùng rác công cộng. Nếu may mắn, bạn sẽ bắt gặp một cửa hàng tiện lợi hoặc công viên; nơi bạn tìm được thùng rác; còn không bạn buộc sẽ phải giữ rác suốt cả ngày.

Xếp hàng tại nơi công cộng

Phong tục Nhật Bản

Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao. Dù bạn là ai, làm công việc gì hay ở đâu thì khi sử dụng dịch vụ công cộng, bạn cũng phải xếp hàng theo thứ tự. Tại “đất nước mặt trời mọc”, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hiện tượng chen lấn, xô đẩy khi vào cầu thang hay mua đồ tại các siêu thị, lên tàu điện ngầm…

Khi cửa thang máy hay tàu điện ngầm mở, họ sẽ nhường đường cho hành khách ra hết rồi mình mới được bước vào theo lần lượt hàng đã xếp. Điều này nói lên rất rõ quy tắc sống của con người Nhật, sống và làm việc theo nguyên tắc.

Tuyệt đối không gây tiếng ồn nơi công cộng

Tại những địa điểm công cộng của Nhật hay trên các tàu điện ngầm, bạn sẽ bắt gặp nhiều hình ảnh người Nhật ngồi chăm chú đọc sách hay giữ yên lặng thay vì ngồi tán chuyện hay gọi điện thoại gây ồn ào.

Họ luôn tôn trọng không khí của mọi người xung quanh, không để cá nhân ảnh hưởng đến mọi người. Nếu ai đó có việc bắt buộc sử dụng điện thoại trên các phương tiện công cộng, vui lòng hãy nói vừa đủ nghe và ngắn gọn. Và nếu có thể hãy di chuyển đến khu vực ít người nhất để nghe hoặc gọi. Đây là quy tắc sống tôn trọng bản thân, tôn trọng những người xung quanh mình.

Nhận và đưa đồ bằng hai tay

Việc bạn đưa đồ hay nhận đồ từ ai đó cũng cần phải có lịch sự và văn hóa. Việc sử dụng 2 tay khi đưa hay nhận đồ là điều rất cần thiết, đặc biệt khi các bạn giao tiếp với người lớn tuổi ở Nhật Bản.

Hành động trên trẻ em tại đất nước này được gia đình cũng như trường học giáo dục từ nhỏ, tạo nên ý thức kỹ năng sống tốt cho người dân Nhật Bản.

Văn hóa đọc sách

Phong tục Nhật Bản

Người Nhật rất coi trọng việc đọc sách. Nếu như đã đến Nhật bạn có thể bắt gặp nét đẹp văn hóa này trên các tuyến xe bus, xe khách, trên gas tàu điện ngầm. Điều này thể hiện vẻ đẹp trong giá trị nhận thức, đem lại những kiến thức họ có thể tích lũy được ở mọi lúc mọi nơi. Nét đẹp văn hóa này thể hiện ý thức của người Nhật được giáo dục góp phần mang lại những giá trị to lớn cho đất nước và con người

Không nói chuyện điện thoại trên phương tiện công cộng

Ở Nhật Bản, có quy tắc là bạn không được nói chuyện điện thoại khi đi tàu hoặc xe buýt. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, hầu như không một ai nói chuyện điện thoại trên tàu. Cũng có một số trường hợp không thực hiện quy tắc này, và thường thì họ sẽ bị mọi người bị nhìn bằng ánh mắt không mấy thiện cảm.

Trong thang máy cũng vậy, người Nhật thường không nói chuyện điện thoại cũng như nói chuyện với nhau mặc cho bầu không khí im lặng bao trùm lên tất cả.

Luôn mang theo một chiếc khăn tay

Hầu hết các phòng vệ sinh công cộng ở Nhật Bản không có khăn tay hoặc máy sấy khô. Nếu bạn đi đến một trung tâm thương mại hoặc một nhà vệ sinh công cộng hiện đại như ở trong trung tâm mua sắm, thì có lẽ sẽ có một máy sấy khô tay tự động.

Máy sấy khô tay xuất hiện phổ biến hơn ở những khu vực đông đúc nhộn nhịp tại Tokyo so với các khu vực khác của Nhật Bản. Hầu hết khi bước vào các phòng vệ sinh trong nhà ga và nhà vệ sinh công cộng kiểu cũ, bạn sẽ không thấy có bất cứ thiết bị hay vật dụng gì để làm khô tay. Để tự khắc phục điều này, bạn nên luôn mang theo một chiếc khăn tay nhỏ bên mình.

Phong tục truyền thống Nhật Bản và những nét đặc trưng

Bên cạnh những phong tục Nhật Bản được hình thành trong quá trình phát triển thì người dân “xứ anh đào” cũng có nhiều phong tục truyền thống, được lưu giữ như một nét đẹp văn hóa.

Phong tục Nhật bản – Thiệp chào năm mới

Người dân “xứ anh đào” có thói quen là gửi những tấm thiệp cùng với những lời nhắn gửi bên trong tâm thư chào năm mới để cảm ơn tới những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ bản thân họ trong suốt quãng thời gian qua. Tấm thiệp này cũng được gửi tới người thân, gia đình hay bạn bè với những mục đích như thông báo về tình hình của bản thân trong những năm vừa qua.

Thiệp chào năm mới là một nét văn hóa ăn sâu vào tiềm thức con người Nhật Bản đã từ rất lâu đời, thấm sâu vào đời sống của người Nhật. Thiệp chào năm mới sẽ được phát vào ngày mùng 1 đầu năm.

Văn hóa trà đạo

Phong tục Nhật Bản

Người Nhật có văn hóa thưởng thức trà rất đặc biệt và tinh tế. Văn hóa trà đạo tại Nhật Bản được bắt nguồn và hình thành từ đầu thế kỷ thứ 12 và đang được người dân nơi đây phát huy giữ gìn vẻ đẹp truyền thống này cho đến tận bây giờ.

Văn hóa thưởng thức món trà đạo này nói nên 4 ý nghĩa trong tiềm thức của người Nhật đó là: hòa, kính, thanh, tịch. Nó mang lại giá trị văn hóa tinh thần trong lối sống của người Nhật Bản

Trang phục truyền thống Kimono

Chắc hẳn khi nhắc tới Nhật Bản điều đầu tiên bạn bè nhắc đến đó là trang phục truyền thống của người Nhật – Kimono. Trang phục Kimono luôn luôn được người Nhật mặc vào những dịp lễ hội truyền thống. Nếu như nhìn vào trang phục Kimono mà người dân Nhật mặc họ có thể đoán được người đó mặc Kimono với mục đích gì, dự lễ gì và có gia đình hay chưa?

TOP phong tục kỳ lạ chỉ có tại “đất nước mặt trời mọc”

Phụ nữ thanh toán hóa đơn vào cuối bữa ăn

Không giống như ở một số nơi, khi gia đình đi ăn ở ngoài, hầu hết phụ nữ Nhật là người thanh toán hóa đơn bữa ăn. Trong các hộ gia đình Nhật Bản, người chồng thường đưa hết lương cho vợ để quản lý.

Nói “KHÔNG” với tiền boa

Phong tục Nhật Bản

Theo quan niệm của người Nhật, hành động đưa tiền boa không phải là hành vi đứng đắn – thậm chí đôi khi còn bị xem là một sự sỉ nhục. Vì vậy, thông thường người Nhật sẽ không hề thấy vui khi bạn đưa tiền boa, và thậm chí có rất nhiều người sẽ đuổi theo bạn để trả lại tiền.

Nếu có một nhân viên nào đó tỏ ra hữu ích với bạn, hãy đưa cho họ một món quà nhỏ như một hộp kẹo hay một chai rượu chứ đừng móc ví và đưa tiền.

Húp mì thật to là biểu hiện lịch sự

Giống như việc ợ sau khi dùng bữa ở Ấn Độ, người Nhật cũng rất thích nghe tiếng húp mì xì xoạp – điều chứng tỏ bạn rất thích món mì đó. Thậm chí, nếu bạn húp không đủ to, người Nhật còn nghĩ thực ra bạn không hề thích món này. Một phần là vì các món súp và mì ở Nhật Bản thường dùng khi nóng, vì vậy việc húp mì cũng giúp món ăn nguội bớt.

Đem theo quà tặng khi đến thăm nhà

Nếu bạn được mời đến nhà một người Nhật, hãy mang theo một món quà và chủ nhà chắc chắn sẽ thấy rất vinh hạnh. Sẽ thật tuyệt vời nếu món quà đó là đặc sản của quê hương bạn, và nếu nó được bọc gói thật đẹp và cẩn thận thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Phong tục Nhật Bản

Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ từ chối quà từ người Nhật – tuy nhiên hãy cố gắng đưa quà cho họ trước.

Tại một số quốc gia, bạn sẽ là người lịch sự khi rót đồ uống cho người khác trước rồi cuối cùng mới đến mình. Tuy nhiên ở Nhật, làm như vậy sẽ tạo cảm giác thiếu tôn trọng. Nếu bạn rót đồ uống cho mọi người, hãy đảm bảo ly của bạn không có gì để người khác có thể rót “trả lễ”.

Trên đây là một số phong tục Nhật Bản và những nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này. Hi vọng phần tổng hợp này đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về nước Nhật để nhanh chóng thích nghi trong quá trình sống và làm việc tại đây.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

    Xổ số miền Bắc