Phospho: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa phospho

Phospho là một khoáng chất có vai trò quan trọng cho cơ thể để thực hiện các chức năng thiết yếu. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn từ bao quát đến chi tiết các thông tin về phospho, bao gồm phospho là gì, tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ và thực phẩm giàu phospho.

Phospho là một nguyên tố đa lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển, đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của thận, xương, cơ và mạch máu cũng như từng tế bào trong cơ thể của bạn. Chúng hiện diện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và trong các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Việc sử dụng phospho quá liều và không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng không tốt đến cơ thể.

1Phospho là gì?

Phospho là khoáng chất dồi dào thứ hai trong cơ thể người

Phospho là khoáng chất dồi dào thứ hai trong cơ thể người

Phospho là nguyên tố đa lượng rất quan trọng, cấu thành và tồn tại trong hầu hết các cấu trúc của cơ thể, với số lượng chỉ đứng thứ hai sau calci. Cụ thể:

– Tham gia tổng hợp nên ADN, ARN, xương, răng, màng tế bào.

– Điều hòa nhịp tim.

– Tham gia dẫn truyền xung thần kinh.

– Hoạt hóa enzyme.

– Thành phần của phân tử mang năng lượng ATP, giúp cho các tế bào hoạt động.

– Giúp cơ bắp mạnh khỏe, giảm chuột rút, đau cơ sau khi luyện tập.

– Tham gia vào quá trình lọc và loại bỏ các chất thải từ thận.

– Giúp cho các loại vitamin như vitamin B, D và khoáng chất như magie, kẽm, iod được sử dụng hiệu quả.

Trong tự nhiên, phospho chủ yếu được bổ sung vào cơ thể thông qua quá trình ăn uống. Chúng có mặt trong nhiều loại thực phẩm và được hấp thu dễ dàng qua ruột.

2Tác dụng của phospho đối với cơ thể

Phospho giúp điều hòa nhịp tim

Phospho giúp điều hòa ổn định nhịp tim

Phospho giúp điều hòa ổn định nhịp tim

Giống như tất cả các cơ quan khác, tim cần năng lượng từ phospho để hoạt động. Với vai trò là một chất điện giải, phospho giúp tạo ra các xung điện trong tim, giúp tim co bóp, bơm máu một cách bình thường. Bên cạnh đó, sự vận hành ổn định của tim còn phụ thuộc vào lượng calci trong máu và sự cân bằng kiềm – toan, do đó nếu thiếu hoặc thừa phospho, những nhân tố trên sẽ không còn được duy trì ở mức bình thường và gián tiếp ảnh hưởng đến nhịp tim, gây ra các bệnh lý nguy hiểm đến tim.

Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa nồng độ phốt pho huyết thanh với khối lượng thất tráng và tỷ lệ suy tim trong cộng đồng của tiến sĩ Ravi Dhingra đã chỉ ra rằng, nếu hàm lượng phospho trong máu cao sẽ làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn do lắng đọng khoáng chất, dẫn đến các vấn đề về tim.

Phospho giúp cơ bắp mạnh khỏe, giảm chuột rút, đau cơ sau khi luyện tập.

Phospho giúp giảm đau và làm cho cơ bắp trở nên mạnh khỏe

Phospho giúp giảm đau và làm cho cơ bắp trở nên mạnh khỏe

Phospho là thành phần chủ đạo trong các hợp chất cao năng lượng, đóng vai trò cần thiết cho sự vận động của các cơ bắp trong cơ thể. Trong quá trình vận động và tập luyện, sự co cơ làm sản sinh acid lactic, gây ra sự đau mỏi cơ và chuột rút. Lúc này, phospho hoạt động như một chất trung hòa acid, làm giảm đau, nhanh hồi phục, đồng thời giúp cải thiện sức bền các khối cơ.

Phospho tham gia hình thành xương, răng

Phospho giúp hình thành xương và răng

Phospho là một thành phần tham gia cấu tạo nên xương và răng

Theo nghiên cứu về vai trò và tiềm năng trong quá trình phát triển và tái tạo răng và các cấu trúc hỗ trợ của phospho, 85% hàm lượng phospho trong cơ thể nằm trong xương và răng. Cùng với calci, việc hấp thu và sử dụng chúng giúp cho răng của bạn chắc khỏe và hạn chế một phần nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

3Cách sử dụng phospho

Nên thận trọng khi sử dụng thuốc bổ sung phospho

Nên thận trọng khi sử dụng thuốc bổ sung phospho

Ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu phospho khác nhau. Theo Recommended Dietary Allowances (RDAs), liều khuyến nghị hằng ngày như sau:

– Từ 0 – 6 tháng tuổi: 100mg.

– Từ 7 – 12 tháng: 275mg.

– Từ 1 – 3 tuổi: 460mg.

– Từ 4 – 8 tuổi: 500mg.

– Từ 9 – 18 tuổi: 1250mg.

– Từ 19 tuổi trở lên: 700mg.

Thực tế, với chế độ ăn uống bình thường mỗi ngày, bạn đã có thể dung nạp đủ phospho cho cơ thể.

Các loại thuốc uống bổ sung phospho thông thường không được uống trực tiếp mà phải hòa tan vào nước trước khi sử dụng. Nên uống ngay sau khi ăn hoặc trong bữa ăn.

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi được chẩn đoán đang có tình trạng bệnh lý gây thiếu hụt phospho và luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng phospho có thể gây ra các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe.

4Tác dụng phụ khi sử dụng phospho

Chóng mặt, đau đầu là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng quá liều phospho

Chóng mặt, đau đầu là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng quá liều phospho

Việc bổ sung phospho với liều lượng cho phép, đa phần không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Trong trường hợp sử dụng liều cao kéo dài, các triệu chứng không mong muốn có thể gặp:

– Nhức đầu, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi.

– Co giật.

– Giảm lượng nước tiểu hoặc tần suất đi tiểu.

– Nhịp tim không đều.

– Tê, ngứa hoặc đau ở tay chân.

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều phospho sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các khoáng chất khác như sắt, calci, magie, kẽm.

5Thực phẩm chứa nhiều phospho

Phospho có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm

Phospho có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm

Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa phospho, phospho trong động vật có hàm lượng cao hơn và dễ hấp thu hơn so với thực vật. Thực phẩm giàu phospho bao gồm:

– Thịt và gia cầm.

– Cá và các loại hải sản.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: pho mát, sữa chua.

– Trứng.

– Các lọại ngũ cốc.

– Khoai tây, bông cải xanh, hoa quả sấy khô.

Bài viết trên đây hi vọng sẽ đem đến cho bạn một số kiến thức hữu ích về phospho, vai trò quan trọng của nó đối với cơ thể và giúp bạn biết cách bổ sung phosho một cách hợp lý thông qua chế độ ăn hằng ngày.

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Thiếu phospho: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

>>>>> Những loại thực phẩm chứa nhiều phospho

Hơn 1 năm trước

215
0

Xổ số miền Bắc