Quận Bình Thủy Cần Thơ – Điểm đến Cần Thơ ®Hitour

1. Đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy tên chữ là Long Tuyền Cổ Miếu là một đình thần tại Thành phố Cần Thơ. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ.

tour du lịch Cần Thơ

Đình Bình Thủy ở Cần Thơ – Ảnh: ST

Đình Bình Thủy Cần Thơ tọa lạc tại địa điểm ngày nay thuộc phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Đình nằm sát với khu cư dân được bao quanh bởi hàng rào tứ giác: Mặt Bắc cách bờ sông Hậu khoảng 200m, mặt Đông là bờ con rạch Bình Thủy, còn mặt Nam sát đường Lê Hồng Phong. Từ trung tâm Thành phố Cần Thơ, nếu đi theo đường Nguyễn Trãi qua đường Cách mạng tháng tám và Lê Hồng Phong 5km là tới đình Bình Thủy.

Đình Bình Thủy nay nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000m2. Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột to, tròn và đều hơi choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.

Đình Bình Thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Tuy được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhưng kiến trúc của đình còn giữ được nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống của dân tộc. Đình còn giữ được những mảng chạm, những họa tiết trang trí gần gũi với nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi đây hết sức tinh tế và sinh động. Tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.

2. Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy hiện thờ họ Dương, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 và tôn tạo lại vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà bề thế nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ. Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, bạn sẽ thấy một cổng phụ xây theo kiến trúc Á Đông với 4 cột tròn, mặt trước gắn bảng “Phước An Hiệu”.

Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật. Ông rất thích tìm tòi cái mới, lạ của trào lưu Tây phương đang thịnh hành, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Chính vì vậy, du khách có thể nhận thấy sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây.

tour du lịch Cần Thơ

Nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ – Ảnh: ST

Nhà thờ họ Dương là công trình kiến trúc cổ có giá trị và được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Dù việc xây dựng chịu ảnh hưởng không nhỏ của nghệ thuật phương Tây, nơi này vẫn không bị mất nét truyền thống dân tộc.

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ còn nổi tiếng trong và ngoài nước vì xuất hiện nhiều trên màn ảnh nhỏ với vai trò là bối cảnh chính của hàng chục bộ phim như Những nẻo đường phù sa, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời…

3. Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Bùi Hữu Nghĩa (1807 – 1872), hay Thủ Khoa Nghĩa trước có tên là là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi; là quan nhà Nguyễn, là nhà thơ và là nhà soạn tuồng Việt Nam. Năm 1835 ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương ở Gia Định, vì thế ông được gọi là Thủ Khoa Nghĩa.

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa nằm trên đường Cách mạng tháng Tám (cách cầu Bình Thủy khoảng 500m), rẽ vào đường Huỳnh Mẫn Đạt khoảng 200m là đến Khu tưởng niệm Bùi Hữu Nghĩa (nay thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Ban đầu (1872), mộ Thủ Khoa Nghĩa được xây bằng đá ong, và sau đó đã được tu sửa ba lần. Năm 1987, chính quyền tỉnh Cần Thơ đã cho trùng tu lại khu mộ (gồm một nhà thờ nhỏ và ngôi mộ), và mở rộng diện tích 530m2. Ngày 25 – 1 – 1994, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ký Quyết định số 152 QĐ/BT công nhận khu mộ là di tích “Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia” (19 – 10 – 2011 bằng di tích được cấp lại, và đổi tên là “Di tích Quốc gia”).

tour du lịch Cần Thơ

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa Cần Thơ – Ảnh: ST

Từ năm 2010 – 2012, khu mộ trên lại được chính quyền cho xây dựng mới gồm mộ, nhà bia, nhà thờ, nhà khách, nhà trưng bày. Tất cả đều được xây theo lối kiến trúc cổ trên một diện tích hơn 1 ha, và đặt tên là Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Công trình đã được khánh thành vào ngày 1 – 3 – 2013, nhân lễ giỗ thứ 141 của ông.

tour du lịch Cần Thơ

Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa ở Cần Thơ – Ảnh: ST

4. Chùa Hội Linh

Chùa Hội Linh còn gọi là Hội Linh Cổ Tự, thuộc dòng Lâm Tế tông hiện tọa lạc trong một con hẻm ở số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách lề đường khoảng 200m), thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, theo Quyết định số 774/QĐBT/1993 (21 – 6 – 1993).

tour du lịch Cần Thơ

Chùa Hội Linh ở Cần Thơ – Ảnh: ST

Chùa Hội Linh Cần Thơ nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.500m2, với đầy đủ các hạng mục như: cổng tam quan, chánh điện, hậu đường, giảng đường,…Chùa được xây bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được phong cách chùa Việt Nam. Kết cấu tường gạch, hệ thống vòm mái được nâng đỡ bởi những hàng cột gỗ quý tròn đường kính 25cm có chân đế bằng đá, trụ xi măng. Các vỉ kèo kết cấu đơn giản, làm theo kiểu nhà trính, các cây trổng được bào láng đặt trên cối hình vuông, hình thang, đầu trổng có hình cánh dơi. Các bao lam nơi chánh điện và các điện thờ được chạm trổ rất công phu…Họa tiết, hoa văn trang trí trong chùa đều theo những quy ước truyền thống: long, quy, phụng, hươu, mai, lan, cúc, trúc, sen,…

5. Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã hay gọi là Nam Nhã Phật Đường tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa trực thuộc Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo. Ngôi chùa không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc, mà còn bởi lịch sử của chùa gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước của một số sĩ phu và người dân Việt Nam. Ngày 25 – 1 – 1991, chùa Nam Nhã đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

tour du lịch Cần Thơ

Chùa Nam Nhã ở Cần Thơ – Ảnh: ST

Chùa Nam Nhã Cần Thơ tọa lạc trong một khuôn viên khá rộng, và có nhiều cây xanh. Lúc đầu, chùa chỉ có 3 gian với cột gỗ, cổng và mái lợp ngói rất đơn sơ, gồm Diêu Trì Bửu Điện (chính điện gian giữa) và Càn Đạo Đường và Khôn Đạo Đường (hai gian bên). Năm 1905, chùa được mở rộng với 5 căn và 2 chái. Năm 1917, Thái Lão Sư Nguyễn Đạo Cơ (Nguyễn Giác Nguyên) và đệ tử là Lão Tiên Sanh Nguyễn Xương Lượng, cùng ban chủ sự chùa gồm Lão Sư Trương Vận Đạt, Lão Sư Trần Vận Phát, Đại Lão Tiên Sanh Đặng Vĩnh Giám, Đại Tiên Sanh Phạm Minh Đạt, Tiên Sanh Mai Đình Hy, Tiên Sanh Bùi Huệ Đức (Bùi Hữu Sanh – con trai Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa), Thái Cô Mai Kim Lan, Thái Cô Nguyễn Mỹ Đức…cùng chung lo xây dựng ngôi Phật Đường. Đến năm 1923, chùa lại được tu bổ, hoàn thiện thêm một lần nữa và có quy mô to lớn như ngày nay.

6. Chùa Long Quang

Chùa Long Quang hay còn gọi là Long Quang Cổ Tự là một ngôi cổ tự bên bờ sông Bình Thủy hiện tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Ngày 21 – 6 – 1993, ngôi chùa đã được công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia, theo Quyết định số 774-QĐ/BT của Bộ Văn hóa – Thông tin.

tour du lịch Cần Thơ

Chùa Long Quang ở Cần Thơ – Ảnh: ST

Chùa Long Quang Cần Thơ tọa lạc trong một khuôn viên rộng khoảng 7.000m2 nằm cạnh con đường nhỏ trải nhựa và một con rạch nhỏ. Từ ngoài vào trong, có các hạng mục đáng chú ý sau: Cổng tam quan, Ngôi chánh điện, khu Tháp,…

Xổ số miền Bắc