QUẢN TRỊ RỦI RO – ôn tập – ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO MỤC LỤC Câu 1 :Thế nào là rủi ro và rủi ro trong – Studocu

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO

MỤC LỤC

Câu 1 :Thế nào là rủi ro và rủi ro trong kinh doanh ?Lấy ví dụ về một rủi ro trên
thực tế?……………………………………………………………………………………………………………… 4

Câu 2:Nêu các đặc trưng của rủi ro? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng ấy?
…………………………………………………………………………………………………………………………. 4

Câu 3 : Các cách phân loại rủi ro. Đối với mỗi cách phân loại lấy ví dụ minh họa?..

Câu 4 : Trình bày tính tất yếu của rủi ro?…………………………………………………………….

Câu 5: Nêu khái niệm và mục tiêu của quản trị rủi ro…………………………………………..

Câu 6: Trình bày tóm tắt các nội dung của quá trình quản trị rủi ro……………………..

Câu7 : Trình bày các nguyên tắc của quản trị rủi ro?…………………………………………..

Câu 8:Khái quát lịch sử phát triển của quản trị rủi ro?………………………………………..

Câu 9: Nêu nội dung của mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với quản trị chiến lược và
quản trị hoạt động trong doanh nghiệp?………………………………………………………………

Câu 10 : Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro?…………………………..

Câu 11:Phân tích nguồn rủi ro từ các yếu tố môi trường vĩ mô. Mt vi mô. Môi
trường nội bộ. Lấy ví dụ về các rủi ro theo nguồn rủi ro……………………………………..

Câu 12 : Nhận dạng cac nhóm đối tượng rủi ro tài sản, rủi ro trách nhiệm pháp lý,
rủi ro nguồn nhân lực. Lấy ví dụ về nhận dạng rủi ro theo đối tượng rủi ro tại các
doanh nghiệp thực tế…………………………………………………………………………………………

Câu 13: Phân tích các phương pháp nhận dạng rủi ro?………………………………………

Câu 14: Trình bày các nội dung phân tích rủi ro?……………………………………………….

Câu 15: phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro với nhận dạng rủi ro…………..

Cau 16: Phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro?…………………………………………………..

Câu 17: Trình bày các biện pháp kiểm soát rủi roấy ví dụ về việc doanh nghiệp sử
dụng biện pháp né tránh rủi ro………………………………………………………………………….

Câu 18: Trình bày các thái độ đối với rủi ro( tìm kiếm hay không chấp nhận rủi ro
và thái độ trung dung)………………………………………………………………………………………

Câu 19 : Phân tích các nguyên tắc kiểm soát rủi ro?……………………………………………

Câu 20: Mối quan hệ giữa phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro?………………………….

Câu 21: Phân tích khái niệm tài trợ rủi ro?………………………………………………………..

Câu 22:Trình bày các biện pháp tài trợ rủi ro?…………………………………………………..

Câu 23 : Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro và kiểm soát rủi ro?………………………………

Câu 24:Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lựcấy ví dụ minh họa?……

Câu 25: Trình bày khái niệm quản trị rủi ro nhân lực .Lấy ví dụ minh họa?………..

Câu 26:Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh
họa?………………………………………………………………………………………………………………… 29

.Câu 27: Trình bày nội dung kiểm soát và tài trợ rủi ro nhân lực?……………………….

Câu 28: Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro tài sảnấy ví dụ về một loại rủi ro
tài sản của doanh nghiệp mà anh (chị ) biết………………………………………………………..

Câu 29:Trình bày khái niệm quản trị rủi ro tài sảnấy ví dụ minh họa………………

Câu 30:Trình bày nội dung phân tích và nhận dạng rủi ro tài sản của doanh
nghiệpêu ý nghĩa của hoạt động nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản đối với việc
quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp?………………………………………

Câu 31:Trình bày nội dung kiểm soát rủi ro tài sản của doanh nghiệp?Tại sao nói
các hoạt động kiểm soát rủi ro tài sản thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp?……

NHÓM CÂU HỎI 1

Câu 1 :Thế nào là rủi ro và rủi ro trong kinh doanh ?Lấy ví dụ về một rủi ro
trên thực tế?
Lời Giải
-Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con
người hoặc tổ chức nào đó.
-Rủi ro trong kinh doanh là một biến cố không chắc chắn trong kinh doanh mà nếu
xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.
-Vào rạng sáng 16-09-2017 siêu thị thành đô ở số 352 đường Giải Phóng ,phường
Phương Liệt, Quận Thanh Xuân , Hà Nội bị bốc cháy.
+Nhận rạng rủi ro: rủi ro sự cố.
+Nguyên nhân :do chập điện ở quầy ăn nhanh của siêu thị
+Tổn thất: ….
Câu 2:Nêu các đặc trưng của rủi ro? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc
trưng ấy?
Lời Giải
-Các đặc trưng của rủi ro:
+Gây nên sự thay đổi , sự bất định.
+Tạo nên những kết quả của sự thay đổi không lường trước được , ko chắc chắn ,
chỉ dự báo.
+Các yếu tố phản ánh đặc trưng của rủi ro: Nguy cơ rủi ro, tần suất rủi ro, biên độ
rủi ro.
+Nguy cơ rủi ro:tình huống , phát sinh khi có một hành động dẫn tới rủi ro.
+Tần suất rủi ro:là đặc trưng nói lên tính phổ biến hay mức độ thường xuyên của
một biến cố rủi roần suất rủi ro biểu hiện số lần xuất hiện rủi ro trong 1 khoảng thời
gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.
Ví dụ : 1 năm ở việt nam bão thường xảy ra với tần suất 5-10 cơn/năm.

+Biên độ rủi ro : là đặc trưng thể hiện mức độ tổn thất mà rủi ro có thể gây ra nếu
nó xảy ra .Biên độ rủi ro thể hiện tính chất nguy hiểm , mức độ thiệt hại tác dộng tới chủ
thê .Biên độ rủi ro thể hiện hậu quả hay tổn thất do rủi ro gây ra.
Ví dụ : tổn thất về người và tài sản mà 1 vụ hỏa hoạn có thể gây ra cho cá nhân hay
cho doanh nghiệp.
Câu 3 : Các cách phân loại rủi ro. Đối với mỗi cách phân loại lấy ví dụ minh
họa?
Lời Giải
-Phân loại rủi ro :
+Theo nguyên nhân : Rủi ro sự cố, rủi ro cơ hội.
Ví dụ :Rủi ro sự cố: rủi ro do thiên tai : bão tố, lũ lụt ,… gây ách tắc giao thông ,cản
trở vận chuyển ,lưu thông hàng hóa đúng thời điểm.
Ví dụ rủi ro cơ hội: Khi một doanh nghiệp quyết định phát triển thị trường sang các
nước Châu Âu chứ không phải Châu Á có thể gặp phải rủi ro do hàng rào thuế quan ,
hoặc do khác lạ về văn hóa,…
+Theo kết quả thu nhận được: rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
Ví dụ rủi ro thuần túy:Người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan
đến vụ tai nạn giao thông .Nếu bị đụng xe , bị va chạm , người đó sẽ bị thiệt hại về tài
chính do phải sửa xe. Nếu không người đó sẽ không có lợi gì cả, vì thế tình trạng tài
chính của người đó vẫn không thay đổi.
Ví dụ rủi ro suy đoán:Một doanh nghiệp quyết định đầu cơ 1 lô hàng với dự đoán
sau 1 thời gian giá lô hàng đó lên. Với quyết định đó , doanh nghiệp quyết định rủi ro suy
đoán là khả năng giá mặt hàng đó không tăng hoặc có thể giảm.
+Theo cách xử lý: RR phân tán ,RR tập chung.
Ví dụ RR phân tán:Khi đóng bảo hiểm y tế người bệnh sẽ được chia sẻ bớt chi phí
nếu không may bị bệnh phải vào viện.
Ví dụ RR tập chung: rủi ro chứng khoán
+Theo các giai đoạn phát triển :RR trong giai đoạn khởi sự: doanh nghiệp không
được thị trường chấp nhận

Ví dụ :Bạn là sinh viên năm 2, vào 1 ngày Thứ 6 ngày 13 bạn bị mất tiền 500k , đó
là rủi ro về tài chính ,bạn bị mất tiền ,đây là rủi ro sự cố không may bạn bị đánh rơi tiền ,
nguyên nhân có thể do sự bất cẩn của bạn hay do bị giật chộm,…ệc bạn mất tiền khiến
bạn phải chi tiêu ít đi trong tháng này,..ủi ro mất tiền mà bạn gặp phải mặc dù bạn ko
mong muốn nhưng nó vẫn xảy ra như 1 hương vị cuộc sống bạn phải nếm qua.
Câu 5: Nêu khái niệm và mục tiêu của quản trị rủi ro
Lời Giải
-KN: QTRR là quá trình tiếp cận RR một cách khoa học,toàn diện có hệ thống bao
gồm:nhận dạng , phân tích và đo lường , xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài
trợ để khắc phục hâu quả của rủi ro.
-Mục tiêu của quản trị rủi ro:
+Nhận biết các biến cố rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức / doanh
nghiệp trong tương lai ,phân tích nguồn gốc, tính chất và mức độ nghiêm trọng của các
rủi ro đã nhận dạng được.
+Chỉ ra được trong số những rủi ro đã được nhận dạng rủi ro nào cần và có thể né
tránh được và cách thức né tránh , những rủi ro nào có thể chấp nhận được.
+Đối với những rủi ro khác thì cách thức hay biện pháp nào cần áp dụng để phòng
ngừa hay giảm thiểu.
+Dự tính được tổn thất phải chịu đựng nếu rủi ro xảy ra và đo lường được trong
trường hợp xảy ra và cách thưcs, biện pháp khắc phục hậu quả , bù đắp tổn thất.
Câu 6: Trình bày tóm tắt các nội dung của quá trình quản trị rủi ro
Lời Giải
-Các nội dung của quá trình quản trị rủi ro bao gồm:
+Nhận dạng rủi ro: là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức / doanh nghiệp.
 Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là: xác định danh sách các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp, sắp xếp , phân loại , phân nhóm và chỉ ra
các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng.

+Phân tích rủi ro: là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân
dẫn đến rủi ro , đo lường , đánh giá và phân tích những tổn thất mà rủi ro có thể gây ra.
 Nhiệm vụ của nhà quản trị trong giai đoạn này là: phân tích các rủi ro đã được
nhân dạng , đánh giá mức độ thiệt hai do rủi ro xảy ra cũng như xác xuất rủi ro xảy ra ,
nhằm tìm cách đối phó ,giải pháp phòng ngừa , loại bỏ hay giảm nhẹ thiệt hại.
+Kiểm soát rủi ro:là việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm né tránh ,
phòng ngừa , giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quả trình hoạt động
của tổ chức.
+Tài trợ rủi ro: là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương
tiện để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho
những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.
Câu7 : Trình bày các nguyên tắc của quản trị rủi ro?
Lời Giải
-Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi
ích lớn hơn chi phí.
+Trong rủi ro có thể tiềm ẩn các cơ hội , nếu rủi ro không xảy ra thì cơ hội thu lợi
xuất hiệnính vì vậy nhiều nhà kinh doanh có xu hướng chấp nhận một số rủi ro nhất
dịnh, đặc biệt là những rủi ro suy đoán.
+Khi chấp nhận rủi ro , các nhà quản trị phải hiểu được rằng việc chấp nhận này
thực sự đáng giá khi rủi ro đó không xảy ra. Trong khi nó xảy ra thì phải chịu một tổn
thất nhất định ,nhưng rủi ro được chấp nhận khi lợi ích dự tính lớn hơn chi phí trong
trường hợp rủi ro không xảy ra.
-Nguyên tắc 2: Ra các quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp.
+Những quyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần được đưa ra bởi những cấp
quản trị thich hợp.
+Cấp quản trị chiến lược thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định và phân tích các
biến cố bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp. Trong khi các hoạt động
kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trị cấp thấp hơn.
-Nguyên tắc 3:Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp.

+Quản trị rủi ro: đảm bảo thực hiện các hoạt động tác nghiệp một cách hiệu quả
nhất, cơ sở để thực hiện tốt các mục tiêu dài hạn , thực hiện được sứ mạng của doanh
nghiệp mà quản trị chiến lược đã đề ra.
Câu 10 : Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro?
Lời Giải
-KN: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+Nhận dạng rủi ro là việc xác định các đe dọa có thể xảy ra trong suốt thời gian tồn
tại và hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
+Nhận dạng rủi ro phải được thực hiện thường xuyên cập nhật, trên cơ sở phân tích
và dự báo những thay đổi của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài để phát hiện
, bổ sung danh sách các rủi ro mới có thể xuất hiện ,điều chỉnh , phân nhóm các rủi ro.
+Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm thông tin về: các loại rủi ro có thể xuất hiện, Các
mối nguy , thời điểm xuất hiện rủi ro.
+Có rất nhiều rủi ro xảy ra với biên độ nhỏ , khó nhận dạng được nhưng cũng có
những rủi ro xảy ra với biên độ rộng và dễ nhận dạng được,…
-Ý nghía của nhận dạng rủi ro:
+Là cơ sở , tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình quản
trị rủi ro.
+Là cơ sở để các nhà quản trị xác định mức độ ưu tiên , cách thức phân tích, đánh
giá , cũng như chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát , tài trợ rủi ro phù hợp nhất, hiệu
quả nhất.
+Là sơ sở để nắm bắt cơ hội, và thụ hưởng lợi ích từ các rủi ro suy đoán.
+Là cơ sở để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro và ngược lại.

Câu 11:Phân tích nguồn rủi ro từ các yếu tố môi trường vĩ mô. Mt vi mô. Môi
trường nội bộ. Lấy ví dụ về các rủi ro theo nguồn rủi ro.
Lời Giải
-Môi Trường vĩ mô:
+Các yếu tố kinh tế: là nhóm yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của
tổ chức với những nhân tố cơ bản sau :
 Thu nhập quốc dân, tỷ trọng phát triển của các khu vực , nghành.
 Thu nhập bình quân tính theo đầu người và theo các tầng lớp xã hội khác nhau.
 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát
triên các nghành của nền kte quốc dân.
 Sự ổn định của tiền tệ , giá cả , tỷ giá hối đoái.
 Tốc độ lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi , vốn đầu tư.
 Tỷ lệ thất nghiệp chung của nền kinh tế quốc dân, nghành vùng , có ảnh hưởng
đến vấn đề nhân công trên phương diện tuyển dụng , sa thải.
 Vấn đề quốc tế hóa nền kinh tế, xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài trong bối
cảnh toàn cầu hóa,…
+Các yếu tố chính trị -pháp luật:
 Các rủi ro từ môi trường chính trị , nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do,
dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung , doanh nghiệp nói riêng.
 Các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả 3 lĩnh
vực luật pháp, hành pháp và tư pháp.
 Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia hiệu quả của
cộng đồng doanh nghiệp ,hoạt động theo phương châm hỗ trợ , thúc đẩy và phục vụ kinh
doanh , là một môi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển .Ngược lại việc
áp dụng pháp luật thiếu công bằng , quyền bảo vệ hợp đồng bị xâm hại, hoặc chi phí quá
cao ,…đều là nguồn gốc rủi ro , gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
+Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ
 Ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, nghành cũng
như các doanh nghiệp.

+Người cung ứng: là người cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp , nguồn lực khan
hiếm , giá cả tăng có thể làm xấu đi cơ hội thị trường , xuất hiện nhiều rủi ro cho việc
kinh doanh những hàng hóa dịch vụ nhất định hoặc tồi tệ hơn doanh nghiệp phải ngừng
sx.
+Các cơ quan hữu quan:Úng xử của doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan ,cùng
các định chế và thỏa thuận , trong những điều kiện cụ thể , cũng có thể làm phát sinh các
rủi ro ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Môi trường bên trong
+Các yếu tố về lực: Nhân lực là nguồn lực quyêt định sự thành công hay thất bại
trong hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp .Suy cho cùng rủi ro của mọi rủi ro chính
là yếu tố con người.
+Các yếu tố thuộc về tài chính
+Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
+Các yếu tố thược về văn hóa doanh nghiệp:một loạt các rủi ro đến ngay từ chính
trong nội bộ doanh nghiệp đối với rủi ro , sai lầm trog chiến lược kinh doanh , quản lý
doanh nghiệp , sự yếu kém của cán bộ , quản lý và nhân viên , thiếu đạo đức và văn hóa
kinh doanh, thiếu động cơ làm việc,…
Câu 12 : Nhận dạng cac nhóm đối tượng rủi ro tài sản, rủi ro trách nhiệm
pháp lý, rủi ro nguồn nhân lực. Lấy ví dụ về nhận dạng rủi ro theo đối tượng rủi ro
tại các doanh nghiệp thực tế.
Lời Giải
-Nhóm đối tượng rủi ro về tài sản:
+là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài sản tài chính hay tài sản vô
hình và các kết quả này xảy ra do các hiểm họa rủi ro.
+Việc vận hành , sử dụng các tài sản của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh có thể phát sinh các hỏng hóc, mất mát , suy giảm giá trị do sự thay đổi nhanh
chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ hoặc biến động giá cả trên thị trg.
+Tài sản vô hình của doanh nghiệp: thương hiệu , danh tiếng ,… cũng bị suy giảm
thiệt hại nặng nề do nhiều nguyên nhân khác nhau như cạnh tranh ko lành mạnh ,..

Ví dụ : Câu chuyện “ con ruồi nửa tỷ” có trong nước ngọt của Tân Hiệp Phát,…
-Nhóm đối tượng rủi ro về nhân lực:
+Tình trạng nhân viên bỏ việc , thương tích , bệnh tật , hay nguy hiểm hơn là tình
trạng không có tinh thần và động lực làm việc , thiếu tự giác và nỗ lực trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ,… đều có thể gây ra những rủi ro nhân lực cho doanh nghiệp.
+Toàn bộ quá trình quản trị nhân lực, bao gồm cả việc đánh giá , bố trí, tuyển
dụng,đào tạo và phát triển,…đều có thể xuất hiện rủi ro nhân lực, đòi hỏi các nhà quản trị
phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả , để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực.
-Nhóm đối tượng rủi ro về trách nhiệm pháp lý:
+Các rủi ro mà doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt về trách nhiệm pháp lý là:
Khả năng bị truy thu thuế , bảo hiểm xã hội.
Khả năng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội , lao động ,
môi trường,…
Khả năng bị người lao động khiếu nại , khởi kiện
Khả năng bị tranh chấp hợp đồng
Khả năng bị thất thoát tài chính
Khả năng bị mất cắp tài sản
Câu 13: Phân tích các phương pháp nhận dạng rủi ro?
Lời Giải
-Phương pháp chung:Xây dựng bảng liệt kê là việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi
đặt ra trong các tình huống nhất định , để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng
và xử lý các đối tượng rủi ro.
+Mục đích của việc thiêt lập bảng liệt kê:
 Nhắc nhở các nhà quản trị về các tổn thất có thể có ứng với từng rủi ro cụ thể.
 Thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải các tổn thất
tiềm năng đó.
 Hình thành một chương trình tài trợ rủi ro, trong đó trong tâm là chương trình
bảo hiểm , gồm giá cả và các tổn thất phải chi trả.

doanh nghiệp hoặc thông qua các hệ thống tổ chức không chính thức. thông tin có thể thu
thập bằng văn bản hoặc bằng miệng.
+Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài :thông qua giao tiếp , trao đổi
với các cá nhân , tổ chức bên ngoài doanh ngiệp , có mối quan hệ với doanh nghiệp.
+Phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ:tham khảo hồ sơ lưu trữ về
các tổn thất trong quá khứ , nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể
xảy ra trong tương lai.
+Phương pháp phân tích hợp đồng:Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong
các hợp đồng phát hiện những sai sót , những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng, đồng thời cũng có thể biết được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc
thực hiện các hợp đồng này. Khi phân tích hợp đồng , nhà quản trị cần chú ý đến cả 2
nhóm rủi ro là rủi ro trong ký kết và rủi ro trong thực hiện hợp đồng.
Câu 14: Trình bày các nội dung phân tích rủi ro?
Lời Giải
-Phân tích hiểm họa
+Hiểm họa là sự biểu hiện hang loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một
đối tượng hoặc một sự cố không chắc chắn nào đó ảnh hưởng đến nhiều người khác với
tư cách khác nhau.
Ví dụ : hiểm họa AIDS, hiểm họa ma túy,…
+Phân tích hiểm họa là quá trình phân tích những điều kiện hau yếu tố tạo ra rủi ro
hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.
+Để phân tich các điều kiện, yếu tố rủi ro có thể sử dụng phương pháp điều tra bằng
các mẫu điều tra.
+Để thực hiện các cuộc điều tra các nhà quản trị có thể thiết kế một danh sách nhắc
nhở người kiểm tra về các mối hiểm họa có thể có.
+Các bước phân tích hiểm họa :
 Liệt kê tất cả các hiểm họa đã biết
 Thu thập số liệu liên quan đến các hiểm họa đã biết này
 Xác định những hậu quả có thể xảy ra

 Thảo luận các biện pháp có thể sử dụng nhằm đề phòng và giảm nhẹ hiểm họa.
 Viết báo cáo phân tích hiểm họa
-Phân tích nguyên nhân rủi ro
+Liên quan đến con người:
 là những nguyên nhân chủ quan,do con người am hiểu nhưng do sự bất cần , chủ
quan của con người trong quá trình làm việc , vận hành một thiết bị , một dây chuyền sản
xuất.
 Ví dụ: một người lái xe ô tô có kinh nghiệm, có thời gian lái xe lâu năm, nhưng
vì chủ quan trong khi lái xe , có thể là nguyên nhân của những rủi ro va chạm trên đường
tham gia giao thông, bởi tai nạn có thể xảy ra đột ngột trong một “ tích tắc” thiếu quan sát
hoặc ko thể xử lý kịp thời.
 Do con người chưa có sự am hiểu ,thành thục các nguyên lý vận hành thiết bị ,
hoặc kỹ năng thực hành yếu do hạn chế về thời gian sử dụng thiết bik
 Ví dụ: Một người lái xe chưa có kinh nghiệm. luống cuốn trong xử lý tình
huống , nhầm lẫn chân ga và chân phanh ,.à nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
+Liên quan đến kỹ thuật
 Rủi ro có thể đến từ sự trục trặc kỹ thuật của các thiết bị, dây chuyền sản xuất do
thiếu sự bảo dưỡng định kỳ hoặc kiểm tra an toàn trước khi vận hành , sai sót trong khâu
thiết kế của nhà sản xuất ,..
 Ví dụ: sự cố kỹ thuật của ô tô do lỗi thiết kế côn , phanh , sự không đồng bộ của
hệ thống dây dẫn điện là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
 Nguyên nhân rủi ro là nguyên nhân vừa xuất phát từ yếu tố kỹ thuật vừa phụ thuộ
vào yếu tố con người.
-Phân tích tổn thất :
+KN: tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ
ngoài ý muốn của chủ sở hữu.

  • Ví dụ:cháy một căn nhà do sét đánh, điều khiển xe vô tình gây tai nạn cho người
    thứ 3,…
    +Phân loại tổn thất :

Lời Giải
-KN: Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện
pháp, kỹ thuật , công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy
ra trong quá trình hoạt động của tổ chức
-Các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro sau:
+Né tránh rủi ro
+Chuyển giao rủi ro
+Giảm thiểu rủi ro
+Chấp nhận rủi ro
+Phân tán và chia sẻ rủi ro
-Một doanh nghiệp không thể sử dụng một biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro , và
các biện pháp kiểm soát rủi ro phải thay đổi theo thời gian và theo từng hoàn cảnh cụ
thể ,…
-Một số trường hợp các nhà quản trị áp dụng biện pháp quản trị rủi ro :
+Nếu chi phí tài trợ rủi ro lớn hơn chi phí tổn thất.
+Trong trường hợp ngoài tổn thất trực tiếp, rủi ro còn có thể gây ra các tổn thất phát
sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian dài.
+Trong trường hợp rủi ro gây ra các tổn thất mà có thể tác động ra bên ngoài ảnh
hưởng không tốt cho doanh nghiệp.
+Kiểm soát rủi ro suy đoán thể hiện ở việc doanh nghiệp chap nhận đối mặt với
những rủi ro mới , mà nếu chúng không xảy ra thì doanh nghiệp sẽ thu được những lợi
ích vượt trội.
Câu 17: Trình bày các biện pháp kiểm soát rủi roấy ví dụ về việc doanh
nghiệp sử dụng biện pháp né tránh rủi ro.
Lời Giải
-Né tránh rủi ro:
 Là việc tìm cách làm mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuất hiện và gây ra
những tổn thất.

 Né tránh rủi ro có thể là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc chủ động
loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
 Biện pháp né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến tổn thất
đã được chấp nhận là loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
 Né tránh rủi ro là một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả ,
giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất tiềm ẩn có thể gây ra,nhưng cũng làm cho
doanh nghiệp mất đi những lợi ích nhất định.
 Không thể né tránh rủi ro một cách tuyệt đối vì việc né tránh rủi ro này có thể
dẫn đến khả năng xảy ra các rủi ro khác.
Ví dụ:Để né tránh rủi ro nợ xấu , Ngân hàng thương mại có thể không cấp tín dụng
cho doanh nghiệp, hoặc yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh phương án kinh doanh
trước khi đồng ý cho doanh nghiệp vay vốn.
-Chuyển giao rủi ro
+Là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấp nhận một thiệt hại
nhất định.
+Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng 2 cách:
 Chuyển những tác nhân gây rủi ro cho chủ thể khác.
 Chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước.
+Chuyển giao rủi ro là những biện pháp kiểm soát rủi ro khá phổ biến trong thương
mại quốc tế.
-Giảm thiểu rủi ro
+là làm giảm ảnh hưởng cũng như giảm khả năng xảy ra của rủi ro.
+Trong thực tế sản xuất các doanh nghiệp thường tiến hành sản xuất thử trước khi
sản xuất đai trà,và để giảm thiểu rủi ro , người ta thường tiến hành từng bước , từ quy mô
nhỏ đến quy mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
+Rủi ro có thể được giảm thiểu thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát
đúng dắn như xây dựng chính , thủ tục hay quy tắc ,.ùng trong nội bộ doanh nghiệp.
-Chấp nhận rủi ro

Xổ số miền Bắc