Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hóa mới nhất 2021

Có thể nói, nhà văn hóa là một trong những công trình kiến trúc có nhiều thiết kế đa dạng và độc đáo nhất đồng thời thể hiện tinh thần, nét đặc trưng của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, nhà văn hóa còn là nơi vô cùng quan trọng cuộc sống của người dân tại địa phương. Vậy thiết kế nhà văn hóa như thế nào mới đúng tiêu chuẩn?

Vì sao phải thiết kế nhà văn hóa?

Như đã đề cập ở trên, nhà văn hóa là nét đặc trưng riêng biệt cho từng địa phương và bởi những ưu điểm mà nhà văn hóa mang lại cho người dân:

  • Nơi tổ chức các sự kiện lớn nhỏ như: văn nghệ các cấp, đại hội thể thao, chương trình tập huấn, công tác tuyên truyền, hội nghị,…
  • Địa điểm để người dân sinh hoạt tập thể, cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa để tăng tính đoàn kết tập thể.

Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt chung của người dân địa phương
1. Nhà văn hóa là nơi sinh hoạt chung của người dân địa phương

  • Tại một vài nhà văn hóa thôn, xã còn cho phép tổ chức lễ cưới vì có đầy đủ tiện nghi, không gian rộng rãi. Ngoài tiền điện nước và các khoản phát sinh khác mà người tổ chức lễ cưới phải chi trả thì không còn bất cứ chi phí nào khác: tiền thuê sân khấu, âm loa, bàn ghế,…Vì thế, giúp người dân có thể tiết kiệm rất hiệu quả.
  • Với công tác tuyên truyền hiệu quả bằng những hoạt động của nhà văn hóa, từ đó giúp người dân cung nhau chung tay quyên góp được kha khá các khoản phí để cải thiện và phát triển địa phương

Nhà văn hóa thật sự rất cần thiết với đời sống văn hóa người dân vì đây là điều kiện để xây dựng một nền văn hóa xã hội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Vậy nên, việc thiết kế nhà văn hóa đòi hỏi sự tận tâm trong việc tạo lập nét đặc trưng cho văn hóa của địa phương và cùng cần thực hiện đúng tiêu chuẩn thiết kế công trình văn hóa.

Những tiêu chuẩn thiết kế nhà văn hóa

Người đọc có thể tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế trung tâm văn hóa thông qua tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 do viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn và sửa đổi bổ sung; được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thẩm định; công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quy định chung

Dựa vào chức năng, tính chất và quy mô mà nhà văn được phân ra làm 2 loại:

  • Nhà văn hóa có nội dung hoạt động thông thường phổ biến.
  • Nhà văn hóa có những hoạt động văn hóa mang nét đặc trưng của vùng miền tại địa phương.

Việc phân biệt quy mô của nhà văn hóa sẽ tính theo sức chứa thông thường của phòng dành cho khán giả dao động từ 100 đến 500 người

Yêu cầu về khu đất

  • Xây dựng nhà văn hóa trên khu đất nằm trong quy hoạch chung đã được phê duyệt, đồng thời khu đất phải phù hợp với khả năng phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội hiện tại và trong tương lai của địa phương.
  • Khu đất xây dựng cần đảm bảo đầy đủ những điều kiện sau:
    • Có môi trường xung quanh sạch đẹp, phù hợp với các hoạt động tập thể và thích hợp cho việc kết nối với nguồn điện, nước, thông tin liên lạc.
    • Hệ thống giao thông xung quanh không quá khó khăn, thuận tiện cho việc đi lại để dễ dàng xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa phục vụ nhu cầu hoạt động trong tương lai.
    • Khu đất nằm ở vị trí thuận lợi, giúp giảm thiểu chi phí đặt nền móng xây dựng hay hệ thống thoát nước trong khu vực.
  • Quy định về diện tích xây dựng nhà văn hóa như sau:
    • Đối với nhà văn hóa có nội dung hoạt động thông thường: Loại lớn với sức chứa 400 – 500 người có diện tích xây dựng 0,8 – 1 ha; Loại trung bình với sức chứa 200 – 300 người có diện tích xây dựng 0,6 – 0,7 ha; Loại nhỏ có với sức chứa 100 – 200 người có diện tích xây dựng 0,4 – 0,5 ha
    • Đối với nhà văn hóa có nội dung hoạt động đặc trưng vùng miền: Loại lớn với sức chứa nhỏ hơn 500 người có diện tích xây dựng 0,6 – 0,7 ha; Loại trung bình với sức chứa nhỏ hơn người có diện tích xây dựng 0,5ha; Loại nhỏ có với sức chứa 200 – 300 người có diện tích xây dựng 0,3 – 0,4 ha
  • Hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà văn hóa. Nếu có thì cần được sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền

Yêu cầu về cấp, thoát nước

  • Cần tuân thủ và thực hiện đúng quy định được ghi trong TCVN 4513 và TCVN 4474 về việc thiết kế hệ thống cấp, thoát nước cho nhà văn hóa.
  • Nguồn nước cung cấp cho trung tâm văn hóa phải được lấy từ hệ thống cung cấp nước chung của địa phương.
  • Trong trường hợp ở những địa phương không có hệ thống cấp nước chung, thì được phép sử dụng nguồn nước từ thiên nhiên như: sông, suối,…nhưng phải thông qua kỹ thuật hoặc các biện pháp lắng, lọc nước để đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
  • Đối với việc thiết kế hệ thống nước bên trong nhà văn hóa thì phải tính toán tổng lượng nước lớn nhất đáp ứng cho mọi trường hợp và mọi nhu cầu sử dụng nước.
  • Việc thiết kế các hệ thống nước nóng cục bộ đều được cho phép nhằm phục vụ không gian có nhu cầu cần thiết trong việc sử dụng, chẳng hạn các phòng học tập.

Yêu cầu thông gió, điều hòa không khí và tiếng ồn

Để người dân có không gian sinh hoạt thật thoải mái thì không thể nào thiếu hệ thống thông gió, điều hòa và các yêu cầu về tiếng ồn.

  • Thực hiện thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho các phòng tập trung số lượng lớn người đến sinh hoạt như: phòng văn nghệ, phòng khán giả, phòng đa năng,…để tránh không khí ngột ngạt và nguồn nhiệt nóng bức của mùa hè.
  • Cần đảm bảo nhiệt độ của những phòng được lắp các thiết bị trên nằm trong tính toán theo quy định sau:

Nhiệt độ đã được tính toán cho các phòng của nhà văn hóa
2. Nhiệt độ đã được tính toán cho các phòng của nhà văn hóa

  • Nên thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hoặc quạt trần cho các phòng học, làm việc và phòng khán giả từ dưới 400 người. Bên cạnh đó, khu vực nhà vệ sinh cũng cần có các loại hệ thống này để khử mùi và giups không khí sạch sẽ hơn.
  • Về việc mức độ lớn của tiếng ồn trong khoảng cho phép của các phòng đã được quy định sau đây:

Cấp tiếng ồn được quy định ở mỗi phòng trong nhà văn hóa
3. Cấp tiếng ồn được quy định ở mỗi phòng trong nhà văn hóa

Yêu cầu về chiếu sáng, kỹ thuật điện

  • Cần tận dụng nguồn sáng từ tự nhiên để giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng điện, thông qua các thiết kế chiếu sáng tự nhiên sau:
    • Chiếu sáng bên qua cửa sổ của các tường bao che
    • Chiếu sáng bên thông qua mái nhà, lỗ lấy sáng ở mái và những lỗ sáng nằm ở vị cao nhất của nhà văn hóa
    • Kết hợp giữa chiếu sáng bên và chiếu sáng bên
  • Đảm bảo độ đồng đều là nhỏ nhất khi thiết kế chiếu sáng cho các phòng: 0,7 chiếu sáng bên và 21 khi áp dụng cho chiếu sáng hỗn hợp.
  • Cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên cho các phòng có vai trò quan trọng trong nhà văn hóa và tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ cùng diện tích sàn phải đúng theo quy định sau: Tỷ lệ giữa diện tích cửa sổ và sàn là ⅓ áp dụng cho phòng triển lãm, đọc sách và phòng mỹ thuật; Tỷ lệ ⅕ dành cho phòng vui chơi giải trí, phòng văn nghệ, phòng học và phòng luyện tập tổng hợp.
  • Khi ánh sáng từ mặt trời lên đỉnh điểm, cần sử dụng một vài biện pháp hoặc các thiết bị giúp giảm độ chói do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu gây ra.
  • Mọi không gian bên trong nhà văn hóa phải được lắp các thiết bị chiếu sáng nhân tạo ,để sử dụng vào buổi tối hoặc những trường hợp không có ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, độ chiếu sáng cũng được quy định như sau:

Độ chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng theo quy ước
4. Độ chiếu sáng nhỏ nhất trên mặt phẳng theo quy ước

  • Các thiết bị điện cần phải được bố trí một cách hợp lý, thuận tiện cho việc kiểm soát, quản lý. Đồng thời, các đường dây điện nên được dẫn ngầm hoặc âm tường để đảm bảo an toàn.
  • Một số quy định cần phải tuân theo khi lắp đặt kỹ thuật điện:
    • Cần tuân theo TCXD 16:1986 khi lắp đặt hay thiết kế các thiết bị chiếu sáng nhân tạo
    • Lắp hệ thống chống sét theo quy định của TCVN 9385:2012
    • Lắp, nối đường dây dẫn điện và các thiết bị điện theo TCVN 7447

Có thể bạn quan tâm:

Bản vẽ thiết kế nhà văn hóa đẹp 2021

Bản vẽ thiết kế nhà văn hóa lao động quận 2
5. Bản vẽ thiết kế nhà văn hóa lao động quận 2

Mỗi nhà văn hóa đều có thiết kế đa dạng và phong phú, phù hợp với đặc trưng của mỗi địa phương, thể hiện những nét riêng trong văn hóa xã hội của người Việt Nam.

Mặt đứng trục A-C, 1-6
Mặt đứng trục A-C, 1-6

Mặt cắt 1-1, 2-2
Mặt cắt 1-1, 2-2

Mặt bằng móng
Mặt bằng móng

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy chuẩn thiết kế nhà văn hóa. Đồng thời, còn giúp người hiểu rõ về những lợi ích và tầm quan trọng mà nhà văn hóa mang lại cho con người. Hẹn gặp lại các bạn tại những bài viết mới nhất về xây dựng – kiến trúc trên website của meeyland nhé.

Mã ID: vn324

Xổ số miền Bắc