Quy mô nhà văn hóa thể thao có thể chưa được bao nhiêu người? Khối hoạt động quần chúng tại nhà văn hóa thể thao gồm các phòng nào?


Quy mô nhà văn hóa thể thao có thể chưa được bao nhiêu người? Khối hoạt động quần chúng tại nhà văn hóa thể thao gồm các phòng nào? Diện tích của phòng khán giả, phòng vui chơi giải trí tại nhà văn hóa thể thao được xác định ra sao? Và yêu cầu về cấp thoát nước và thông gió điều hòa không khí trong nhà văn hóa thể thao phải đảm bảo những gì? – Câu hỏi của anh Trường đến từ tp.HCM.

Quy mô nhà văn hóa thể thao có thể chưa được bao nhiêu người?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định:

Quy định chung

3.1. Căn cứ vào tính chất, chức năng sử dụng và quy mô công trình, nhà văn hóa – thể thao được phân làm hai loại:

– Nhà văn hóa – thể thao với nội dung hoạt động thông thường;

– Nhà văn hóa – thể thao với nội dung hoạt động mang tính chất đặc trưng của vùng miền.

3.2. Quy mô nhà văn hóa – thể thao được tính theo sức chứa của phòng khán giả, từ 100 người đến 500 người.

Như vậy, quy mô nhà văn hóa – thể thao được tính theo sức chứa của phòng khán giả, từ 100 người đến 500 người.

Quy mô nhà văn hóa thể thao có thể chưa được bao nhiêu người?

Quy mô nhà văn hóa thể thao có thể chưa được bao nhiêu người? (Hình từ Internet)

Khối hoạt động quần chúng tại nhà văn hóa thể thao gồm các phòng nào?

Theo Mục 5.2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế, nội dung của khối hoạt động quần chúng gồm các phòng chính bao gồm:

Nội dung của khối hoạt động quần chúng gồm các phòng chính sau:

– Phòng khán giả;

– Phòng vui chơi giải trí;

– Phòng giao tiếp;

– Phòng triển lãm (phòng trưng bày, phòng truyền thống);

– Phòng đọc sách, thư viện;

– Phòng thể thao, sân thể thao.

Theo đó, khối hoạt động quần chúng tại nhà văn hóa thể thao gồm 06 phòng đó là phòng khán giả, phòng vui chơi giải trí, phòng giao tiếp, phòng triễn lãm (phòng trưng bày, phòng truyền thống), phòng đọc sách thư viện, phòng thể thao, sân thể thao.

Diện tích của phòng khán giả, phòng vui chơi giải trí tại nhà văn hóa thể thao được xác định như thế nào?

Về diện tích của phòng khán giả, phòng vui chơi giải trí tại nhà văn hóa thể thao, căn cứ theo Mục 5.2.2, Mục 5.2.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định thì:

5.2.2. Phòng khán giả

5.2.2.1. Phòng khán giả gồm: sảnh, phòng khán giả, sân khấu, phòng máy chiếu.

5.2.2.2. Tiêu chuẩn diện tích của phòng khán giả là từ 0,7 m2/chỗ ngồi đến 1,0 m2/chỗ ngồi.

CHÚ THÍCH:

1) Trường hợp quy mô phòng khán giả lớn hơn 300 chỗ: việc thiết kế tia nhìn, bố trí ghế, lối đi lại, thiết kế âm thanh, phòng máy chiếu phải tuân theo TCVN 5577:2012.

2) Trường hợp quy mô phòng khán giả từ 300 chỗ trở xuống có thể thiết kế thành phòng hoạt động đa năng với nền phẳng;

3) Cốt cao độ của sân khấu có thể bằng cốt cao độ của phòng khán giả và chất lượng âm thanh phải đảm bảo về độ rõ của lời nói.

5.2.3. Phòng vui chơi giải trí

5.2.3.1. Căn cứ vào nội dung hoạt động và nhu cầu thực tế để thiết kế hình dáng và bố cục. Có thể thiết kế kèm theo phòng quản lý và kho.

5.2.3.2. Trường hợp quy mô của phòng giải trí lớn thì nên tách riêng phòng giải trí của trẻ em và phòng giải trí của người lớn. Bên ngoài phòng giải trí trẻ em nên kết hợp khu vực sân chơi.

5.2.3.3. Diện tích của phòng giải trí được xác định như sau:

– Phòng giải trí loại lớn: 70 m2

– Phòng giải trí loại trung bình: 50 m2

– Phòng giải trí loại nhỏ: 30 m2

Theo đó, Tiêu chuẩn diện tích của phòng khán giả là từ 0,7 m2/chỗ ngồi đến 1,0 m2/chỗ ngồi.

Diện tích của phòng giải trí được xác định như sau: Phòng giải trí loại lớn: 70 m2; Phòng giải trí loại trung bình: 50 m2; Phòng giải trí loại nhỏ: 30 m2.

Yêu cầu về cấp thoát nước và thông gió điều hòa không khí trong nhà văn hóa thể thao phải đảm bảo những gì?

Tại Mục 7, Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định như sau:

7. Yêu cầu về cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh

7.1. Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước và thiết bị kỹ thuật vệ sinh cho nhà văn hóa – thể thao phải tuân theo quy định trong TCVN 4513 và TCVN 4474.

7.2. Nước cấp cho nhà văn hóa – thể thao phải được lấy từ hệ thống cấp nước chung. Trường hợp ở những nơi không có hệ thống cấp nước đô thị, cho phép tận dụng các nguồn nước tự nhiên để sử dụng nhưng phải được xử lý bằng các biện pháp lắng, lọc.

7.3. Khi thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước bên trong phải tính theo tổng lưu lượng dùng nước lớn nhất của mọi yêu cầu sử dụng.

7.4. Cho phép thiết kế hệ thống cấp nước nóng cục bộ cho các phòng có nhu cầu cần thiết phục vụ học tập.

8. Yêu cầu về thông gió – điều hòa không khí và tiếng ồn

8.1. Trong nhà văn hóa – thể thao phải thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho những phòng có số lượng người tập trung đông như: phòng khán giả, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí lớn, phòng đa năng để đảm bảo yêu cầu vệ sinh và chống nóng về mùa hè.

8.2. Khi thiết kế hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho nhà văn hóa – thể thao phải bảo đảm nhiệt độ tính toán trong nhà của các phòng theo quy định trong Bảng 7.

8.3. Các phòng khán giả dưới 400 chỗ và tất cả các phòng học, làm việc phải thiết kế thông gió tự nhiên và có hệ thống quạt trần.

8.4. Các khu vệ sinh cần có thiết bị thông gió, hút thải cục bộ.

8.5. Cấp tiếng ồn cho phép trong các loại phòng không lớn hơn quy định trong Bảng 8.

Xổ số miền Bắc