Lịch sử hình thành và phát triển của SEA Games – Thể thao – Báo Quảng Ngãi

(QNĐT)- Tối 9/12, SEA Games 25 sẽ chính thức khai mạc tại SVĐ quốc gia Lào và kéo dài  đến 18/12. Đây cũng là dịp để Liên đoàn thể thao Đông Nam Á kỷ niệm 50 năm ngày ra đời Đại hội thể thao Đông Nam Á. Sau nửa thế kỷ tồn tại, SEA Games là ngày hội thể thao lớn  của những người yêu thể thao trong khu vực.

Từ SEAP Games đến SEA Games

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (còn gọi là SEA Games hay South east Asian Games) là sự kiện thể thao được tổ chức hai năm một lần với sự tham gia của các VĐV thuộc 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức tại một kỳ đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á quyết định, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.

 

SEA Games 22 – một kỳ SEAGames thành công xuất sắc của chủ nhà Nước Ta .

Trước khi có tên chính thức là SEA Games ( South – East Asian Games ), sự kiện diễn ra 2 năm một lần này có tên là Đại hội thể thao Bán đảo Khu vực Đông Nam Á ( South – East Asian Peninsular Games – SEAP Games ) .

Ngày 22-5-1958, khi tham gia Đại hội thể thao châu Á lần thứ 3 ở Tokyo ( Nhật Bản ), Phó quản trị Ủy ban Olympic Đất nước xinh đẹp Thái Lan Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất kiến nghị tổ chức triển khai một Đại hội thể thao dành cho những nước trong khu vực bán đảo Khu vực Đông Nam Á và được những đoàn gật đầu .

Các nước sáng lập SEA Games bao gồm Thái Lan, Miến Điện (Myanmar ngày nay), Mã Lai (Malaysia ngày nay), Lào, Việt Nam, và Campuchia, Thái Lan, Miến Điện (ngày nay là Myanmar), Mã Lai (ngày nay là Malaysia), Lào, Việt Nam và Campuchia (riêng Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9/5/1965).

Tháng 6/1959, Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập tại Bangkok (Thái Lan). Trong lễ thành lập, các quốc gia sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Parahát Saruxatiara, Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.

Từ 12-17/12/1959, SEAP Games đầu tiên đã diễn ra tại Bangkok, với 12 môn thể thao. Tham dự sự kiện này có 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào. 

Năm 1975, tại SEAP Games lần thứ 8, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Đến năm 1977, hai nước này chính thức được kết nạp. Cũng trong năm này, Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation, SEAGF); đồng thời sự kiện thể thao này cũng đổi tên thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta; Indonesia, và Đông Timor được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội.

 

Những kỷ lục đáng nhớ

Tính từ năm 1959, mới chỉ có kỳ Đại hội SEAP Games 3 tổ chức tại Campuchia bị hủy bỏ. Chính vì lý do này, mặc dù là thành viên sáng lập của phong trào SEAP Games, nhưng Campuchia vẫn chưa một lần đăng cai Đại hội này.

Thái Lan trở thành chủ nhà của một kỳ SEA Games có nhiều môn thể thao nhất. Với danh sách tổng cộng 44 môn thể thao từng xuất hiện tại SEAP Games và SEA Games, SEA Games 24 năm 2007 tại Nakhon Ratchasima (Thái Lan) là kỳ Đại hội có nhiều môn thi nhất, với 42 môn.

Tính tổng số huy chương trong cả các kỳ SEAP Games và SEA Games, Thái Lan đang dẫn đầu bảng với 1.692 HCV, 1.379 HCB, 1.359 HCĐ (tổng 4.430). Xếp thứ Nhì là Indonesia (1.377, 1.209, 1.178 – tổng 3.764) còn xếp Ba là Malaysia (900, 937, 1.243 – tổng 3.080)… Việt Nam xếp hạng 6 với 446, 424, 526 (tổng 1.396).
 

Biểu tượng vui của SEA Games 25

Thái Lan cũng là quốc gia xếp Nhất toàn đoàn nhiều nhất trong lịch sử SEAP Games (1959-1975) với 6 lần (2 lần Á quân), Myanmar 2 lần (Á quân một lần, hạng 3 một lần).

Còn tính từ kỳ SEA Games 1 (1977), Indonesia đang nắm giữ chức Quán quân về lần Nhất toàn đoàn. Quốc gia này 9 lần Nhất toàn đoàn, 2 lần Á quân, 3 lần hạng Ba. Kế đến là Thái Lan với 4 lần Nhất toàn đoàn, 9 lần Á quân, 3 lần hạng Ba. Malaysia, Philippines và Việt Nam đều đã một lần Nhất toàn đoàn. Việt Nam giành được ngôi vị này ở lần đầu tiên đăng cai SEA Games 22 năm 2003.

Thái Lan đang là quốc gia đăng cai nhiều kỳ SEAP Games và SEA Games nhất với 6 lần (1959, 1967, 1975, 1985, 1995, 2007). Còn Malaysia xếp Nhì với 5 lần (1965, 1971, 1977, 1989, 2001). Philippines xếp tiếp theo với 3 lần (1981, 1991, 2005); Indonesia (1979, 1987, 1997); Singapore (1973, 1983, 1993). Hai lần đăng cai có Myanmar (1961, 1969) còn một lần là Brunei (1999), Việt Nam (2003) và Lào (2009).

Theo luân phiên thì những kỳ SEA Games tiếp theo sẽ được đăng cai tại những quốc gia sau:

2011: Indonesia.

2013: Singapore.

2015: Malaysia.

2017: Brunei.

2019: Philippines.

2021: Campuchia.

2023: Việt Nam.

Vài nét về SEA Games 25

Đây là lần đầu tiên đất nước “Triệu Voi” được tổ chức kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á. Với sự hỗ trợ rất lớn của Việt Nam, Lào đang cố gắng tổ chức thành công SEA Games 25.
 
Khẩu hiệu SEA Games 25: Sự tương phản của cuộc sống

Khẩu hiệu của SEA Games 25 mang nội dung và ý nghĩa sự thay đổi mạnh mẽ, sự phát triển vượt bậc của đất nước Lào nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung so với quá khứ.

Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 sẽ có 25 môn thi đấu gồm: Điền kinh; Các môn thi đấu dưới nước (bơi, lặn và bóng nước); Bắn cung; Cầu lông; Billiards và snooker; Đấm bốc (quyền anh); Đua xe đạp; Bóng đá; Golf; Judo; Kakarate; Cầu mây; Bắn súng; Bóng bàn; Taekwondo; Tennis; Bóng chuyền; Cử tạ; Vật; Wushu; Kickbox; Bi sắt; Pencat silat; Bơi chân vịt; Cầu chinh.
 

Sân vân động vương quốc Lào. Ảnh : SGGPO

Lễ khai mạc SEA Games 25 sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 trên sân vận động quốc gia Lào. Đồng thời Lễ bế mạc sẽ được tổ chức vào ngày 18/12 cũng tại sân vận động quốc gia Lào.
 
Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25, đoàn thể thao Việt Nam sẽ tham dự với 649 thành viên, trong đó có 394 VĐV của 24 môn (trừ bóng nước). Đội tuyển bắn súng đông nhất (31 VĐV), tiếp theo là điền kinh (29 VĐV), ít nhất là nhảy cầu (4 VĐV). ở SEA Games 24, đoàn TTVN khoảng 800 người (hơn 600 VĐV).
 
Tuy số lượng giảm không ít so với đại hội trước, nhưng với quy mô thi đấu lần này cũng ít môn hơn nên giới chuyên môn tin rằng việc giành 70 HCV để đứng hạng nhì toàn đoàn vẫn có cơ sở để thực hiện, chứ không chỉ dừng lại ở chỉ tiêu vào “Top 3” với 60 HCV như hoạch định ban đầu của ngành TDTT. Trong 25 môn SEA Games 25 có không ít môn là thế mạnh của TTVN như bắn súng (34 bộ huy chương), wushu (21), lặn (16) pencak silat (19), đá cầu (7), judo (18), vật, điền kinh, karatedo, taekwondo và đây cũng là những môn dự kiến “hái” ít nhất 3 HCV.
 
Ngoài ra, hàng loạt môn như bơi, billiards (carom), quyền Anh, petanque, cử tạ, xe đạp cũng nhận chỉ tiêu có HCV, chưa kể những niềm hy vọng lọt vào chung kết như bóng đá (nam, nữ).

Thảo Nhi (tổng hợp)

Xổ số miền Bắc