Siêu cúp bóng đá châu Âu – Wikipedia tiếng Việt

Siêu cúp bóng đá châu Âu (tiếng Anh: European Super Cup hay UEFA Super Cup) là trận đấu bóng đá siêu cúp thường niên do UEFA tổ chức giữa đội đương kim vô địch UEFA Champions League và đội đương kim vô địch UEFA Europa League. Giải không được công nhận là một trong những giải đấu lớn của UEFA.[1][2]

Từ năm 1972 đến năm 1999, Siêu cúp bóng đá châu Âu là trận đấu giữa nhà vô địch Cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League và nhà vô địch UEFA Cup Winners’ Cup. Sau khi giải UEFA Cup Winners’ Cup bị hủy bỏ, trận đấu được diễn ra giữa nhà vô địch UEFA Champions League và nhà vô địch Cúp UEFA (được đổi tên thành UEFA Europa League vào năm 2009).

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Đội vô địch hiện tại là Chelsea, đội bóng giành chiến thắng 6–5 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1–1 sau hiệp phụ trước Villarreal vào năm 2021. Đội bóng thành công nhất là Barcelona và Milan với 5 lần vô địch cho mỗi đội.

Danh sách các địa điểm thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1998–2012: Sân vận động Louis II, Monaco
  • 2013: Eden Arena, Praha, Cộng hòa Séc[3]
  • 2014: Sân vận động Thành phố Cardiff, Cardiff, Wales[4]
  • 2015: Boris Paichadze Dinamo Arena, Tbilisi, Gruzia[4][5]
  • 2016: Sân vận động Lerkendal, Trondheim, Na Uy[6]
  • 2017: Philip II Arena, Skopje, Macedonia[7]
  • 2018: A. Le Coq Arena, Tallinn, Estonia[8]
  • 2019: Vodafone Park, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
  • 2020: Puskás Aréna, Budapest, Hungary
  • 2021: Windsor Park, Belfast, Bắc Ireland[9]
  • 2022: Sân vận động Olympic, Helsinki, Phần Lan
  • 2023: Kazan Arena, Kazan, Nga

Nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà tài trợ UEFA Super Cup cũng giống như các nhà tài trợ cho UEFA Champions League. Nhà tài trợ chính hiện tại của giải đấu là:

  • Gazprom[10]
  • Heineken
  • HTC[11]
  • MasterCard[12]
  • Nissan[13]
  • PepsiCo[14]
    • Pepsi Max, Gatorade, 7Up, Lipton, Lay’s và Doritos là những thương hiệu được quảng cáo.
  • Sony Computer Entertainment Europe[15]
    • PlayStation và Xperia là những thương hiệu được quảng cáo.
  • UniCredit[16]

Adidas là nhà tài trợ thứ hai và cung cấp phụ kiện thể thao và đồng phục của trọng tài. Konami’s Pro Evolution Soccer cũng là nhà tài trợ thứ hai.

[external_link offset=2]

Các trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng Vô địch Á quân Năm vô địch [A] Năm á quân
Barcelona541992, 1997, 2009, 2011, 20151979, 1982, 1989, 2006
Milan521989, 1990, 1994, 2003, 20071973, 1993
Real Madrid432002, 2014, 2016, 20171998, 2000, 2018
Liverpool421977, 2001, 2005, 20191978, 1984
Atlético Madrid302010, 2012, 2018
Bayern Munich232013, 20201975, 1976, 2001
Chelsea231998, 20212012, 2013, 2019
Ajax [B]211973, 19951987
Anderlecht201976, 1978
Valencia201980, 2004
Juventus201984, 1996
Sevilla1520062007, 2014, 2015, 2016, 2020
Manchester United1319911999, 2008, 2017
Porto1319872003, 2004, 2011
Dynamo Kyiv1119751986
Nottingham Forest1119791980
Aston Villa101982
Aberdeen101983
Steaua București101986
Mechelen101988
Parma101993
Lazio101999
Galatasaray102000
Zenit Saint Petersburg102008
Hamburg021977, 1983
PSV Eindhoven011988
Sampdoria011990
Red Star Belgrade011991
Werder Bremen011992
Arsenal011994
Real Zaragoza011995
Paris Saint-Germain011996
Borussia Dortmund011997
Feyenoord012002
CSKA Moscow012005
Shakhtar Donetsk012009
Internazionale012010
Villarreal 0 1 2021

Theo quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Notes
  • A. ^ Giải không tổ chức vào các năm 1974, 1975, 1981.[17]
  • B. ^ Ngoại trừ giải đấu đầu tiên năm 1972 không được UEFA công nhận như một giải đấu chính thức.[17]
  • C. ^ Bao gồm các đội Tây Đức. Không có đội Đông Đức nào từng dự giải.
  • D. ^ Các đội Liên Xô dự trận chung kết đều là của Ukrainian SSR.

Kỉ lục cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cầu thủ thắng nhiều nhất: Paolo Maldini và Dani Alves (4 lần)[18]
  • Tham gia nhiều trận nhất: Paolo Maldini và Dani Alves (5 lần)[18]
  • Huấn luyện viên thắng nhiều trận nhất: Pep Guardiola và Carlo Ancelotti (3 lần)[18]
  • Huấn luyện viên tham dự nhiều trận nhất: Alex Ferguson (4 finals)[19][20]
  • Ghi nhiều bàn nhất: Arie Haan, Oleg Blokhin, David Fairclough, Gerd Müller, Rob Rensenbrink, François Van Der Elst, Terry McDermott, Radamel Falcao và Lionel Messi (3 goals each)[21][22]
  • Cầu thủ duy nhất ghi được hat-trick trong trận chung kết có lượt đi và lượt về: Terry McDermott, against Hamburger SV vào ngày 6 tháng 12 năm 1977[23]
  • Càu thủ duy nhất ghi được hat-trick trong trận chung kết 1 lượt đấu: Radamel Falcao, against Chelsea vào ngày 31 tháng 8 năm 2012[24]
  • Ghi bàn nhanh nhất: Phút thứ 1 (49 giây), Diego Costa, vào lưới Real Madrid ngày 15 tháng 8 năm 2018[25]
  • Cầu thủ duy nhất nhận giải cầu thủ xuất sắc nhất trận nhiều hơn 1 lần: Lionel Messi (2009, 2015)[26][27]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Siêu cúp bóng đá châu Âu trên trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Âu.

[external_footer]

Xổ số miền Bắc