Southgate và chuyện mối tương quan cho thành công cho đội bóng

Nếu vị trí của Gareth Southgate được thay bởi người khác, đội tuyển Anh đã có thể “đổi đời”?

Nhìn từ trận chung kết EURO 2020

[external_link_head]

Hôm Chủ nhật (11.7), thế giới hướng về trận chung kết EURO 2020 giữa tuyển Italia và tuyển Anh trên sân Wembley. Ở đó, 2 đội đã phải kéo nhau qua cả 3 giai đoạn của một trận đấu (2 hiệp chính, 2 hiệp phụ, loạt sút luân lưu) để phân định thắng, thua.

Southgate và chuyện mối tương quan cho thành công cho đội bóng
Southgate đã tự làm mình mờ đi bằng… sự nổi lên của những quyết định đầy khó hiểu. Ảnh: UEFA

Tuyển Anh là đội thất bại với câu chuyện được giới chuyên môn nói đến nhiều nhất là các quyết định của huấn luyện viên Gareth Southgate. Trong khi ở phía bên kia, Roberto Mancini là tấm gương phản chiếu để mang về chiến thắng cho Italia.

Câu hỏi đặt ra là, nếu thay vị trí của Southgate bằng một huấn luyện viên khác, người Anh có phải kéo dài sự chờ đợi chức vô địch Châu Âu đầu tiên? Có thể có, có thể không, nhưng ít nhất thì những người chứng kiến không phải thấy một serie những quyết định khó hiểu của huấn luyện viên 50 tuổi, người sắp được phong tước Hiệp sĩ nhưng lại cho thấy sự… do dự và niềm tin có phần mù quáng trong lúc cần quyết đoán.

[external_link offset=1]

Người tìm việc hay việc tìm người?

Cũng từ trận chung kết EURO 2020, vấn đề có thể mở rộng ra về chuyện mối tương quan giữa đội bóng – huấn luyện viên – cầu thủ mang đến thành công. Từ cấp câu lạc bộ cho đến đội tuyển quốc gia, vấn đề này đều quan trọng như nhau, cho dù thời lượng, tần suất làm việc của huấn luyện viên và cầu thủ là khác nhau.

Vô địch, các danh hiệu giờ đây đã trở thành thước đo thành công không chỉ cho đội bóng mà cả với sự nghiệp của các huấn luyện viên lẫn cầu thủ. Cũng chính từ thước đo đó, các đội bóng cũng đã chuyển đổi luôn cả vấn đề kế hoạch, chiến lược dài hạn sang… ăn xổi.

Southgate và chuyện mối tương quan cho thành công cho đội bóng
Manchester United từng chọn Jose Mourinho dù phong cách không hề ăn nhập. Ảnh: AFP

Manchester United từng kiên nhẫn và thành công với Sir Alex Ferguson như vậy nhưng mọi thứ thay đổi kể từ ngày ông… về hưu. Phân vân giữa con đường “xây dựng” hoặc “có Cúp ngay”, Quỷ đỏ đã đánh đổi nhiều năm để nhận ra bản chất của vấn đề. Louis van Gaal và Jose Mourinho có thể nổi danh bởi những kỷ lục nhưng đó không phải lối chơi truyền thống của đội. Ole Solskjaer có “DNA của Quỷ” thì lại cần nhiều thời gian hơn.

Real Madrid không có “kỷ nguyên Alex” để làm thước đo mà thay huấn luyện viên như thay áo, cho đến khi Zinedine Zidane đem tới giai đoạn ấn tượng bậc nhất lịch sử câu lạc bộ. Barcelona, Juventus, Paris Saint Germain, Chelsea… “luân chuyển” huấn luyện viên cho tham vọng đỉnh cao, nhưng vấn đề đặt ra là nhân tố đó cơ hợp với đội hay không? Đội bóng có tạo điều kiện để huấn luyện viên xây dựng đội hình đúng ý hay không? Các cầu thủ dưới trướng huấn luyện viên đó có tạo thành cỗ máy vận hành ăn khớp hay chỉ là “tập hợp các ngôi sao”?

Thời gian dài hay ngắn có quan trọng?

Southgate và chuyện mối tương quan cho thành công cho đội bóng
Didier Deschamps cũng bất lực khi nội bộ tuyển Pháp có vấn đề. Ảnh: AFP

Đội tuyển Pháp, vẫn với Didier Deschamps trên ghế huấn luyện, vẫn với phần lớn dàn sao đã vô địch thế giới 2018, lại bổ sung Karim Benzema, lẽ ra, phải vô địch EURO 2020 mới đúng chứ? Bồ Đào Nha – nhà vô địch EURO 2016, lẽ ra, nên góp mặt ở trận chung kết. Đức, với huấn luyện viên Joachim Low trên ghế huấn luyện 15 năm, một lần nữa “đứt xích” một cách đáng buồn. Bỉ, với dàn sao chất lượng, cũng nên phải làm được gì đó chứ?…

Nhưng cuối cùng, Pháp dự giải với vấn đề lục đục nội bộ, Bồ Đào Nha nhiều ngôi sao nhưng chẳng mấy người gánh vác cùng Cristiano Ronaldo, Đức hết ý tưởng, Bỉ quá phụ thuộc vào ngôi sao sáng nhất…

[external_link offset=2]

Rốt cuộc, 15 năm của Low, 9 năm của Deschamps, 7 năm của Fernandos Santos, 5 năm của Roberto Martinez và Southgate lại không bằng 3 năm của Mancini, người đã thay đổi tư duy của cả một nền bóng đá, tạo ra đội hình ăn khớp đến từng chi tiết chứ không phải đặt các ngôi sao cạnh nhau.

Mối tương quan cần được nuôi dưỡng

Southgate và chuyện mối tương quan cho thành công cho đội bóng
Zinedine Zidane chia tay Real Madrid vì mối quan hệ với Chủ tịch Florentino Perez đã đổ vỡ. Ảnh: Marca

Khi rời Real Madrid vào cuối tháng 5 vừa qua, Zidane để lại bức thư trong đó có viết rằng, “thời nay, thời gian của một huấn luyện viên ở một câu lạc bộ lớn là hơn 2 mùa giải một chút. Để tồn tại lâu hơn, các mối quan hệ giữa con người với nhau là điều cần thiết, chúng quan trọng hơn tiền bạc, danh vọng, quan trọng hơn tất cả mọi thứ và chúng cần được nuôi dưỡng”.

Rõ ràng, dù ngắn hạn hay dài hạn thì điều quan trọng nhất vẫn là quan hệ giữa những con người trong bộ máy. Để từ đó, dù thành công hay thất bại, cách vận hành của nó mang đến cảm giác “sướng” hơn là “sự tiếc nuối” vì đã không thế này hoặc không thế kia… [external_footer]

Xổ số miền Bắc