Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 1

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 2

Sự tích Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Ngày Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa sinh hoạt của người dân bản địa.

“Đoan” nghĩa là mở đầu, “ngọ” là chỉ canh giờ – khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới chớm 1 giờ chiều. Đoan ngọ là lúc mặt trời bắt đầu có khoảng cách ngắn nhất – ở gần trái đất nhất, trùng với ngày hạ chí. Bởi vậy Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương.

Theo triết lý y học phương Đông thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là một vị trung thần, đồng thời cũng là một nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền, ông là tác giả của bài thơ “Ly Tao” nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng đau buồn vì đất nước suy vong.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 3

Ảnh minh họa.

Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông liền ôm một tảng đá rồi nhảy xuống sông Mịch La vào ngày 5 tháng 5.

Dân chúng địa phương nghe tin, đều hò nhau chèo thuyền đến vớt xác ông nhưng không sao tìm thấy được, họ liền đổ gạo xuống sông, những mong cá không động chạm tới thân xác của ông.

Đến ngày 5 tháng 5 năm sau, người dân địa phương lại chèo thuyền ra giữa sông, mang theo gạo để tế Khuất Nguyên.

Về sau, người ta đã dùng thuyền rồng thay thế cho thuyền con, dùng bánh tro thay thế gạo để tế lễ. Hoạt động tế lễ Khuất Nguyên này còn được giữ mãi về sau và được gọi là ngày tết Đoan Ngọ.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 4

Tết Đoan ngọ trong văn hóa truyền thống của người Việt

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ – ngày mùng 5 tháng năm – được lưu truyền khác nhau ở các nước phương Đông, bài viết này chỉ giới thiệu về nguồn gốc phong tục và những nét văn hóa truyền thống cơ bản của ngày Tết Đoan Ngọ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa và Việt Nam.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi bằng cái tên dân dã hơn là “Tết giết sâu bọ”. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết… Có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm. Bởi vậy trong truyền thuyết dân gian xưa còn kể lại như sau:

Vào một ngày nọ sau vụ mùa, nông dân khắp các nẻo thôn quê đều ăn mừng vì năm ấy canh tác nông nghiệp được mùa lớn. Nhưng chẳng bao lâu sau sâu bọ lại kéo đến dày đặc tàn phá nghiêm trọng cây trái, lương thực, thực phẩm đã thu hoạch.

Nhân dân đang đau đầu không biết phải làm cách nào để có thể giải trừ được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ phương xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 5

Ảnh minh họa.

Ông lão Đôi Truân ấy chỉ cho dân chúng phương thức diệt sâu bọ bằng cách mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro và trái cây, sau đó thắp hương làm lễ. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn đàn lũ lũ ngã chết rũ rượi.

Lão ông còn bảo thêm: “Sâu bọ hằng năm vào đúng ngày này sẽ thường xuất hiện, chúng rất hung hăng phá phách mùa màng. Vì vậy mỗi năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. 

Dân chúng hết thảy đều vui mừng và biết ơn Đôi Truân, định kéo nhau tới thi lễ cảm tạ thì mới hay ông lão đã biến đi đâu mất tự khi nào. Để tưởng nhớ công đức của ông lão và thể hiện nét đẹp trong truyền thống sản xuất nông nghiệp, bảo vệ mùa màng, dân chúng bèn đặt tên cho ngày này là ngày “Tết giết sâu bọ”. Có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường được cử hành vào giữa giờ Ngọ.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 6

Những nghi thức thường thấy trong ngày Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là “Tết giết sâu bọ” thường gắn liền với nghi thức thờ cúng tổ tiên. Xét theo nông lịch, đây cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên vào ngày này. Dân gian có nhiều tập tục trừ trùng, phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày tết này. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Vì vậy con cháu người Việt dù bận rộn làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố gắng thu xếp để trở về nhà vào dịp này.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, cả làng quê nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một vụ mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, quan niệm và tập tục “Giết sâu bọ” cũng được biểu hiện hết sức phong phú và thú vị. Theo phong tục dân gian, sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp. Sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây có vị chua như mận, muỗm, sấu, đào, v.v. Người ta cắt nghĩa cho cái sự “giết sâu bọ” này như sau:

Thường là vào những ngày này, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say. Sau đó ăn tiếp những trái cây vào làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Vì trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có nhiều thuộc tính giết được sâu bọ.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 7

Ảnh minh họa.

Khi xưa, người ta coi trọng nghi thức “giết sâu bọ” lắm! Dân gian vốn quan niệm rằng: trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, sợ hãi trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ”.

Vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa: đào mịn lông tơ; mận đủ mùi chua ngọt; chuối ta mập mạp; dưa hấu bổ dọc như những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát, lóng lánh như lân tinh; dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.

Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn chút rượu nếp cái, hoa quả, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa… bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Trẻ em được làm thủ tục “giết sâu bọ” từ sớm tinh mơ, ngay khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Nhiều người còn mua bùa chỉ đeo cho trẻ nhỏ. Bùa thường được kết bằng chỉ ngũ sắc có hình hoa sen, quả đào, quả ớt… lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho các em bé khỏi quấy khóc.

Giữa trưa hôm ấy thì các gia đình làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mùng năm. Tục hái lá thuốc mùng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm. Lá cây cỏ được thu hái trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.

Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi rửa sạch phơi khô, để sau đem nấu nước uống. Dân gian cho rằng uống thế thì lành.

Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 8

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Đầu tháng 5 là thời điểm kết thúc vụ chiêm, bước vào vụ mùa. Đây là lúc để bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Chính vì vậy, ngày này là ngày để nhân dân bày tỏ lòng thành và cầu mong cho một mùa màng bội thu sắp tới.

Hiện tại ở nhiều làng quê Việt Nam vẫn còn lưu giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày tết này. Đây cũng chính là dịp để gia đình sum họp, con cháu dù làm ăn ở xa vẫn cố gắng thu xếp để về bên gia đình.

Sự tích Tết Đoan ngọ, mẹ hãy kể con nghe, bé hiểu hơn văn hóa Việt - 9

Tết Đoan Ngọ là dịp để gia đình sum họp, con cháu dù làm ăn ở xa vẫn cố gắng thu xếp để về bên gia đình.

Xổ số miền Bắc