Tại sao cần quản lý nhà nước về văn hóa? – Trường Cao đẳng Bách Khoa Tây Nguyên

1. Giải đáp thắc mắc: Tại sao phải quản lý nhà nước về văn hóa?

Quản lý nhà nước về văn hóa được hiểu là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông qua Hiến pháp , pháp luật và cơ chế chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Vậy tại sao cần quản lý nhà nước về văn hóa?

Hiện nay, quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường có rất nhiều vấn đề đặt ra. Cụ thể là:

Trong thực tiễn hoạt động những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, có một vấn đề đặt ra là phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế, dẫn đến nhiều hệ lụy và phát triển xã hội. Đồng thời, làm cho phát triển kinh tế thiếu bền vững. Nguyên nhân là do nhận thực chưa đầy đủ về văn hóa trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.

Tại sao cần quản lý nhà nước về văn hóa?

Trước thời buổi kinh tế thị trường, hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa rất cần thiết

Bên cạnh đó, vai trò quản lý nhà nước về văn hóa chưa được nhận thức đúng đắn. Có rất nhiều ý kiến cho rằng văn hóa là nhu cầu của con người, nó phát sinh, phát triển theo nhu cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. Tuy nhiên, những người có quan niệm nay không nhiều. Thêm vào đó, quan niệm ấy lại là cái cớ để tồn tại những lệch lạc trong nhìn nhận quản lý nhà nước về văn hóa: Quản lý hay không quản lý thì văn hóa cũng cứ phát triển theo đường đi của nó.

Việc đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước bất cập so với phát triển văn hóa. Những hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, dịch vụ văn hóa cũng phát triển khá mạnh, một mặt đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, song cũng gây nhiều hệ lụy với những đánh giá khác nhau. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất an trong xã hội. Quản lý nhà nước không theo kịp sự phát triển, dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động quản lý.

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa

Bên cạnh những bước tiến đáng ghi nhận, công tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Dưới đây là một số giải pháp nâng co hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa.

  • Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về văn hóa

Đây được đánh giá là vấn đề then chốt để nâng cao hiệu lực cũng như hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Đối mới quản lý nhà nước về văn hóa theo phương châm tạo lập môi trường thuận lợi nhất  để thu hút nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hóa, phát huy ý thức tự giác, tự đề kháng, xây dựng cộng đồng tự quản, chống lại những hành vi phản văn hóa, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và sự phát triển của đất nước.

  • Xã hội hóa công tác quản lý nhà nước về văn hóa

Tại sao cần quản lý nhà nước về văn hóa?

Xã hội hóa công tác quản lý là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều lĩnh vực có tính đặc thù và nhạy cảm. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước về văn hóa. Để hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa có hiệu quả, cần đẩy mạnh xã hội hóa. Thực hiện dân chủ rộng rãi việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Những cơ quan nhà nước cần phát huy tối đã trên các phương tiện thông tin đại chúng, tranh thủ các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội- nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân hiểu biết đầy đủ và tự giác thực thi các văn bản quản lý nhà nước về văn hóa.

  • Tăng cường tổ chức nghiên cứu, tổng kết về quản lý các lĩnh vực văn hóa

Công tác nghiên cứu khoa học quản lý về văn hóa là một nội dungcủa quản lý nhà nước về văn hoá. Những năm gần đây, các cấp uỷ, chính quyền đã quan tâm đến tổng kết hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Thế nhưng, chất lượng của một số đề tài nghiên cứu chưa cao, thể hiện ở kết quả nghiên cứu ít gắn với thực tiễn, tính phát hiện, dự báo còn hạn chế.

Để nâng cao chất lượng của hoạt động này, các cơ quan, đơn vị cần xác định rõ những đề tài triển khai nghiên cứu hàng năm. Giao nhiệm vụ cho các viện nghiên cứu đảm nhận nghiên cứu sâu các vấn đề cơ bản liên quan đến các lĩnh vực văn hoá.

  • Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra

Trong bối cảnh cơ chế thị trường, hoạt động văn hoá ngày càng phức tạp, đa dạng thì vấn đề giám sát, kiểm tra, thanh tra càng có vị trí, vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc đưa hoạt động văn hoá vào trật tự, kỷ cương, nền nếp.

Do đặc thù của lĩnh vực quản lý, nên cầnthực hiện cơ chế hai chiều trong giám sát. (1)Cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động văn hoá theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao. (2) Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá phải chịu sự giám sát của người dân. Người dân giám sát cơ quan nhà nước về thái độ phục vụ, về các hành vi của công chức trong thực thi công vụ.

Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tham nhũng, sách nhiễu thì người dân có quyền tố giác lên các cơ quan có thẩm quyền.

  • Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa

Toàn cầu hoá kinh tế tất yếu xuất hiện các yếu tố của toàn cầu hoá văn hoá. Càng hội nhập sâu rộngvề kinh tế càng phải chú ý trước sự xâm lăng văn hoá của nước ngoài, trước sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng làm biến đổi đạo đức, lối sống và suy giảm lý tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, nhân dân.

Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá cần học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độtrong hợp tác làm ăn với nước ngoài trên lĩnh vực văn hoá.

Bài viết được Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên tổng hợp hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.

https://credit-n.ru/order/zaymyi-viva-dengi-leads.html

Xổ số miền Bắc