Tầm quan trọng của di sản văn hóa và học sinh cần làm gì để bảo vệ di sản văn hóa

học sinh cần làm gì để bảo vệ di sản văn hóa

Việt Nam có lịch sử xây dựng và giữ gìn đất nước khỏi súng giáo của giặc ngoại xâm qua hơn 4000 năm. Cả thời kỳ lịch sử hào hùng ấy lưu lại ở hậu thế chỉ còn là những di tích đã xưa cũ theo thời gian. Những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần mà nó để lại sẽ luôn còn mãi trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam. Nhắc nhở hậu thế phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt là thế hệ học sinh, những người đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc. Vậy học sinh cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?

Thế nào là di sản văn hóa?

Di sản văn hóa được coi là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc. Là biểu tượng nhằm thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời thể hiện kinh nghiệm của dân tộc ta trên các lĩnh vực. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần phải biết giữ gìn và bảo vệ các di sản đó. 

học sinh cần làm gì để bảo vệ di sản văn hóa

Theo khái niệm, có thể hiểu di sản văn hóa là di sản của những hiện tượng vật lý, thuộc tính phi vật thể. Được hình thành do một nhóm hay xã hội được thừa kế lại từ các thế hệ đi trước. Và được duy trì cho đến hiện tại và có thể dành cho cả các thế hệ tương lai mai sau.

Các loại di sản văn hóa được công nhận

  • Di sản văn hóa phi vật thể: Ngữ văn dân gian, tiếng nói; chữ viết, các loại nghệ thuật trình diễn dân gian; những tín ngưỡng và tập quán xã hội; các lễ hội truyền thống; ngành nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian.

Dân ca quan họ Bắc Ninh

https://drive.google.com/file/d/15d10cWPlQKuDGLc1It-BCjRq_3MsJ1Sz/view?usp=sharing

  • Di sản văn hóa vật thể: là những công trình hay vật chất có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa và bao gồm những khía cạnh: những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, các bảo vật quốc gia, cổ vật, di vật.

  • Di sản văn hóa hỗn hợp: còn có tên gọi là cảnh quan văn hóa thế giới. Đây là loại hình di sản thế giới kép được cả thế giới công nhận, hội tụ đầy đủ 2 yếu tố nổi bật, kỳ ảo cả về thiên nhiên và văn hóa. Có thể kể đến Vịnh Hạ Long và động Phong Nha ở Việt Nam.

Học sinh cần làm gì để bảo vệ di sản văn hóa

Bởi vì những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc, thể hiện công sức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện truyền thống văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. 

Để góp phần bảo vệ các di sản văn hóa, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh phải từng bước xây dựng được ý thức, thực hiện những hành động dưới đây:

  • Không đập phá, hủy hoại các di sản văn hóa.

  • Không lấy cắp cổ vật về nhà.

  • Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.

  • Có ý thức nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

  • Thực hiện tốt những quy định khi viếng thăm các di sản văn hóa. 

Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

Bảo vệ di sản văn hóa là hành động thiết thực nói lên truyền thống của dân tộc, lưu giữ công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong tương lai không xa sẽ có lúc việc hình thành nên các vùng di sản phục vụ du lịch sẽ trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn được Nhà nước quan tâm.

Di sản văn hóa là những giá trị tinh thần có vai trò quan trọng trong văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Học sinh cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa chính là câu hỏi mà bất kỳ môi trường giáo dục nào cũng phải có trách nhiệm giúp các em trả lời. Đề ra biện pháp và giúp các em học sinh có định hướng tốt khi nói về di sản văn hóa.

Xổ số miền Bắc