Thông tin về những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân lực, uy tín và chất lượng lao động doanh nghiệp. Thông qua những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp mà những người nhân viên và khách hàng sẽ có những đánh giá nhất định về doanh nghiệp đó uy tín hay không, có đáng để hợp tác gắn bó hay không,… Cùng tìm hiểu về các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp các bạn nhé.

1. Biểu hiện hữu hình về văn hóa doanh nghiệp

1.1. Trang phục doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp sẽ may đồng phục cho nhân viên và yêu cầu nhân viên mặc các đồng phục đó mỗi ngày. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp trong công ty đối với các khách hàng và đối tác; vừa giúp cho họ có thể có một kênh truyền thông cho thương hiệu ngay trên trang phục của các nhân viên trong công ty; lại giúp cho họ có thể giải quyết được vấn đề về trang phục công sở. 

Chắc các bạn sẽ rất ấn tượng với các anh chị giao dịch viên ở ngân hàng, nhân viên bán hàng trong các tiệm bánh hoặc siêu thị, họ có chung một trang phục đi làm nhìn rất đẹp và đồng bộ, thấy được sự đầu tư và chuyên nghiệp của các đơn vị làm việc này. Tuy nhiên, cũng có một số người không mấy hài lòng với việc mặc các trang phục do công ty cung cấp và cảm thấy gò bó. 

Trang phục nhân viên công ty Trang phục nhân viên công ty

Với một số doanh nghiệp thì cho phép nhân viên làm việc với trang phục tự do, họ có thể mặc những bộ quần áo theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên vẫn phải giữ lịch sự trong ăn mặc để gặp gỡ đồng nghiệp, cấp trên, đối tác và khách hàng. 

Cả hai cách quản lý trang phục trong doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng. Một bên thể hiện sự trang trọng, chuyên nghiệp và uy tín; một bên thể hiện sự tự do, thoải mái và sáng tạo. Chính vì thế, tùy theo lĩnh vực hoạt động mà các doanh nghiệp sẽ có quy định riêng về trang phục doanh nghiệp. 

1.2. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc cũng là một biểu hiện trong văn hóa doanh nghiệp, thể hiện ở một số các yếu tố như cơ sở vật chất, mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau và nhân viên với cấp trên và quá trình thực hiện công việc trong công ty. Trong mô hình quản trị nhân sự của Harvard đã chỉ rõ, các yếu tố tác động đến năng suất làm việc của nhân viên không chỉ có tiền lương mà còn có môi trường làm việc.Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động là yếu tố quyết định lớn tới sự gắn bó của các nhân viên trong công ty. 

Môi trường làm việc chuyên nghiệp Môi trường làm việc chuyên nghiệp

1.3. Chế độ khen thưởng

Chế độ khen thưởng có thể là khen thưởng bằng hiện kim, hiện vật hoặc đôi khi chỉ là tinh thần. Nếu như tiền lương giúp cho nhân viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình thì các chế độ khen thưởng giúp cho các nhân viên có thể hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc công việc được giao. 

Các doanh nghiệp ngày nay thường hiện thực hóa năng suất công việc thông qua KPI, ở bất cứ lĩnh vực nào thì người ta cũng muốn đưa ra KPI cho các nhân viên của mình, từ các lĩnh vực sản xuất như dệt may, đóng gói, lắp ráp tới những ngành nghề tưởng chừng không thể đong đếm được như content, y tế, giáo dục, kế toán, thiết kế,… 

Chế độ khen thưởng trong công ty Chế độ khen thưởng trong công ty

Khi hoàn thành được một mức KPI nhất định thì nhân viên sẽ được thưởng cho thành quả của mình. Ở một số ngành nghề, tiền thưởng có khi nhiều hơn cả tiền lương và chi phối lớn tới quá trình lao động của nhân viên. Đôi khi chỉ là một lời khen, biểu dương cũng sẽ làm cho tinh thần làm việc của các nhân viên trở nên sôi nổi và làm việc cật lực, cố gắng, nỗ lực nhiều hơn. 

1.4. Đối thoại giữa các cá nhân

Đối thoại giữa cá nhân trong công ty bao gồm các nhân viên với nhau và các nhân viên với các cấp lãnh đạo của mình. Với một số doanh nghiệp thì việc giao tiếp này luôn thể hiện chuẩn mực, sự trang trọng, tôn kính với những người cấp trên. Một số doanh nghiệp khác thì lựa chọn việc thoải mái, tự nhiên, hòa đồng. Việc thoải mái trong giao tiếp có thể giúp cho các cá nhân có thể dễ dàng hòa nhập, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. 

Thường thấy thì ở các doanh nghiệp lớn, cơ quan nhà nước thì sẽ ưa chuộng sử dụng hình thức giao tiếp thứ nhất. Còn tại các doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng nhỏ, các doanh nghiệp đòi hỏi tính sáng tạo cao thì sử dụng hình thức thứ hai. 

1.5. Cân bằng công việc – cuộc sống

Ngày nay, càng nhiều doanh nghiệp chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp thông qua việc quan tâm tới đời sống của các nhân viên. Điều này thể hiện ở việc cho phép nhân viên tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí ngoài giờ làm việc, hoạt động sinh nhật, thể thao, du lịch hàng năm. Thêm vào đó, họ còn quan tâm tới việc ăn uống của nhân viên trong những giờ cơm trưa, cung cấp bữa sáng – trưa miễn phí hoặc phụ cấp cơm cho nhân viên. 

Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với đời sống và năng suất lao động, nhiều doanh nghiệp còn thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên và khuyến khích tinh thần tập thể dục thể thao, cho nhân viên tập thể dục trong mỗi giờ giải lao,… 

Quan tâm tới sức khỏe nhân viên Quan tâm tới sức khỏe nhân viên

Khi được sự quan tâm từ phía doanh nghiệp, các nhân viên sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng, không chỉ làm để kiếm tiền mà còn làm để cống hiến, giúp đỡ cho doanh nghiệp là giúp đỡ cho chính bản thân mình. 

Lan tỏa được những hình ảnh văn hóa doanh nghiệp cũng giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được nguồn nhân lực lớn tham gia ứng tuyển và lựa chọn được những ứng viên sáng giá nhất. Các đối tác và khách hàng cũng có sự tin tưởng, yêu thích doanh nghiệp nhiều hơn thông qua những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp. 

Ngoài ra, biểu hiện hữu hình còn được thể hiện qua lợi ích, mô tả công việc, cấu trúc tổ chức và mối quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức bên ngoài. 

Xem thêm: Ưu và nhược điểm 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay

2. Biểu hiện vô hình về văn hóa doanh nghiệp

Nếu như biểu hiện hữu hình là những thứ chúng ta nhìn qua là có thể thấy được thì những biểu hiện vô hình là những thứ không biểu hiện được trực tiếp, chúng ta phải tiếp xúc lâu dài và phải cảm nhận. Nó chính là giá trị cốt lõi trong mỗi doanh nghiệp. Đôi khi biểu hiện hữu hình chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, đánh lừa thị giác của người quan tâm. 

2.1. Các quy tắc vô hình

Các quy tắc này sẽ không nằm trong nội quy công ty mà những người nhân viên cần phải hiểu ngầm với nhau. Như tại các doanh nghiệp tại Hàn Quốc, các bạn nhân viên mới, nhân viên trẻ tuổi trong công ty mỗi ngày khi làm việc thì sẽ phải đến từng bàn của cấp trên để chào hỏi trước khi bắt đầu vào làm việc. Điều này sẽ không được mọi người nhắc nhở hay chỉ dạy trước khi vào công ty mà các bạn phải tự ngầm hiểu với nhau. (Thông tin tham khảo từ một Blogger). Điều này có thể là dị thường với các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng lại và một điều quá đỗi bình thường tại Hàn Quốc. 

Các quy tắc vô hình Các quy tắc vô hình

Nhiều bạn có thể sẽ hiểu nhầm về quy tắc vô hình với việc “ma cũ bắt nạt ma mới”, pha trà rót nước,… Những điều này không gọi là quy tắc vô hình mà là biểu hiện của một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp thụt lùi. Nó sẽ gây ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nếu không được giải quyết triệt để. 

2.2. Thái độ và niềm tin

Trong truyền thông nội bộ của doanh nghiệp, thái độ và niềm tin thể hiện ở việc giao tiếp và đối xử trong quá trình làm việc, học có vui vẻ với nhau hay không. Niềm tin của các nhân viên với nhau và các nhân viên với cấp trên, cấp trên với nhân viên cũng giúp cho nâng cao hiệu quả công việc. Khi cấp trên có niềm tin với nhân viên, họ sẽ phân công công việc theo hiểu phân quyền. Các nhân viên có thể tự do làm việc và sáng tạo và được đánh giá bởi cấp trên. 

Thái độ và niềm tin các nhân viên trong công ty Thái độ và niềm tin các nhân viên trong công ty

Và ngược lại, nếu không có sự tin tưởng, cấp trên sẽ chỉ tập trung việc quản lý nhân viên thực hành từng bước một. Không những các bạn nhân viên không thể sáng tạo mà tinh thần làm việc cũng đi xuống, các bạn phải đợi sự sắp xếp của cấp trên mới bắt đầu làm việc chứ không được thực hiện công việc theo khả năng của bản thân minh. 

Ngoài ra, biểu hiện vô hình còn thể hiện ở các tiêu chí như: đối thoại riêng, quan sát thế giới, tâm trạng và cảm xúc, cách hiểu vô thức, tiêu chuẩn và giả định. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này đã giúp cho các bạn có những cái nhìn khách quan về văn hóa doanh nghiệp. 

Học hỏi được những gì từ văn hóa doanh nghiệp của Google

Bài viết sau đây sẽ bật mí cho các bạn văn hóa doanh nghiệp đáng học hỏi của Google. Click ngay để biết thêm thông tin. 

Văn hóa doanh nghiệp của Google 

Chia sẻ:

Xổ số miền Bắc