Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Việt Nam là gì?

Mỗi quốc gia và khu vực đều có nền văn hóa và thói quen giao tiếp khác nhau, vậy văn hóa giao tiếp của người Việt Nam khác với những quốc gia khách như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Văn hóa giao tiếp là gì?

Văn hóa giao tiếp được xem là hành động thường xuyên và không thể thiếu của mỗi cá nhân trong quá trình truyền đạt thông tin và thu nhận thông thông từ cá nhân khác. Tuy nhiên, để giao tiếp có thể trở tạo thành văn hóa thì không phải ai cũng làm được điều đó.

Văn hóa giao tiếp của một xã hội, một dân tộc được xem là toàn bộ những nguyên tắc, những chuẩn mực và những quy định chỉ đạo hoạt động giao tiếp giữa người với người trong xã hội đó, thuộc dân tộc đó. Sự giao tiếp đó được đánh giá là có giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ.

Văn hóa giao tiếp là gì?

Xem thêm: Văn hóa Mỹ

Văn hóa giao tiếp không chỉ là dừng lại ở việc thể hiện qua lời nói mà còn là sự và thái độ cách thể hiện trong quá trình giao tiếp. Thông qua cuộc giao tiếp đó thể hiện được văn hóa ứng xử của bản thân như thế nào.

Nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Thích giao tiếp nhưng rụt rè

Tuy thích giao tiếp nhưng đặc điểm gần như trái ngược của người Việt Nam là rất rụt rè – điều này thường được các nhà quan sát nước ngoài đề cập. Sự chung sống của hai tính cách đối lập (hòa đồng và rụt rè) này bắt nguồn từ hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.

Khi ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp. Còn khi ở bên ngoài cộng đồng, trước người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng chừng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người dân Việt Nam.

Trọng tình nghĩa trong văn hoá giao tiếp

Ở những cộng đồng thân quen, chiếm ưu thế, người Việt Nam có tính cách cởi mở, thích giao tiếp. Ngoài cộng đồng, trước người lạ, khi phát huy được quyền tự chủ, người Việt Nam có thể tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau này thực ra không mâu thuẫn nhau, bởi chúng được biểu hiện trong những môi trường khác nhau, là hai khía cạnh có cùng bản chất, đồng thời là biểu hiện của cách ứng xử linh hoạt của người Việt.

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp

Hay tìm hiểu, quan sát, đánh giá

Do tính cộng đồng nên người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, cũng do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn đại từ xưng hô cho thích hợp được.

Tính cộng đồng ở trong văn hoá giao tiếp

Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam ở dưới góc độ chủ thể giao tiếp có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Danh dự gắn cùng với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên điều tai tiếng.

Người Việt Nam ưa sự ý tứ, tế nhị

Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Truyền thống người Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu đi đầu câu chuyện. Lối giao tiếp ưa sự tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ.

Hệ thống lời nói phong phú

Trong khi ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ dùng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô.

Hệ thống này có các đặc điểm:

  • Có tính thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình.
  • Có tính cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, cũng như không gian giao tiếp cụ thể.
  • Thể hiện tôn ti kỹ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi bản thân mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính).

Như vậy, qua bài viết trên, mọi người có thể hiểu hơn về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn tăng cao nền tảng kiến thức. Trong cuộc sống ngày nay, giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến 60% khả năng thành công trong cuộc sống của bạn.

Xổ số miền Bắc