Tìm hiểu văn hóa trong cách cúi chào của người Nhật

Cách chào của người Nhật là bản sắc riêng của người dân “xứ hoa anh đào”. Văn hóa chào hỏi Ojigi (お辞儀) là nét đẹp trong truyền thống của người Nhật Bản. Bạn đã bao giờ nghe đến văn hóa Ojigi của Nhật Bản chưa? Người Nhật có những kiểu chào nào? Hãy cùng Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Ý nghĩa văn hóa cúi chào của người Nhật

Trong văn hóa ứng xử của người Nhật, địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội là những nhân tố tạo ra các quy tắc, lễ nghi mà ai cũng phải tuân theo. Nghi thức chào hỏi được hình thành từ những quy tắc, quy định trong cách chào hỏi, xưng hô đến những cách ứng xử cụ thể trong gia đình. Qua những nghi thức cũng như cách giao tiếp đó có thể đoán được địa vị xã hội của một người. Đi kèm với lời chào, người Nhật luôn cúi mình và cách cúi chào của người Nhật phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

3 cách chào của người Nhật Bản 

Cách chào của người Nhật có tên gọi là “Văn hóa Ojigi” với 3 kiểu chào chính: Saikeirei, Futsuurei, Eshaku. Quy tắc không thay đổi là “Người dưới phải chào người trên”, nghĩa là người lớn tuổi sẽ là người trên của người nhỏ tuổi hơn, khách là người trên của chủ nhà/chủ quán/nhân viên, giáo viên sẽ là người trên đối với học trò, người nam sẽ là người trên của người nữ.

Cách chào của người Nhật kiểu Saikeirei – 最敬礼: Kiểu chào trang trọng

Cách chào của người Nhật kiểu Saikeirei

Kiểu Saikeirei là kiểu chào trang trọng. Người Nhật thường dùng kiểu Saikeirei để thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn đối với các đấng tối cao như Thần, Phật và đấng sinh thành như ông bà, cha mẹ. Kiểu chào này cũng là hành động biểu hiện cho lời xin lỗi chân thành của người Nhật Bản.

Nếu thực hiện chào trong tư thế đứng, người cúi chào sẽ phải cúi gập người 70 độ về phía trước giữ nguyên trong khoảng 3 giây và hạ hai bàn tay xuống chạm vào phần đầu gối. Nếu cúi chào trong tư thế ngồi quỳ, bạn sẽ hạ cúi người sát xuống đồng thời hai lòng bàn tay đặt úp xuống mặt sàn, mặt và sàn cách khoảng 5cm, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây.

Cách chào của người Nhật kiểu Keirei – 敬礼: Kiểu chào bình thường

Cách chào của người Nhật kiểu Keirei

Kiểu Keirei là kiểu chào thông dụng trong việc chào hỏi những người lớn tuổi, cấp trên, khách hàng, đối tác.

Nếu thực hiện kiểu chào này trong tư thế đứng, người chào sẽ cúi thấp từ 30 – 35 độ trong khoảng 3 giây. Nếu cúi chào trong tư thế ngồi trên sàn đất, bạn sẽ hạ cúi người sát xuống, hai lòng bàn tay đặt úp xuống mặt sàn, khoảng cách từ đầu tới sàn là từ 10 – 15cm.

Cách chào của người Nhật kiểu Eshaku – 会釈: Kiểu khẽ chào giao tiếp

Cách chào của người Nhật kiểu Eshaku

Eshaku là kiểu chào đối với người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp, địa vị xã hội thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng khi hai bên gặp nhau lần đầu tiên trong ngày.

Nếu thực hiện kiểu chào này trong tư thế đứng, bạn chỉ cần hơi cúi nhẹ khoảng 15 độ khoảng 2 giây, hai tay nép để sát bên hông. Nếu thực hiện trong tư thế ngồi chào, bạn chỉ cần cúi người, đặt lòng bàn tay úp xuống dưới và hai tay cách nhau từ 10 – 20 cm.

Xem thêm: Lễ hội Shichigosan tháng 11 Nhật Bản

Những lưu ý đặc biệt trong cách chào của người Nhật

Dưới đây là những lưu ý trong cách chào của người Nhật mà những ai đang tìm hiểu về văn hóa người Nhật cần nắm rõ.

  • Lưng giữ thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu.

  • Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước. Nửa thân dưới vẫn theo một đường thẳng, không nên khuỵu gối.

  • Mắt sẽ luôn nhìn xuống dưới mặt đất khi cúi đầu chào.

  • Nếu càng cúi lâu thì sẽ càng thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

  • Cách chào của người Nhật đối với nam và nữ sẽ có sự khác nhau. Nếu là nam thì 2 tay đặt dọc theo thân. Nếu là nữ thì đặt 2 tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái.

Có thể nói rằng văn hóa chào hỏi của người Nhật luôn là nguồn cảm hứng vô tận để cho các bậc phụ huynh ứng dụng trong việc dạy dỗ con cái. Bất kỳ cha mẹ nào cũng muốn dạy con những điều hay ý đẹp để con trở thành một công dân tốt, xã hội thêm trong sạch, văn minh.

Hiểu được nguyện vọng của các bậc phụ huynh, Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI đã mở ra các lớp học tiếng Nhật, đồng thời dạy trẻ tác phong của người Nhật và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản ngay tại lớp học. Cụ thể như thế nào mời bạn theo dõi nội dung sau đây!

Dạy trẻ học tiếng Nhật thông qua văn hóa của người Nhật

Link video học sinh chào hỏi trước khi bắt đầu học: https://drive.google.com/file/d/1RR6VxdM8jZtw_nVHnjXt9IKveWX2U6N-/view?usp=sharing

Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI – Nơi các bé được học tiếng Nhật hiệu quả qua trải nghiệm văn hóa Nhật Bản

Tại Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI, các con sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ và các bài học tiếng Nhật thú vị mà các con chưa có cơ hội tiếp cận tại trường, lớp chính quy. Cụ thể là các con sẽ học được các bài học như sau:

  • Nền tảng tiếng Nhật vững chắc:

    Các con không chỉ học tiếng Nhật, mà còn rèn luyện tác phong, phẩm chất tốt của người Nhật. Tạo nền móng vững vàng cho trẻ học tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung.

  • Khơi gợi hứng thú, đam mê trong học tập:

    Một buổi học thành công là tạo được không khí sôi động, vui vẻ, khơi dậy sự sáng tạo và hứng thú cho các con. Tiếng Nhật trẻ em KIZUKI luôn cải tiến các buổi đến lớp của các con thêm ý nghĩa và vui vẻ.

  • Rèn luyện tính tự lập:

    Rèn luyện ý thức và tác phong của người Nhật ngay từ nhỏ trong những hành động đơn giản như: sắp xếp tài liệu, chuẩn bị bài học, lên kế hoạch học tập mỗi ngày, luôn hoàn thành công việc được giao, biết tiết kiệm,…

    Hành động tốt sẽ tạo ra thói quen tốt, giúp con có tính kỷ luật, giải quyết vấn để trong học tập cũng như cuộc sống hiệu quả hơn.

  • Con học tự nhiên – Nói tự tin:Sự tự tin

    Các con sẽ được học ngôn ngữ Nhật một cách tự nhiên để hình thành phản xạ nghe nói tự nhiên trong suốt buổi học.được nâng cao sẽ giúp ích cho kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật của con ngày càng tốt hơn.

Xem thêm: Kizuki dạy trẻ học tiếng nhật thực tế

Xổ số miền Bắc