Tìm hiểu về văn hóa Anime Nhật Bản từ A đến Z – Khám phá xứ Phù Tang

Văn hóa Anime Nhật Bản là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của nền văn hóa xứ Phù Tang. Không chỉ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên đời sống của người Nhật mà còn như một làn sóng làm nên nhiều xu thế ngày nay. Cùng XKLD Nhật Bản tìm hiểu về văn hóa anime qua bài viết dưới đây nhé!

Văn hóa Anime Nhật Bản là gì? 

Anime là phim hoạt hình được làm theo phong cách Nhật Bản và thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động và nội dung đa dạng, phong phú ý nghĩa truyền tải nhiều thông điệp sâu sắc cho mọi đối tượng và mọi lứa tuổi.

Anime là hình thái nghệ thuật phong phú với các phương pháp sản xuất đặc biệt với nhiều kỹ thuật và là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật đồ họa, bản ngã nhân vật và kỹ thuật điện ảnh. Anime của Nhật Bản ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Có thể nói Văn hóa anime Nhật Bản là nét tinh hoa đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản.

Các thể loại anime

Anime chia ra rất nhiều thể loại khác nhau. Có khoảng gần 80 thể loại Anime, phù hợp cho đối tượng từ trẻ em cho tới người lớn tuổi. Có thể kể đến như: action, adventure, shoujo, shounen, comedy, fantasy, game, magic, school life, …. Trong anime đôi khi còn lồng ghép vào các phong tục, lễ hội giúp quảng bá văn hóa Nhật.

Các tác phẩm hoạt hình anime nổi tiếng và gây được nhiều tiếng vang trên thế giới. Một số anime Nhật Bản hay nhất hiện nay như lâu đài trên không, Nàng công chúa ở thung lũng gió, Hàng xóm của tôi là Toronto, Mộ đom đóm, 5 centimet/giây, Tên bạn là gì?… Chính sự sáng tạo trong thiết kế đồ họa cũng như trong nội dung đã mang đến một nền văn hóa anime Nhật Bản gây ấn tượng trên toàn thế giới.

Không có gì ngạc nhiên khi người ta ví von anime của nước Nhật là sinh thể vô hình có linh hồn và có ý chí sống vô cùng mãnh liệt. Bản thân anime cũng giống như người Nhật, luôn bền bỉ và kiên trì. Dù các công nghệ hoạt hình của Hollywood được nhiều người ngưỡng mộ nhưng anime vẫn luôn là bộ phim hoạt hình ấn tượng, độc đáo trong lòng những người có niềm đam mê với dòng phim hoạt hình. Văn hóa anime Nhật Bản đã mang đến những nét đặc trưng riêng biệt cho đất nước Nhật.

Nguồn gốc của văn hóa Anime

Vào năm 1914, các bộ truyện tranh của Mỹ và Châu Âu du nhập vào Nhật Bản và đã gợi lên niềm cảm hứng sáng tạo cho những họa sĩ tranh biếm họa thời kỳ đó. Chính sự mới lạ, độc đáo của loại hình nghệ thuật này đã dẫn đến sự ra đời của nền văn hóa anime Nhật Bản. Vào năm 1917 bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản được ra mắt. Lúc mới đầu anime thường được mô phỏng theo các truyện về robot với nội dung theo các bộ manga nổi tiếng, dần dần anime đi sâu hơn về nội dung lẫn chi tiết để phù hợp với thị hiếu người xem. Các bộ phim anime ngày nay thường có nét vẽ đơn giản, màu sắc rực rỡ và có nhiều nhân vật là trẻ con.

Đặc điểm của văn hóa Anime Nhật Bản

Hiện nay, Anime chiếm 60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên thế giới. Những bộ anime được chiếu trên TV thường được phát theo mùa và có tên gọi là TV series.

Một số đặc điểm đặc trưng của anime như:

  • Tình tiết và cốt truyện phức tạp, đa số anime có cốt truyện đạt đến mức chi tiết đáng thán phục, luôn tạo tình huống thú vị cho khán giả.

  • Phong cách và chủ đề đa dạng, chủng loại rất phong phú như phiêu lưu, hài hước, kinh dị, viễn tưởng hay là thể thao.

  • Anime không tập trung vào một loại lứa tuổi nhất định nên có tính thu hút cao với nhiều đối tượng.

  • Tình cảm: Theo văn hóa anime Nhật Bản thì yếu tố tình cảm trong anime thường rất cao. Cho dù thể loại phim là hành động, hài hước, lãng mạn, bi kịch thì anime vẫn luôn ẩn chứa tình cảm và có thể vượt bậc hơn cả truyện tranh, hoạt hình.

  • Nét vẽ đẹp, được chú ý về chi tiết lẫn phong cách. Cách vẽ mắt anime rất có hồn và thể hiện được cảm xúc nhân vật. Những thành phố anime xinh đẹp và sinh động trong từng chi tiết nhỏ. Về hoạt hình thì anime chú ý nhiều tới sự trau chuốt đẹp đẽ của bản vẽ hơn là sự luân chuyển hình ảnh nhịp nhàng.

  • Anime thường được làm theo cốt truyện của các manga nổi tiếng. Một số Anime ăn khách trên thị trường thì sẽ được chuyển thể lại thành manga. Thậm chí một số anime còn được chuyển thể thành game.

Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Anime 

Khi tới Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp nhiều fan cuồng Anime và người Nhật gọi họ là Otaku. Ngoài sở thích về Anime các otaku còn sưu tầm tất cả những vật phẩm liên quan tới nhân vật anime mà họ thần tượng. Các lễ hội cosplay chủ yếu do các otaku tham dự và hóa trang. Giống như các bộ phim truyền hình, Anime cũng có nhạc phim viết riêng và đôi khi còn được xuất bản thành album.

Một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực văn hóa vẫn còn tồn tại như một biểu tượng cho đến ngày nay chính là anime. Từ “anime” xuất phát từ “animation” trong tiếng Anh, có nghĩa là hoạt hình, đã ảnh hưởng rộng rãi đến những người yêu mến các thể loại hoạt hình trên toàn thế giới, thôi thúc họ tìm đến nơi khai sinh ra nó, thậm chí học tiếng Nhật để tìm hiểu về nó. Vậy làm thế nào mà anime có thể tác động đến đời sống xã hội? Và nó ảnh hưởng thế nào đến văn hóa Nhật Bản và cả văn hóa phương Tây?

Anime có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người Nhật

Phản ánh cuộc sống thực tế của người Nhật

Văn hóa Nhật Bản có thể dễ dàng tìm thấy trong các bộ phim anime. Ví dụ như đời sống học đường được mô tả sát với thực tế hay các nhân vật trong truyện thường đũa trong bữa ăn và qua đêm tại các lữ quán truyền thống (gọi là “ryokan” trong tiếng Nhật). Các nhân vật anime nổi tiếng được nhìn thấy ở khắp nơi ở Nhật trên đồ chơi, áo phông, phụ kiện trang trí và văn phòng phẩm. Thậm chí một số nhà hàng như Coco Ichibanya còn tự tạo ra các nhân vật anime của mình để quảng bá cho các phần ăn của trẻ em. Ngoài ra fan hâm mộ của anime còn làm nên một làn sóng Otaku Nhật Bản có sức lan tỏa mạnh mẽ và nổi tiếng trên toàn thế giới.

Anime là nguồn cảm hứng nghệ thuật

Anime chính là nguồn cảm hứng để tạo ra nữ ca sĩ ảo đầu tiên của Nhật Bản, Hatsune Miku, công chúa nhạc pop với mái tóc xanh màu kẹo ngọt, đôi mắt to tròn đậm chất anime cùng giọng ca trong trẻo cao vút. Mặc dù không phải là người thật nhưng Miku vẫn có một lượng người hâm mộ khổng lồ và mọi người thậm chí còn tham dự buổi hòa nhạc trực tiếp của cô. Ngoài ra nhiều công ty còn sử dụng các nhân vật dễ thương mô phỏng phong cách anime để thu hút giới trẻ.

Thông thường, các trò chơi video game phổ biến sẽ truyền cảm hứng cho việc tạo ra một bộ anime ăn khách hoặc ngược lại. Một ví dụ điển hình là loạt phim về Pokemon, được phát sóng liên tục từ đầu thập niên 90 đến nay và đã tạo ra được vô số trò chơi ăn theo. Anime chắc chắn cũng đã để lại dấu ấn đậm nét đến văn hóa nhạc pop của Nhật Bản trong những năm qua.

Giáo dục thế hệ trẻ

Người Nhật cũng dùng manga/anime để giúp thế hệ trẻ có thêm tình yêu với lịch sử và văn hóa Nhật Bản. “Rurouni Kenshin”, “Kaze Hikaru”, … giúp cho thanh niên Nhật Bản quan tâm hơn đến những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước qua những câu chuyện dã sử sinh động và hấp dẫn.

Những người anh hùng được 2D hóa như Okita Souji, Date Masamune hay Sanada Yukimura cũng trở nên gần gũi và thú vị hơn. Bên cạnh đó manga/anime cũng giới thiệu những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Nhật như ẩm thực (“Vua bếp Soma”), ninja (“Ninja Hattori”), võ thuật (“Teppi”, “Cậu bé giỏi võ”),… Tình yêu đất nước được xây dựng ngay từ tình yêu đối với văn hóa lịch sử của dân tộc. Với nền văn hóa đặc sắc và lịch sử lâu đời, người Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi cách người Nhật nuôi dưỡng tình yêu văn hóa, lịch sử dân tộc của giới trẻ từ những trang truyện tranh (“Thần đồng Đất Việt” là một ví dụ tiêu biểu và tích cực).

Anime và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới

Lan tỏa văn hóa Nhật Bản

Anime là một trong những tài nguyên tốt nhất hiện nay để kể chuyện dưới dạng hoạt hình mà không bị ràng buộc bởi thể loại hay khán giả, điều này trái ngược với phim hoạt hình truyền thống, thường chỉ nhắm vào đối tượng trẻ em. Anime đã gặt hái thành công trên thế giới khi những bộ phim đầu tiên được trình chiếu như: “Bảy viên ngọc rồng” (Dragonball), “Cậu bé siêu người máy” (Astro Boy), “Thủy thủ mặt trăng” (Sailor Moon) và “Cao thủ bóng rổ” (Slam Dunk). Nhiều người bắt đầu quan tâm tới Nhật Bản sau khi xem những bộ phim trên, họ thậm chí còn được truyền cảm hứng để học tiếng Nhật. Kết quả là vào năm 1984, kì thi kiểm tra trình độ năng lực Nhật ngữ (JLPT) đã ra đời.

Bên cạnh đó, rất nhiều bộ truyện tranh và phim hoạt hình đã tạo được tiếng vang trên toàn cầu. Bởi những thông điệp sâu sắc qua những cách thể hiện tự nhiên mà gần gũi. Không hề giáo điều hay cứng nhắc như những bài giảng đạo đức thông thường. Ví dụ như: trong Doraemon, nhân vật chính Nobita là một cậu nhóc có tất cả các khuyết điểm của một đứa trẻ bình thường, thông qua những câu chuyện thú vị xung quanh việc Nobita vòi vĩnh bảo bối của Doraemon để giúp mình gian lận thi cử hay chơi nổi với bạn bè, tác giả khiến các độc giả nhỏ tuổi tự biết phê phán những thói xấu của Nobita, bài học đạo đức cho trẻ nhỏ được trình bày một cách hài hước thú vị và dễ thấm.

Tăng tính sáng tạo cho fan hâm một trên toàn thế giới

Truyện tranh và phim hoạt hình còn mang lại những hình ảnh mà cuộc sống thực tế không mang lại cho bạn được, khiến cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng, tăng thêm sức sáng tạo cả về tư duy hình tượng lẫn tư duy khoa học. Ví dụ những bảo bối thần kỳ cho Doraemon chính là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học của thế giới tương lai.

Văn hóa anime Nhật Bản là một nét văn hóa độc nhất, đặc trưng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều thế hệ trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp tỷ đô này cũng vô cùng phát triển và có tác động không hề nhỏ đến thể loại phim hoạt hình hiện đại ở nhiều quốc gia cũng như thu hút một lượng lớn người hâm mộ đến Nhật Bản. Anime khiến mọi người trên khắp thế giới quyết định học tiếng Nhật, dẫn đến việc tạo ra kỳ thi JLPT. Có thể nói ngành công nghiệp này đã rất thành công trong việc quảng bá du lịch Nhật Bản cũng như có những ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa nhạc pop ngày nay.

>>>Xem thêm: Điểm danh 5 bộ phim hoạt hình Nhật Bản HAY NHẤT

Xkld-nhatban.net

Xổ số miền Bắc