Top 10 công nghệ thương mại điện tử đang thống lĩnh thị trường

Sự bùng nổ của thương mại điện tử kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của những giải pháp kỹ thuật số. Các doanh nghiệp cần biết được những xu hướng công nghệ thương mại điện tử, lựa chọn đâu là giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình. Những công nghệ này không chỉ giúp các công ty thu hút và giữ chân khách hàng, mà còn là lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ trong ngành. Hãy cùng khám phá top 10 xu hướng công nghệ trong thương mại điện tử sẽ thống lĩnh năm 2023!

Dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu lớn (Big Data) - công nghệ thương mại điện tử nổi bậtDữ liệu lớn (Big Data) - công nghệ thương mại điện tử nổi bật

Big data sẽ giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu khách hàng, hỗ trợ đưa ra những thông tin chính xác về nhu cầu và hành vi mua hàng của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra những hoạt động phù hợp nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn, nâng cao dịch vụ và trải nghiệm người dùng. Khi sử dụng big data, toàn bộ dữ liệu sẽ được đồng bộ trong cùng một hệ thống để xử lý. Nhờ vậy mà các hoạt động thanh toán, quản lý và vận chuyển đơn hàng sẽ được tối ưu.

Trí tuệ nhân tạo (AI) – Công nghệ thương mại điện tử hàng đầu

công nghệ thương mại điện tử Trí tuệ nhân tạo (AI) công nghệ thương mại điện tử Trí tuệ nhân tạo (AI) 

Đây chính là ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử nổi bật nhất hiện nay. AI giúp các doanh nghiệp dự đoán xu hướng mua sắm dựa trên những sản phẩm mà người mua từng lựa chọn. Từ đó đưa ra các hoạt động marketing cá nhân hóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Ví dụ, khi một khách hàng tìm kiếm một sản phẩm nào đó trong một thời điểm nhất định, các thông tin đó sẽ được xử lý và đưa ra các dự đoán về sản phẩm phù hợp với khách hàng. Trong suốt quá trình mua, dựa trên dữ liệu đã được xử lý, website sẽ gợi ý những sản phẩm tương tự món hàng mà khách đã chọn. Điều này có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 915% so với thông thường (Theo Digital Commerce 360). 

Headless Commerce

Headless là các giải pháp thương mại điện tử để xây dựng website mà trong đó, front-end và back-end tách rời nhau, có thể hoạt động như hai hệ thống độc lập. Chúng được liên kết với nhau thông qua hệ thống API để đảm bảo lưu chuyển thông tin nhanh chóng giữa back-end và front-end. Việc sử dụng các công nghệ Headless như Magento, Shopify sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu UI/UX trên website, tùy chỉnh trang web sao cho phù hợp với nhu cầu và lưu truyền thông tin linh hoạt giữa các tính năng tích hợp trên website.

headless commerce - công nghệ thương mại điện tử đang phát triểnheadless commerce - công nghệ thương mại điện tử đang phát triển

Annie Selke, một doanh nghiệp kinh doanh nội thất đã áp dụng công nghệ PWA và AMP – một trong những giải pháp Headless Commerce được nhiều doanh doanh nghiệp lựa chọn – để xây dựng website. Nhờ áp dụng công nghệ này mà Annie Selke đã giảm tốc độ tải trang 0,74 giây. Lượng khách hàng cũng tăng đột biến với 40,41% khách hàng tiềm năng đến từ truy cập website trực tiếp. 

Magento cũng là một trong những nền tảng nổi bật ứng dụng công nghệ Headless Commerce, được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xây dựng website. Với công nghệ headless từ Magento, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng và tùy chỉnh website cho phù hợp, đẩy nhanh tốc độ website, và tối ưu trải nghiệm người dùng. Theo như Forrester Consulting, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử tăng từ 10%-80% nhờ sử dụng giải pháp Magento!

Là một trong những đối tác lâu năm của Adobe (Magento), Magenest đã từng thực hiện nhiều dự án cho các thương hiệu nổi tiếng như Heineken, Trung Nguyên, Bibomart, Elise,… Hãy tìm hiểu thêm về giải pháp triển khai Headless Commerce với Magento tại đây!

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

AR và VR sẽ là những công nghệ lên ngôi trong thương mại điện tử. Các tính năng như hiển thị và thử sản phẩm trên website, thiết lập bản đồ 3D cho sản phẩm sẽ giúp khách hàng dễ dàng hình dung hơn các mặt hàng của doanh nghiệp. Người mua có thể nhìn kỹ các sản phẩm hơn, có được những trải nghiệm gần như chân thực, từ đó dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng. 

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

IKEA là một ví dụ nổi bật sử dụng công nghệ AR cho phép khách hàng “thử” các món đồ gia dụng, nội thất ngay trong ngôi nhà của mình thông qua ứng dụng của IKEA. Ứng dụng sẽ quét không gian căn phòng để đo lường được tỷ lệ chính xác và ghép hình ảnh thực tế của sản phẩm vào căn phòng. 

>>> Tìm hiểu thêm: Thương mại điện tử: Dự đoán tương lai và hướng phát triển 2023

Tìm kiếm bằng giọng nói

Tìm kiếm bằng giọng nóiTìm kiếm bằng giọng nói

Khách hàng có thể sử dụng giọng nói để tìm kiếm sản phẩm, trò chuyện và đưa ra những yêu cầu với doanh nghiệp thay vì chỉ sử dụng công cụ tìm kiếm thủ công như trước. Công ty có thể áp dụng các công nghệ điều khiển bằng giọng nói như Alexa và Siri, cho phép khách hàng tương tác với doanh nghiệp, nhận các đề xuất tìm kiếm và mua hàng. 

Chatbots

ChatbotsChatbots

Chatbots đóng vai trò như một nhân viên bán hàng ngay trên website của bạn. Tính năng này sẽ hỗ trợ trả lời khách hàng 24/7, đáp ứng mong muốn được giải đáp nhanh chóng của khách hàng. Với Chatbots, nhân viên sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian khi trả lời thủ công, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng.  

Mua sắm bằng di động (Mobile Commerce)

công nghệ thương mại điện tử Mobile Commercecông nghệ thương mại điện tử Mobile Commerce

Mua sắm bằng di động đang trở thành xu hướng công nghệ thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại thông minh kết nối Internet, khách hàng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào. Hơn nữa, việc dùng di động để mua sắm cũng dễ dàng hơn cho khách hàng khi sử dụng các hình thức thanh toán online. Ví dụ như với Shopee, khách hàng thanh toán nhanh chóng thông qua ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng chỉ với vài giây thao tác.

Tích hợp nhiều phương pháp thanh toán online

Tích hợp nhiều phương pháp thanh toán onlineTích hợp nhiều phương pháp thanh toán online

Các hình thức thanh toán online ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng. Nhiều khách hàng sẽ bỏ dở giỏ hàng giữa chừng nếu cửa hàng không có hình thức thanh toán họ thường xuyên sử dụng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp các hình thức thanh toán phổ biến để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, các ứng dụng thanh toán online sẽ lưu trữ thông tin thanh toán của khách hàng nên khách hàng sẽ thanh toán nhanh hơn ở những lần mua hàng sau.

>> ĐỌC THÊM: Các hình thức thanh toán điện tử: Đâu là lựa chọn hàng đầu của khách hàng?

Marketing với video

Marketing với videoMarketing với video

Việc sử dụng các podcast và video ngắn sẽ thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn so với các hình thức khác. Thay vì đọc các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp, khách hàng sẽ có được thông tin nhanh chóng hơn khi xem video. Họ sẽ hình dung tốt hơn về sản phẩm, tương tác tốt hơn với công ty. 

Social Commerce 

Social CommerceSocial Commerce

Social Commerce là việc bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok. Một số hình thức Social Commerce phổ biến hiện nay là đặt hàng trên trang fanpage doanh nghiệp, qua livestream hoặc các hội nhóm. Hiện nay, Facebook và Instagram cho phép thiết lập cửa hàng trên các mạng xã hội đó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều điểm chạm tiếp cận khách hàng và mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn. Ví dụ, khi khách hàng tiếp cận với các bài viết về sản phẩm trên Facebook, họ hoàn toàn có thể đặt hàng trực tiếp ngay trên nền tảng đó mà không phải rời khỏi mạng xã hội.  

Kết luận 

Trên đây là top 10 xu hướng công nghệ thương mại điện tử nổi bật đang và sẽ phát triển trong vài năm tới. Tuy nhiên, không phải bất cứ giải pháp nào cũng có thể áp dụng hiệu quả. Tùy vào nguồn vốn, quy mô, sản phẩm và mô hình doanh nghiệp mà lãnh đạo sẽ lựa chọn những công nghệ riêng áp dụng vào hoạt động kinh doanh của công ty. 

Để cập nhật các xu hướng công nghệ trong thương mại điện tử, hãy đăng ký theo dõi bản tin của Magenest!

Xem chi tiết

Thu gọn

Xổ số miền Bắc