TOP ý tưởng, cách trang trí bàn thờ ông địa ngày tết chuẩn, đẹp | Bàn thờ Tận Tâm

Trang trí bàn thờ ông địa ngày tết chu đáo, thịnh soạn là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp, công ty và cá nhân đang hoạt động làm ăn kinh doanh. Vì theo quan điểm dân gian, đây là công việc giúp tỏ lòng thành kính với bề trên, mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cùng tìm hiểu chi tiết các ý tưởng bài trí trong bài viết sau đây của Tận Tâm.

Chuẩn bị bàn thờ thổ địa trước khi tiến hành trang trí

Trước khi đi vào trang trí bàn thờ ông địa, ông tài ngày tết bạn cần chuẩn bị nơi thờ cúng một cách chỉn chu:

Chọn lựa bàn thờ và tượng thờ phù hợp

Vì có nhiều kích cỡ khác nhau nên việc lựa chọn mẫu bàn thờ thần tài thổ địa sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và diện tích thờ cúng của gia chủ. Bạn nên lựa chọn những mẫu thờ cúng thổ địa có giá thành phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân vì không phải cứ đắt tiền là sẽ thu hút được nhiều tài lộc hơn.

Không nên chọn tượng thờ thần tài, thổ địa quá lớn hoặc quá nhỏ vì điều này sẽ làm cho nơi thờ cúng sẽ mất thẩm mỹ và không còn nhiều sự trang nghiêm. Hình tượng thờ đẹp mắt, phù hợp với kích thước của tủ thờ sẽ tạo sự thoải mái cho nơi linh thiêng, giúp việc làm ăn kinh doanh của gia chủ ngày một suôn sẻ.

Vị trí lập và đặt bàn thờ ông địa sao cho chuẩn phong thủy

Việc đặt bàn thờ ông địa, ông tài ở đâu là việc làm vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy, tài lộc của gia chủ. Vì vậy, cần chú ý và quan sát kỹ lưỡng trước khi đặt bàn thờ vào các vị trí trong nhà.

Đầu tiên, hãy xem vị trí vượng khí và may mắn của ngôi nhà của bạn là ở đâu. Những vị trí mà bạn có thể thường xuyên nhìn thấy ở cửa chính được cho là những vị trí tốt để đón tài lộc vào nhà và rất thích hợp để đặt ông địa, ông tài.

Đồng thời, hướng đặt bàn thờ nên phù hợp với mệnh của gia chủ để vận khí, tài khí dễ dàng đến:

– Người mệnh Kim: Hãy nên đặt bàn thờ quay về các hướng Đông Bắc, Tây Nam hoặc Tây Bắc.

– Người mệnh Thủy: Hãy nên đặt bàn thờ quay về hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.

– Người mệnh Mộc: Hãy nên đặt bàn thờ về hướng Đông, Đông Nam hoặc Tây Bắc.

– Người mệnh Thổ: Hãy nên đặt bàn thờ ông địa quay về hướng Đông Nam, Đông Bắc.

– Người mệnh Hỏa: Hãy nên đặt bàn thờ ông địa quay về hướng Nam, Đông Nam, Đông hoặc Bắc.

Nguyên tắc khi lập bàn thờ thổ địa, thần tài 

Gia đình cần lưu ý dùng chổi chuyên dụng và nước gừng nóng để vệ sinh, dọn dẹp bàn thờ trước khi tiến hành trang trí bàn thờ ông địa ngày tết. Không nên sử dụng ngay khi mới mua bàn thờ về nhà. Trên bàn thờ sẽ có các vật phẩm như bùa tài lộc, bài vị và bát hương.

Trước khi đặt bàn thờ, gia chủ nên đặt la bàn xem thử hướng mà bản thân mình hợp để xác định cung tài lộc, quý nhân. Đồng thời xem xét hướng được nhiều người thường xuyên kyi tới. Điều này giúp xác định chính xác vị trí cần đặt, giúp gia chủ tăng vận khí tốt.

Thường xuyên, tốt nhất là mỗi ngày nên dọn dẹp bàn thờ của ông địa và ông tài sạch sẽ, tươm tất. Ngoài việc dâng hương, nước, muối gạo, gia chủ nên đặt lên lọ cắm hoa tươi để giúp không gian thờ cúng thêm dễ chịu, thơm tho.

Một số nguyên tắc khi đặt bàn thờ mà gia chủ cần nên chú ý:

– Không treo bàn thờ ông địa lên tường, phải đặt dưới đất, cũng không nên đặt dưới chân cầu thang. Điều này sẽ làm mất đi sự linh thiên thờ cúng.

– Bàn thờ thổ công phải dựa vào tường để vững chãi, không có lỗ trên tường, không có cửa sổ… để tránh tiền mất tật mang, của cải không tích lũy được.

– Không đặt bàn thờ thổ công dưới các vật dụng như tranh ảnh, điều hòa, loa, quạt.

– Không đặt bàn thờ ông địa cạnh bếp để tránh làm bẩn bàn thờ, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm.

– Vị trí đặt bàn thờ phải xa nơi như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc các nơi không sạch sẽ khác.

– Để bàn thờ nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm ước hoặc trong bóng tối.

Vật dụng, vật phẩm không thể thiếu trong trang trí bàn thờ ông địa ngày tết

Để bày trí bàn thờ các vị thần tài, thổ công trong những ngày Tết Nguyên Đán, trước hết gia chủ phải chuẩn bị những đồ thờ cúng cần thiết. Ngoài ra, lựa chọn đồ trang trí phù hợp để bàn thờ đẹp và hài hòa hơn.

Vật phẩm thờ cúng cơ bản

Nhìn chung, đồ thờ cúng nên giữ nguyên về vị trí đặt, chỉ sạch sẽ, không nên có sự thay đổi. Trong đó, một số vật dụng như mâm đồng, lọ hoa, 3 hoặc 5 cốc nước có thể được thay mới trong các trường hợp cần thiết.

Không bao giờ tự ý thay đổi hoặc di chuyển lư hương, vì đây là điều cấm kỵ trong thờ cúng. Ngoài ra, trong ngày 23 tháng Chạp cũng nên dọn dẹp bát hương gọn gàng. Lưu ý số lượng chân nhang còn lại trên bát hương phải là số lẻ (3, 5, 7, 9), phần nhang còn lại nên được đốt rải rác ngoài vườn, bờ suối.

Cuối năm nên đổi 3 hũ gạo, muối, nước để bắt đầu một cái Tết bội thu. Sau khi thay xong, tiếp tục đặt 3 hũ tương tự vào các vị trí ban đầu.

Hoa trưng bày ngày tết cho ông tài, ông địa

Lọ hoa trưng bày cũng là một trong những vật tế quan trọng dùng để trang trí trên bàn thờ Ông Địa trong dịp lễ hội mùa xuân. Không chỉ mang hương thơm mà còn mang đến màu sắc tươi mát cho nơi thờ cúng, mỗi loài hoa đều mang một ý nghĩa phong thủy tốt lành.

  • Cúc vàng: Hoa có đặc tính là lâu tàn, mang trong mình một sức sống vô cùng mãnh liệt. Đồng thời, cúc vàng cũng là biểu tượng đẹp về sự trường thọ và tấm lòng cao cả, hiếu thảo của mọi người đối với các vị thần linh. Vì những lý do đó mà hoa cúc vàng thường xuyên được dùng để trang trí cho bàn thờ thổ địa, thổ công ngày Tết.
  • Đồng tiền: Hoa này thường được lựa chọn để bày trí bàn thờ gia tiên và các vị thần, phật với mong ước cả năm tài lộc, may mắn và sức khỏe dồi dào. Sắc hoa rực rỡ cũng chính là niềm hy vọng một năm mới đầy khởi sắc tốt đẹp của gia chủ.
  • Hồng đỏ: Hoa mang vẻ đẹp mỹ lệ, kiêu sa với sắc đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc, may mắn và đủ đầy.
  • Huệ trắng: Hoa huệ trắng rất phù hợp để sử dụng trong thờ cúng ông địa, ông tài trong những dịp lễ và Tết lớn ở Việt Nam. Màu trắng thuần khiết của hoa rất phù hợp với những sự trang nghiêm, thể hiện mong cầu của gia chủ về sự ấm no, sung túc.

Mâm ngũ quả cúng bái đẹp mắt 

Khi bày trí bàn thờ ông địa, ông công ngày Tết, gia đình cũng nên chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ và đẹp mắt. Mâm ngũ quả cần được chọn lọc kỹ càng trước khi bày biện, trang trí bàn thờ ông địa. Trong đó, một số loại quả có thể sử dụng như lê, lựu, đào, hồng… mang ý nghĩa tiền tài, may mắn.

Cách trang trí bàn thờ ông địa ngày tết hợp phong thủy

Việc trang trí nơi thờ tự ông địa trong nhà ngày tết cũng thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần. Tuy nhiên, việc bày trí thế nào cho vừa đẹp mắt vừa hợp phong thủy, đủ sự trang nghiêm thì ít người biết. Quý bạn đọc có thể tham khảo cách trang trí sau đây trước khi tiến hành dọn dẹp, sắp xếp nơi thờ cúng thổ công, thổ địa.

Bài vị của thổ địa, thần tài

Trên bài vị của thổ địa, thần Tài thường sẽ khắc câu đối Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim hoặc 4 chữ Chiêu tài tiến bảo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bày trí bàn thờ ngày Tết một trăm thỏi vàng, tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình.

Bình cắm hoa, lọ đựng hương

Các lọ này thường được làm từ các chất liệu như sứ hoặc đá hoa xanh. Hoa cúng thổ địa, thần phải là các loại hoa tươi, không nên hoa giả, hoa khô… nhằm thể hiện lòng thành kính của bản thân là chân thật, xuất phát từ đáy lòng.

Lư hương, bộ đỉnh thờ cúng

Bày trí tủ thờ ngày Tết không thể thiếu bộ đỉnh, lư hương chạm khắc tinh xảo – một vật dụng giúp làm tăng sự thẩm mỹ cho nơi thờ cúng. Có nhiều chất liệu để làm lư hương như đá, sứ, kim loại… của nhiều thương hiệu khác nhau, giúp bạn tùy ý lựa chọn theo sở thích.

Lưu ý khi dọn dẹp hương, nhang cơ thể của gia chủ bắt buộc phải thanh tịnh và sạch sẽ. Đồng thời, bạn nên lựa chọn hương tốt trên thị trường nhằm tạo không khí trang trọng.

Đĩa đựng 3 chén muối, gạo, nước và rượu

Trang trí ngày tết không thể quên thay mới 3 chén gạo, muối, nước. Khi kết thúc quy trình tiến hành nghi lễ cúng bái, gia chủ cần rải muối xung quanh ngôi nhà.

Trang trí thêm các vật phẩm giúp bàn thờ ông địa thêm đẹp mắt

Ngoài những vật phẩm cơ bản cần trang trí trên, bạn có thể bổ sung thêm một số đồ thờ cúng dưới đây để bàn thờ ông địa ngày tết thêm đẹp mắt.

– Tỳ hưu hoặc ông thần cóc: Theo quan điểm từ xa xưa trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, tỳ hưu và cóc chính là những linh vật giúp thu hút tài lộc cho gia đình. Vì vậy, đặt những vật này trên tủ thờ ông công, ông địa giúp bạn có nhiều may mắn, tiền tài hơn trong làm ăn và sức khỏe. Ông cóc và tỳ hưu cần được hướng đầu ra cửa chính và lưng quay vào trong để tài lộc dễ dàng đi vào nhà.

Ly nước Minh Đường Tụ Thủy: Bạn có thể chọn một chiếc bát sứ đẹp, đổ đầy nước, trên mặt nước trải những bông hoa cắt cành, đây là Minh Đường Tụ Thủy, là cách để tiền tài không trôi. Nếu đặt bát nước này lên bàn thờ thì nên đặt ở góc ngoài (bên trái hoặc bên phải) của bàn thờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bát nước này ở phía trước, chính giữa 5 hoặc 3 cốc trên bàn thờ ông địa – thần tài. Những nơi đặt này có ý nghĩa mang lại của cải, vật chất cho gia chủ.

Bát hương Thất bảo: Bạn có thể thêm thạch anh, vàng, bạc, ngọc, mã não, ngọc bội, san hô đỏ vào bát hương. Những vật phẩm này có khả năng thu hút các trường năng lượng tích cực, mang lại tài lộc cho gia đình.

Bát văn xương hoặc tháp tỏi: Đây là những biểu tượng của trí tuệ, sự thông thái và thành đạt. Người Việt thường chọn đặt bát bánh văn xương và tháp tỏi lên trên bàn thờ để mong con đường học hành rộng mở, công việc buôn bán ngày càng phát triển. Vị trí đặt vật phẩm này thường nằm bên phải bàn thờ.

– Tranh trang trí tủ thờ thổ địa, thổ công:

Tranh trúc chỉ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho không gian thờ cúng. Hiện nay, nhiều gia đình chỉ sử dụng thêm tranh trúc để trang trí bàn thờ Ông Địa trong những ngày Tết Nguyên Đán. Bởi lẽ, tranh trúc không những mang lại cảm giác thoải mái mà còn tô đậm tinh thần truyền thống dân tộc. Từ lâu đã có xu hướng bày trí tranh trúc trên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên. Nhưng với bàn thờ thổ địa, thần tài thì ít phổ biến hơn.

Gia chủ có thể đặt tranh ở nhiều vị trí khác nhau, tùy theo kích thước bàn thờ, không gian kiến ​​trúc, nhu cầu trang trí. Nhiều người sẽ chỉ chọn những bức tranh tre trúc hình tròn, khổ nhỏ đặt ở vị trí trung tâm, sau tượng thờ. Bên cạnh đó, đặt bức tranh trúc sau bàn thờ còn giúp không gian thêm thoải mái, trang trọng.

Đèn trang trí trên bàn thờ ngày Tết: Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn đèn bàn thờ để trang trí cho không gian thờ cúng thổ công, thổ địa thêm đẹp và nổi bật trong ngày tết. Dù là bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ thổ địa, đèn luôn là biểu tượng giữ lửa, là cầu nối giữa thế giới hữu hình và vô hình. Đèn trang trí khi có ánh sáng nhẹ nhàng và duy trì liên tục không chỉ tạo cảm giác ấm cúng, linh thiêng mà còn giúp bàn thờ nổi bật và cuốn hút.

Khi lựa chọn đèn trang trí, gia chủ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chọn đèn phù hợp theo kích thước bàn, tủ thờ, gia chủ không nên lựa chọn sản phẩm thờ cúng to hoặc nhỏ vì như vậy sẽ làm không gian không được thẩm mỹ.
  • Đèn thờ không nên có màu sắc lòe loẹt, chói mắt mà nên ưu tiên lựa chọn các loại có ánh sáng nhẹ nhàng, ấm áp để nơi thờ cúng trở nên trang trọng hơn.

Một số lưu ý trong trang trí ngày tết cho bàn thờ thổ địa

Gia chủ cần lưu ý những điểm sau khi bày trí bàn thờ các vị thổ công, thổ địa trong dịp lễ hội mùa xuân:

  • Sau khi lau dọn bàn thờ, trang trí thêm đèn thờ hoặc tranh tre.
  • Trái cây tươi phải được sử dụng trong trang trí, không dùng trái cây héo, giả… vì điều này sẽ thể hiện sự không tôn trọng thần linh của bạn.
  • Trong quá trình bài trí không được di chuyển lư hương, bàn thờ hoặc tượng.
  • Không thờ thổ địa cùng với Quan Âm Bồ Tát trên một bàn thờ. Tránh gây ra các đại kỵ không đáng có trong thờ cúng.

Tóm lại, bàn thờ thổ địa trong ngày đầu năm mới phải được lau chùi, trang trí thật đẹp để giúp gia đình có một khởi đầu suôn sẻ hơn. Hi vọng những chia sẻ hữu ích về cách trang trí bàn thờ ông địa ngày tết sẽ giúp bạn đọc chuẩn bị được một không gian thờ cúng linh thiêng và thẩm mỹ hơn.

Bài viết liên quan: Phong thủy giải đáp: Có nên thờ 2 ông địa 2 thần tài không?

Theo: Võ Văn Giáp, CEO Bàn Thờ Tận Tâm

5/5 – (1 bình chọn)

Xổ số miền Bắc