Tranh dân gian ngày Tết phổ biến trong gia đình Việt

Những bức họa thể hiện khát vọng ấm no, sum vầy và hạnh phúc đón mừng năm mới.

Theo nếp xưa, sau ngày cúng ông Táo (23 tháng Chạp), người dân bắt đầu tất bật sắm sửa, trang hoàng ngôi nhà để đón Tết cổ truyền. Bên cạnh cành đào, cây quất, tranh dân gian ngày Tết là thứ không thể thiếu trong nếp văn hóa của nhiều gia đình người Việt.

Tranh dân gian đa dạng về thể loại như tranh tín ngưỡng, chúc tụng, lịch sử, châm biếm, phong cảnh… Tranh được lựa chọn treo trong ngày Tết mang nội dung tốt đẹp, cầu chúc cho gia chủ một năm phát tài lộc, cuộc sống đủ đầy và vạn sự như ý. Các dòng tranh phổ biến là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…

gfghf

Một trong những loại tranh chúc tụng ngày xuân được nhiều người yêu thích là “vinh hoa – phú quý, nhân nghĩa – lễ trí” – sản phẩm của nghệ nhân làng Đông Hồ. Bộ tranh gồm bốn bức, được chia thành hai cặp trai – gái: Lễ trí (tranh bé gái ôm rùa), nhân nghĩa (bé trai ôm cóc), vinh hoa (bé trai ôm gà), phú quý (bé gái ôm vịt). Sự phân chia này theo quan niệm người xưa là gia đình phải có nếp có tẻ, cuộc sống mới tròn đầy.

“Bé gái ôm rùa” (hay còn gọi “Gái sắc bế rùa xanh”) thể hiện mong ước đứa trẻ có được cả chữ lễ (lễ nghĩa, lễ phép) và trí (trí tuệ) đồng thời bé gái sẽ xinh đẹp, nhu mì.

fgfgf

Điểm độc đáo của tranh Đồng Hồ là được tạo nên từ những màu cơ bản như: đen (than hoa hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (gỗ vang), trắng. Nhóm màu này có nét tương đồng với năm yếu tố ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên sự hòa hợp. Điều này thể hiện sự khởi phát thuận lợi dịp đầu năm, mang đến may mắn và điềm lành. “Bé trai ôm cóc” (hay “Trai tài ôm cóc tía”) đặt đối xứng “Bé gái ôm rùa” với mong ước đứa trẻ sinh ra có lòng chính trực, tính cách khảng khái như con cóc trong truyện cổ tích “Cóc kiện trời”.

hfghf

Bức “Vinh hoa” (bé trai ôm gà) cầu chúc bé trai có đức tính vinh hiển, hào hoa và gặp điều tốt lành trong cuộc sống. Ngoài ra, treo “Vinh hoa” trong nhà, các gia đình mong mỏi sinh được con trai khỏe mạnh, sau này công thành danh toại.

gjhghgh

“Bé gái ôm vịt” thể hiện ước vọng con cái dịu hiền, duyên dáng. Bông hoa sen phía sau tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ.

Đàn lợn âm dương

Trong “Đàn lợn âm dương”, các con vật được vẽ vừa chắc khỏe, vừa mềm mại. Trên mình mỗi con lợn có xoáy âm dương thể hiện sự hài hòa trời – đất, sinh sôi và phát triển. Trong tranh Đông Hồ, lợn mang ý nghĩa sung túc, phát tài lộc và ước vọng gia đình đông vui, hòa thuận.

Tranh dân gian ngày Tết phổ biến treo trong gia đình Việt - 5

“Thiên hạ thái bình” (hay “Chim công xòe cánh”) treo trong ngày Tết tượng trưng cho phẩm chất cao quý và sự thịnh vượng. Ngoài ra, người xưa tin rằng có tranh chim công trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma.

Ngoài cổng, nhiều gia đình dán tranh ông tiến tài (bên trái) và tiến lộc với mong muốn đón nhiều may mắn, kinh tế dư giả trong năm mới. Có nhà còn dán cặp tranh thần hộ mệnh - ông tướng nhà trời - để xua đuổi ma quỷ, cầu mong một năm an khang, thịnh vượng.

Ngoài cổng, nhiều gia đình dán tranh ông tiến tài (trái) và tiến lộc với mong muốn đón nhiều may mắn, kinh tế dư giả trong năm mới. Có nhà còn dán cặp tranh thần hộ mệnh – ông tướng nhà trời – để xua đuổi ma quỷ, cầu mong một năm an khang, thịnh vượng.

bà nguyệt se duyên

“Bà Nguyệt se duyên” là một trong nhiều bức tranh nói về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Tranh được sáng tạo dựa trên sự tích “Ông Tơ bà Nguyệt”. Trong ảnh, bà Nguyệt rủ sợi tơ gắn kết cặp nam nữ. Bức tranh chúc tụng trai – gái đến tuổi cập kê sớm tìm được ý chung nhân. Theo quan niệm người xưa, nếu kết duyên vào mùa xuân, trai gái sẽ có cuộc sống sung túc, đủ đầy, con cái khỏe mạnh.

Đánh đu

Tranh “Đánh đu” mô tả trò chơi dân gian ngày Tết. Không khí tưng bừng, phấn khởi ngày xuân được tái hiện sinh động qua màu sắc tranh, nét vẽ mộc mạc.

Ngoài “Đánh đu”, tranh Đông Hồ mô tả hoạt động ngày Tết còn có “Múa lân, múa rồng”, “Nhà đấu vật”, “Chọi chim”…

gà đại cát

“Dạ xướng ngũ canh hòa” (Gà gáy năm canh) – tranh Hàng Trống – khắc họa gà trống ở thế hiếu chiến, oai phong, không sợ kẻ thù. Theo quan niệm xưa, tiếng gà gáy xua tan âm khí, mang lại điều may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, tranh còn thể hiện đức tính cao quý của con người về chữ tín. Tranh Hàng Trống có gam màu tự nhiên, nhẹ nhàng và sang trọng nên thường được giới trí thức ưa thích.

Gà thư hùng.

“Gà thư hùng” mô tả gia đình gà trống, mái và đàn con. Gà mái ở thế uốn lượn, gà trống ưỡn ngực tạo thế trụ cột, che chở các con. Trên tranh có dòng chữ Nôm: “Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông” (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh). Tranh gợi không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình.

Tranh tố nữ

“Tố nữ” là loại tranh được treo phổ biến trong gia đình ở thành thị. Tranh thuộc thể loại tứ bình (gồm bốn bức tranh), khắc họa vẻ đẹp thiếu nữ trong trang phục áo dài, vấn tóc với bốn cử chỉ khác nhau. Cụ thể, từ trái qua là cô thổi sáo, múa sinh tiền, múa quạt và gảy đàn nguyệt. Trên mỗi bức tranh đều đề bài thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. “Tố nữ” thể hiện vẻ đẹp sắc vóc và tâm hồn phụ nữ Việt Nam.

Tranh thất đồng

Tranh “Thất đồng” mang đến không khí rực rỡ, tươi trẻ ngày đầu xuân. Hình ảnh nổi bật trong tranh là cây đào trĩu quả. Bảy đứa trẻ xuất hiện với vẻ hồng hào, thân hình bụ bẫm, tóc trái đào, tay đeo vòng bạc, chân đi giày thêu như tiên đồng trong truyện cổ tích. Treo “Thất đồng” trong nhà, gia chủ mong muốn có cuộc sống no đủ, phồn thịnh và con cháu đề huề.

Lý ngư vọng nguyệt

“Lý ngư vọng nguyệt” (Cá chép trông trăng) ý chỉ học trò mong mỏi đỗ đạt như hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Cá chép trong văn hóa dân gian biểu tượng cho ý thức và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Trọng Trường

Xổ số miền Bắc