Trung tâm giáo dục thường xuyên – Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH  VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ sở vật chất của trường Bổ túc văn hoá quận Tân Bình (nay là Trung tâm GDTX quận Tân Bình) được chính quyền cách mạng tiếp thu và được chuyển giao từ cơ sở  tư thục Đắc Lộ của Tu viện Đắc Lộ .Cơ sở được xây dựng và hoạt động từ năm 1967 dưới chế độ Sài Gòn . Do linh mục Vũ Khánh Tường phạm tội chính trị nên Nhà nước ta đã tịch thu và quốc lập hoá trường Đắc Lộ theo Quyết định số 1111/QĐ-UB ngày 12 tháng 6 năm 1978 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .

Sau 30/4/1975,chức năng hoạt động của trường BTVH là nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ,đảng viên,cnv để đáp ứng yêu cầu quy hoạch,tiêu chuẩn hoá đội ngũ CBCC,Thanh niên ưu tú ; góp phần phục vụ xã hội.Hoạt động của trường BTVH với hình thức đa dạng,phong phú và linh hoạt theo hệ tập trung,bán tập trung và tại chức.Ngày nay,theo sự phát triển của xã hội;chức năng,nhiệm vụ được mở rộng và nâng cao;quy mô của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên được hình thành , tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người được học tập.Ở từng thời điểm nhất định,Trung tâm GDTX Tân Bình hoạt động và thông qua các cán bộ quản lý như sau:

1) Từ năm 1975 đến năm 1978: thực hiện  nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân lao động (do Phòng Giáo dục quản lý) và BTVH tại chức cấp 1,2,3 (Trường Dân chính cấp 3 và các trường BTVH tạichức cấp 1,2 quản lý).

2) Từ năm 1978 đến năm 1985: thành lập trường BTVH tập trung (1978) và hoạt động song song với hệ tại chức , thực hiện theo Chỉ thị số 221/CT-TW , Chỉ thị số 47/CT-TW và Chỉ thị số 115/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ,đảng viên,cnv nhà nước .

a) Trường Dân chính cấp 3:

a1) Chức năng,nhiệm vụ: BTVH cho CB-CNV với hình thức tại chức .

a2) Cán bộ quản  lý:

*Ông Nguyễn Thái Bảo-Chủ tịch UBND quận Tân Bình – Hiệu trưởng (1976-1978).

*Ông Nguyễn Đình Chiển – Phó Phòng Giáo dục Q.Tân Bình –Hiệu trưởng(1979-1981).

*Ông Nguyễn Văn Quý – Bí thư Chi bộ Phòng Giáo dục Q.Tân Bình-Hiệu trưởng (1981-1983)

*Ông Phạm Minh Sĩ – Phó Phòng Giáo dục Q.Tân Bình-Hiệu trưởng (1983-1985)

b) Trường BTVH tập trung:

b1) Chức năng,nhiệm vụ: BTVH cho CB-Đảng viên-Thanh niên ưu tú-CNV.

b2) Cán bộ quản lý:

*Ông Nguyễn Thái Bảo-Chủ tịch UBND quận – Hiệu trưởng(1978-1979).

*Ông Lưu Văn Triêm – Hiệu trưởng (1979-1984).

*Ông Phạm Quang Phổ – Q.Hiệu trưởng (1984-1985).

3) Từ năm1985 đến năm1989: Tiếp thực hiện nhiệm vụ cho Cán bộ,đảng viên,Thanh niên ưu tú và CNV theo Chỉ thị 115/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng…

*Trường Dân chính cấp 2,3: Bà Bùi Ngọc Dung-Phó Phòng Giáo dục – Hiệu trưởng.

*Trường BTVH tập trung:  Ôâng Phạm Quang Phổ – Q.Hiệu trưởng.

4) Từ năm 1989 dến năm 1992: Từ năm học 1989-1990, trường Dân chính cấp 2,3 và trường BTVH tập trung được hợp nhất thành trường BTVH khu vực ; đến năm 1991 hình thành Trung tâm Giáo dục Bổ túc Tân Bình.

– Chức năng nhiệm vụ: XMC ,Phổ cập giáo dục và BTVH cho CB-CNV .

– Cán bộ quản lý: Ông Phạm Quang Phổ – Hiệu trưởng .

5) Từ năm 1992 đến năm 1994: Hình thành Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Q.Tân Bình,tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2463/QĐ-GDĐT ngày 07-11-1992 của Bộ Giáo dục-Đào tạo.

– Chức năng,nhiệm vụ: XMC , Phổ cập giáo dục và BTVH cho nhân dân,CBCNV .

– Cán bộ quản lý: Ôâng Phạm Quang Phổ – Giám đốc .

6) Từ năm 1994 đến năm 1997: Trung tâm GDTX và Trung tâm Dạy nghề được hợp nhất thành Trung tâm GDTX-Dạy nghề Tân Bình theo Quyết định số 75/QĐ-UB ngày 17-6-1994 của UBND quận Tân Bình.

– Chức năng,nhiệm vụ: dạy chữ và dạy nghề cho mọi đối tượng .

– Cán bộ quản lý: Ông Phạm Quang Phổ – Giám đốc .

7) Từ năm 1997 đến năm 2000: Tháng 8/1997 , Trung tâm GDTX được tách ra riêng biệt theo Quyết định số 4474/QĐ-UB ngày23-8-1997 của UBND thành phố Hồ Chí Minh .

– Chức năng,nhiệm vụ: XMC-sau XMC ,BTVH cho mọi đối tượng trong xã hội , góp phần phổ cập giáo dục THCS (Hoạt động theo Quyết định số 1660/QĐ-GDĐT ngày 20/5/1997 của Bộ Giáo dục-Đào tạo)

– Cán bộ quản lý:

*Ông Nguyễn Bá Ngọc – Q. Giám đốc (1997-1998).

*Bà Nguyễn Thị Thuý Nga – Giám đốc(1998-1999).

*Ông Phạm Ngọc Thanh-Phó Phòng Giáo dục-Đào tạo quận-Giám đốc (1999-2000).

8) Từ năm 2000 đến năm 2002: Hoạt động theo Quyết định số 43/QĐ-GDĐT ngày 25-8-2000 của Bộ Giáo dục-Đào tạo .

– Chức năng,nhiệm vụ: Mở rộng hình thức hoạt động đa dạng: XMC-Sau XMC,BTVH,Dạy nghề,Tin học-Ngoại ngữ ,liên kết đào tạo …

Trung Tâm dạy nghề  được thành lập năm 1985 – Năm 1994 sát nhập với Trung Tâm GDTX đổi tên thành Trung Tâm GDTX và dạy nghề – Ngày 23/8/1997 được UBND Thành phố quyết định đổi tên thành Trung tâm dạy nghề  Q. Tân Bình .

II. Nhiệm vụ:

– Tổ chức đào tạo các nghề ngắn hạn cho nhân dân trên địa bàn .

– Bồi dưỡng , đào tạo nâng cao chuyên môn ,nghiệp vụ , tay nghề cho đội ngũ lao động

– Đào tạo hướng nghiệp , phổ cập nghề cho học sinh phổ thông .

III. Cơ sở vật chất

Diện tích khuôn viện: 1290m2

Diện tích xây dựng: 2.228 m2

Gồm 3 lầu, tổng số 22 phòng

Trong đó:

Phòng học lý thuyết: 6 Phòng

Phòng học thực hành: 17 phòng

Các phòng học đầy đủ phương tiện dạy học .Trang thiết bị dạy nghề mới trang bị  với tổng giá trị trên 6 tỷ đồng

IV. Ngành nghề đào tạo:

– Điện Tử

– Điện xí nghiệp – điện tử công nghiệp PLC .

– Điện gia dụng

– Điện lạnh dân dụng

– Sửa chữa điện thoại di động

– Sửa chữa xe gắn máy

– Sửa chữa máy may

– Sửa chữa máy vi tính – Đào tạo hệ CNKT bậc 3/7 ( liên kết với trường Trung học Giao thông công chánh )

– Tin học văn phòng , Đồ họa vi tính – Autocad – Hoạ viên kiến trúc. Tổ chức thi chứng chỉ  A – Chứng chỉ B

– Kế toán

– Uốn hớt tóc – Trang điểm thẩm mỹ – Làm móng tay ,  Bới tóc .

– May Công nghiệp – May gia dụng

– Nấu ăn – Làm bánh – cắm hoa

– Tổ chức thi lái xe A1 vào mỗi chủ nhật

Dự  kiến sẽ mở thêm các nghề theo hướng  chuyển đổi cơ cấu kinh tế – thương mại  – dịch vụ của quận  như : Marketing – thư ký văn  phòng – nhân viên bán hàng –  khới sự doanh nghiệp  vừa và nhỏ .

V. Năng lực  đào tạo

– Hàng năm đào tạo trên  3700 học viên

– Đội ngũ  giáo viên hiện có: 30 giáo viên dạy nghề

– Đối tượng học viên:
Nhận học viên trong và ngoài thành phố, tuổi từ 15 trở lên, đủ sức khỏe để học nghề; Trình độ Văn hóa từ cấp 2 trở lên tuỳ theo yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo .
Có chế độ miễn giảm học phí cho Bộ đội xuất ngủ , Gia đình chính sách , học viên nghèo , tàn tật v.v..

– Lịch Khai giảng các lớp: Các lớp mới được khai giảng vào đầu mỗi tuần . Học vào các buổi sáng , chiều , tối

– Nhận đăng ký học viên mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu ( và tối thứ bảy ) vào

Buổi sáng: 7h30 – 11h30
Buổi Chiều: 13h30 – 16h30
Buổi tối: 18h – 20h30

Các lớp nghề
 
– Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo các nhân viên kỹ thuật  có trình độ lý thuyết và thực hành cơ bản, để hành nghề sửa chữa điện tử , hoặc kinh doanh các thiết bị điện tử gia dụng.
Bổ túc tay nghề ,bổ sung các kiến thức mới giúp cho học viên tiếp cận và hoạt động tốt hơn trong các lĩnh vực Điện tử khác nhau.

– Đối tượng:

Tất cả mọi người, có sở thích về Điện tử.
Học viên có trình độ văn hóa từ lớp 9 trở lên.

Bộ môn điện lạnh

– Mục tiêu đào tạo:

  • Đào tạo thợ sửa chữa điện lạnh có khả năng:-Nắm vững các kiến thức cơ bản về các loại Tủ lạnh, Máy lạnh dân dụng.
  • Có khả năng lắp đặt, kiểm tra sửa chữa các loại tủ lạnh, máy lạnh dân dụng

– Đối tượng:

Học viên có Trình độVH từ lớp 9/12 trở lên. Đủ sức khoẻ để học tập, tuổi từ 15 đến 50.

Sửa chữa điện thoại di động:

– Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo thợ sửa chữa điện thoại di động  có khả năng:-Nắm vững các kiến thức cấu tạo , sơ đồ nguyên lý về các loại điện thoại di động( Nokia- Motorola -Samsung) – Biết tìm Pan, tháo ráp, thay thế linh kiện, Sửa chữa được các hư hỏng, Nạp các phần mềm, chuyển hệ máy, lên đời. Các loại máy thông dụng.

– Đối tượng:

Học viên có trình độ văn hóa từ lớp 9/12 trở lên. Đủ sức khoẻ để học tập, tuổi từ 15 đến 50. Thị giác tốt.

Xổ số miền Bắc