Trung tâm Văn hóa – Thể thao

Trung tâm Văn hóa – Thể thao

Giám Đốc: Nguyễn Mạnh Hà

Email: [email protected]

Đt: 0912.303.134

Phó giám đốc: Mai Thanh Tùng

Email: [email protected]

0914.972.555

 

 

UBND HUYỆN HOA LƯ

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM VĂN HÓA – TT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-*—-

SỐ: 01 /QC -TT VH 

———–&————

          Hoa Lư, ngày 26 tháng 1 năm 2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA – THỂ THAO HUYỆN HOA LƯ

 

Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26  tháng 02  năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch V/v Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình V/v Thành lập Trung tâm Văn hoá – Thể thao huyện Hoa Lư;

Căn cứ Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND huyện Hoa Lư V/v Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hoá – thể thao huyện Hoa Lư.

– Thùc hiÖn néi dung ch­¬ng tr×nh c¶i c¸ch nÒn hµnh chÝnh nhµ n­íc. Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyÖn Hoa L­ x©y dùng quy chÕ lµm viÖc cña Trung tâm gåm 4 ch­¬ng vµ 17 ®iÒu:

 

Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Trung tâm.

Chương II: Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, Phó Giám đốc và các cán bộ, viên chức, lao động.

Chương III: Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác.

ChươngIV: Điều khoản thi hành.

 

CHƯƠNG I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM

 

Điều 1: Vị trí chức năng của Trung tâm

      1. Vị trí:

      – Trung tâm Văn hóa – Thể thao(VH-TT) huyện Hoa Lư là đơn vị trực thuộc UBND huyện Hoa Lư, do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập; chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của UBND huyện Hoa Lư; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Ninh Bình và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa – thông tin huyện Hoa Lư;

      – Trung tâm VH-TT huyện là đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, Có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng;  được mở tài khoản giao dịch theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập,  để hoạt động theo quy định của pháp luật.

      2. Chức năng:

      – Phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của  địa phương;

      – Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch ở cơ sở;

      – Tổ chức, cung ứng dịch vụ công; đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và du lịch; nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm

      1. Căn cứ theo chương trình phát triển kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của địa phương, kế hoạch công tác của chuyên ngành, phong trào văn hoá thông tin – TDTT và du lich, xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn – dài hạn và tổ chức triển khai thực hiện khi được UBND huyện phê duyệt;

      2. Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan về chủ trương đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước cũng như nhiệm vụ kinh tế, chính trị -Văn  hoá xã hội của địa phương;

      3. Điều hành tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin lưu động, vui chơi giải trí… thành lập các câu lạc bộ, nhóm sở thích, các lớp năng khiếu về nghệ thuật, kỹ năng ngành nghề và các hoạt động khác phù hợp với khả năng nhiệm vụ quyền hạn được giao;

      4. Tổ chức Hội thi, Hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng, lễ hội truyền thống. thành lập đội tuyển của huyện tham gia hội thi, hội diễn do tỉnh tổ chức. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp công tác VHTT ở các xã, thị trấn theo kế hoạch của ngành VHTT&DL;

      5. Tổ chức Đại hội TDTT theo định kỳ, các giải thi đấu truyền thống, các hoạt động thể dục – thể thao, huấn luyện đội tuyển của huyện tham gia các giải thi đấu của tỉnh tổ chức  và các trò chơi dân gian, hiện đại mang tính lưu truyền và phổ cập, tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ TDTT cơ sở theo kế hoạch của ngành;

      6. Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao;

      7. Tổ chức hoạt động thư viện cấp huyện, triển khai xây dựng các tủ sách, phòng đọc tại cơ quan cũng như cơ sở, thường xuyên lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng bạn đọc ở địa phương. Tổ chức các dịch vụ, trò chơi có thu trong thư viện.

      8. Tổ chức phối hợp trưng bày triển lãm có chủ đề quy định hàng năm tại Trung tâm Văn hoá – TT  huyện cũng như ở cơ sở;

      9. Tổ chức các hoạt động tác nghiệp chuyên môn, các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và các hoạt động dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của tổ chức sự nghiệp;

      10. Biên soạn, xuất bản, phát hành thông tin theo quy định của pháp luật các tài liệu chuyên môn phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ;

      11. Phối hợp giao lưu, trao đổi hợp tác, học tập về chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động văn hoá thông tin – TDTT với các tổ chức cá nhân trong và ngoài huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh;

      12. Tổ chức và học tập kinh nghiệm ở trong tỉnh và ngoài tỉnh về tổ chức thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

      13. Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của Trung tâm với các cấp các ngành liên quan về công tác theo quy định của pháp luật;

      14. Tổ chức và quản lý viên chức, hợp đồng lao động, tài chính và tài sản của Trung tâm VH – TT  theo quy định. Được ký kết hợp đồng lao động cũng như chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;

       15. Thực hiện các nhiệm vụ khác trong chức năng, nhiệm vụ được UBND huyện giao.

Điều 3: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

       1. Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Hoa Lư gồm có Giám đốc và 01 phó Giám đốc

       – Giám đốc là người trực tiếp quản lý diều hành Trung tâm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND huyện về mọi mặt hoạt động của Trung tâm.

       – Phó Giám đốc là người được Giám đốc phân công đảm nhận một số công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được phân công.

      – Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật.

       2. Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ gồm:

  a/ Tổ hành chính tổng hợp gồm: Cán bộ văn thư lưu trữ, tài chính kế hoạch, thủ quỹ, thực hiện nhiệm vụ về hành chính – quản trị, tổng hợp; xây dựng kế hoạch, tài chính kế toán; khai thác, tổ chức các dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch theo chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở để phát huy hiệu quả, năng lực cán bộ, cộng tác viên và cơ sở vật vất của tổ chức sự nghiệp.

  b/ Tổ văn hóa – văn nghệ gồm: Cán bộ văn hóa, văn nghệ, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hóa, văn nghệ từ huyện đến  cơ sở

  c/ Tổ thể dục – thể thao gồm: Cán bộ thể dục , thể thao, cán bộ phụ trách các lớp năng khiếu, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tập luyện, thi đấu thể dục – thể thao, hướng dẫn phong trào TDTT cho cơ sở.

  d/ Tổ Tuyên truyền (Thông tin tuyên truyền và tuyên truyền lưu động) gồm: Cán bộ tuyên truyền nghiệp vụ, nghiệp vụ hội họa, âm nhạc, trang âm, sân khấu, thực hiện nhiệm vụ tổ chức tại chỗ và lưu động về tuyên truyền cổ động, triển lãm…, phục vụ các nhiệm vụ chính trị đột xuất, cấp bách, các phong trào vận động lớn tại địa phương.

đ/  Thư viện huyện gồm: Cán bộ thư viện, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động thư viện, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thư viện từ huyện đến  cơ sở.

      Biên chế, lao động của Trung tâm

  1. Biên chế của trung tâm do UBND huyện quyết định trong tổng biên chế sự nghiệp của huyện được UBND Tỉnh giao hàng năm.

  2. Việc tuyển dụng biên chế sự nghiệp và hợp đồng lao động của trung tâm được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và phân cấp của UBND tỉnh Ninh Bình.

 

CHƯƠNG II

CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC VÀ CÁC CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN

 

Điều 4: Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc

 – Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm chịu trách nhiệm trước UBND huyện về hoạt động của Trung tâm và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động và phân công nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức, lao động(CBVCLĐ)  của Trung tâm.

+ Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của Trung tâm .

+ Điều hòa phối hợp công tác chuyên môn của Trung tâm.

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của các cán bộ, viên chức, lao động (CBVCLĐ) trong Trung tâm.

+ Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của UBND huyện, của cơ quan phụ trách cấp trên.

  – Giám đốc là người đại diện cho Trung tâm trong các mối quan hệ, giao dịch với cá nhân, tập thể, tổ chức liên quan đến nhiệm vụ của Trung tâm. Là chủ tài khoản của Trung tâm, trực tiếp ký duyệt các hoạt động thu chi tài chính.

 –  Giám đốc  được kiểm tra, tham gia ý kiến vào văn bản chuẩn bị của Phó  Giám đốc và CBVCLĐ trước khi trình UBND huyện. Được tạm thời đình chỉ hoạt động chuyên môn của các CBVCLĐ khi thấy vi phạm hoặc CBVCLĐ không hoàn thành nhiệm vụ sau đó báo cáo UBND huyện xét quyết định theo thẩm quyền.

– Giám đốc  được quyền giao thêm công việc khác cho CBVCLĐ để phối hợp thực hiện công tác theo yêu cầu chung của Trung tâm.

– Giúp UBND huyện giữ mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với Sở Văn hóa – Thể thao, các phòng, ban, ngành, đoàn thể trong huyện và các xã trong phạm vi công tác thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.

Điều 5: Chức trách, nhiệm vụ của phó  Giám đốc

 Phó Giám đốc là người giúp việc  Giám đốc, phụ trách một số mặt công tác của Trung tâm khi đã được  Giám đốc giao, trực tiếp làm một số công việc chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước  Giám đốc về những công việc được giao.

 Được thay mặt Giám đốc điều hành công việc chung khi Giám đốc đi vắng hoặc  Giám đốc ủy quyền, cùng  Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả công tác chung của Trung tâm.

 Phó Giám đốc thường xuyên báo cáo tình hình các mặt công tác được giao và các thông tin có liên quan đến công tác hàng ngày với  Giám đốc.

Điều 6: Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các CBVCLĐ trong Trung tâm.

Cán bộ, viên chức và lao động của Trung tâm đều phải chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm về việc giải quyết công việc nằm trong phạm vi nhiệm vụ đã được phân công. Ngoài ra còn phải giải quyết tất cả các công việc đột xuất hoặc công việc không thuộc phạm vi được phân công nhưng có sự chỉ định, phân công trực tiếp của lãnh đạo Trung tâm.

CBVCLĐ được phân công phụ trách các mặt công tác(có văn bản phân công nhiệm vụ riêng) có trách nhiệm chủ động tham mưu giúp  Giám đốc xây dựng kế hoạch, đề án, dự án tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

 Hướng dẫn, kiểm tra quản lý cơ sở việc thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực CBVCLĐ phụ trách.

CBVCLĐ không được giải quyết công việc trái nguyên tắc, thủ tục, vượt thẩm quyền. khi tiếp khách đến làm việc ở công sở phải hết sức thận trọng, chu đáo và đề cao trách nhiệm phục vụ, phải có thái độ làm việc vui vẻ, đúng mức, tuyệt đối không được gây phiền hà, sách nhiễu. Thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở: khách của ai người ấy tiếp, không làm ảnh hưởng đến công việc chung.

 Được trực tiếp giao dịch làm việc với các phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện, các phòng, ban của sở để giải quyết các công việc có liên quan đến lĩnh vực công tác mình phụ trách sau đó báo cáo kết quả với Giám đốc.

 Được lãnh đạo Trung tâm ủy quyền trực tiếp báo cáo tình hình, trình các văn bản và xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện về những công việc được phân công và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo sau đó báo cáo kết quả với lãnh đạo Trung tâm.

 Được nghiên cứu đề xuất ý kiến, những giải pháp về vấn đề chuyên môn nghiệp vụ của mình đảm nhận với lãnh đạo Trung tâm. CBVCLĐ có thể tham gia ý kiến, tham gia công việc với các bộ phận khác thông qua lãnh đạo Trung tâm.

         CBVCLĐ trong Trung tâm phải có ý thức trách nhiệm với công việc được phân công phụ trách. Giải quyết công việc rõ ràng, dứt khoát, đảm bảo tiến độ thời gian theo yêu cầu của từng công việc, tránh chồng chéo kéo dài, gây ùn tắc công việc. Hoạt động thực thi công việc được phân công đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ, chính xác đúng qui định, chịu trách nhiệm cá nhân trước thủ trưởng cơ quan và trước pháp luật về công tác chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Tuân thủ pháp luật CBVCLĐ, quy chế công vụ, quy chế làm việc của cơ quan và các nghĩa vụ khác theo qui định của nhà nước, khi có việc cần đi ra ngoài cơ quan phải báo cáo với lãnh đạo Trung tâm.

CHƯƠNG III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 7: Chế độ làm việc

Trung tâm làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc là người quyết định toàn bộ các mặt hoạt động, công tác của Trung tâm  theo sự phân cấp quản lý.

Giám đốc  phân công cho Các CBVCLĐ trong Trung tâm đảm nhận công việc theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và trình độ chuyên môn, năng lực của từng CBVCLĐ.

Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách từng mặt công tác và được giải quyết các công việc theo sự ủy quyền của Giám đốc hoặc khi Giám đốc đi vắng.

Các CBVCLĐ trong Trung tâm làm việc theo chức trách đã được phân công.(có văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể riêng)

Toàn bộ công văn, giấy mời, các văn bản gửi đến, đi đều phải qua Giám đốc Trung tâm xử lý.

Điều 8: Chế độ lao động:

 CBVCLĐ trong cơ quan  khi đến làm việc tại công sở hoặc đi cơ sở… phải đảm bảo thời gian lao động theo đúng quy định nhà nước, Trường hợp đi làm việc cơ sở phải báo cáo lãnh đạo Trung tâm.

Nếu tại một thời điểm CBVCLĐ phải giải quyết nhiều việc, cần tập trung giải quyết công việc trong phạm vi được phân công hoặc có việc riêng, để đảm bảo tiến độ công việc theo yêu cầu thì báo cáo lãnh đạo bố trí người khác cùng làm hoặc làm thay.

Trong giờ làm việc không làm việc riêng, không đánh cờ, không chơi bài và không ngồi đông người nói chuyện phiếm làm ảnh hưởng đến công việc của người khác.

Khi ốm đau CBVCLĐ có quyên đi khám bệnh. Nếu nghỉ để chữa bệnh phải có giấy của bệnh viện cho phép và trình Giám đốc để nghỉ. Cơ quan có bảng chấm công  hàng tháng.

Điều 9: Chế độ đi cơ sở

Theo chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách, CBVCLĐ phải dành 1/2 quỹ thời gian công tác đi cơ sở để hướng dẫn, nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm tra uốn nắn các vấn đề trong phạm vi phụ trách và giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của cơ quan.

Khi đi cơ sở phải có chương trình, nội dung làm việc được lãnh đạo Trung tâm phê duyệt. Hiệu quả việc đi cơ sở phải thể hiện rõ hai nội dung: giúp cơ sở được gì? đề xuất với lãnh đạo Trung tâm được gì? tuyệt đối không gây khó khăn, phiền hà cho cơ sở.

Sau mỗi đợt đi công tác cơ sở phải báo cáo kết quả cụ thể với lãnh đạo Trung tâm. Báo cáo phải đảm bảo khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng tình hình, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện tiếp theo.

Điều 10: Chế độ báo cáo

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất với Sở Văn hóa-Thể thao; Huyện ủy;  UBND huyện; phòng Văn hóa –TT theo quy định.

CBVCLĐ có trách nhiệm phải báo cáo trung thực, kịp thời các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ chung của cơ quan. Trong khi làm nhiệm vụ gặp vấn đề giải quyết vượt thẩm quyền, chưa rõ, hoặc chưa cụ thể nhất thiết phải báo cáo lãnh đạo Trung tâm để thống nhất giải quyết.

CBVCLĐ chủ động báo cáo, đánh giá kết quả công việc mình phụ trách theo tháng, quý, năm bằng văn bản cụ thể với lãnh đạo Trung tâm. (gửi về tổ hành chính tổng hơp)

Điều 11: Chế độ hội họp

Lãnh đạo Trung tâm thực hiện chế độ giao ban tuần để thống nhất giải quyết công việc. Hàng tháng tổ chức hội nghị toàn thể CBVCLĐ để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng và triển khai kế hoạch công tác tháng sau. Ngoài ra căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, lãnh đạo Trung tâm có thể triệu tập hội nghị đột xuất. Các hội nghị do Trung tâm tổ chức phải chuẩn bị kỹ về nội dung, đảm bảo có hiệu quả.

Hàng tuần họp giao ban cơ quan vào sáng thứ hai để kiểm điểm kết quả công tác tuần và phân công công tác tuần tiếp theo.

Hàng quý họp giao ban với cơ sở vào tuần cuối của tháng cuối mỗi quí để kiểm điểm công tác quí trước và triển khai công tác quí tiếp sau.(tổ hành chính tổng hơp chuẩn bị)

Điều 12: Chế độ văn bản và bảo mật

Khi trình duyệt các văn bản, báo cáo số liệu, nội dung công việc được giao phải thông qua lãnh đạo Trung tâm trước khi báo cáo cấp trên. Trường hợp lãnh đạo Trung tâm vắng hoặc ủy quyền, có thể trình duyệt báo cáo trực tiếp cấp trên sau đó báo cáo lại kết quả công việc cho lãnh đạo Trung tâm biết.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng CBVCLĐ, các CBVCLĐ chủ động tham mưu, xây dựng văn bản cho lãnh đạo Trung tâm ban hành các văn bản thuộc phạm vi mình phụ trách, đảm bảo đúng pháp luật.

CBVCLĐ có trách nhiệm bảo mật công vụ của cơ quan, chỉ được cung cấp thông tin cho người ngoài cơ quan biết khi được sự nhất trí của lãng đạo Trung tâm. Các văn bản giấy tờ của cơ quan khi chưa có chữ ký của lãnh đạo Trung tâm hoặc chưa có ý kiến của lãnh đạo thì không được phát hành ra ngoài cơ quan.

Việc sử dụng và quản lý con dấu của Trung tâm phải được quản lý chặt chẽ, giữ dấu do lãnh đạo quản lý. Đóng dấu do một CBVCLĐ đảm nhận, được Giám đốc phân công. Không đóng dấu trước rồi xin chữ ký sau. Trước khi đóng dấu phải xem lại văn bản và chữ ký.

Các văn bản phải đảm bảo đúng chế độ lưu trữ, vào sổ công văn đi, đến đảm bảo đúng quy định.

Điều 13: Chế độ tài chính kế toán

  1. Nguồn tài chính bao gồm các nguồn thu sau:

1.1. Ngân sách do nhà nước cấp:

– Kinh phí được duyệt chỉ đảm bảo cho các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt.

– Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được Lãnh đạo, Huyện uỷ, UBND huyện giao.

– Kinh phí được đầu tư XDCB, sửa chữa thường xuyên, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp VHTT&TDTT hàng năm.

1.2. Nguồn thu từ các hoạt động nghiệp vụ:

– Thu từ các hoạt động nghiệp vụ như: Biểu diễn nghệ thuật, thi đấu TDTT, các lớp kỹ năng, ngành nghề, các CLB, nhóm sở thích, lớp năng khiếu, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, các hội thi, hội diễn, liên hoan.v.v…

– Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật như: Dịch vụ công, dịch vụ

 kèm theo các hoạt động tài trợ, quà tặng, ủng hộ của các tổ chức cá nhân (nếu có).

2. Nội dung chi:

– Lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản chi BHXH, BHYT cho CBVC và  người lao động của Trung tâm.

– Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc – báo chí, công tác phí, hội nghị phí.v.v..

– Chi cho các hoạt động nghiệp vụ;

– Chi cho các hoạt động có thu phí;

– Chi cho đầu tư phát triển (bao gồm đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị);

– Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Cơ chế quản lý tài chính:

  Trung tâm VH-TT huyện thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn theo quy định hiện hành.

Điều 14: Chế độ sử dụng tài sản, vệ sinh cơ quan

   Trung tâm VH-TT huyện quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các thiết bị phương tiện tài sản được Nhà nước giao và những tài sản do Trung tâm đầu tư mua sắm, xây dựng, hoặc được biếu, tặng, viện trợ để đảm bảo các hoạt động của Trung tâm.

Mọi người phải có ý thức quản lý, bảo quản, giữ gìn tài sản chung. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản, trang thiết bị làm việc.

Tài sản trang thiết bị của cơ quan giao cho cá nhân sử dụng, quản lý nếu để mất mát, hư hỏng không có lý do chính đáng phải bồi thường và chịu trách nhiệm trước cơ quan.

        Cơ quan phải có sổ ghi chép theo dõi tài sản cơ quan. Hằng năm tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản của Trung tâm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

Điều 15: Mối quan hệ công tác

Quan hệ công tác giữa Giám đốc với Phó Giám đốc và CBVCLĐ là quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Giám đốc  điều hành cơ quan theo chế độ thủ trưởng, các Phó Giám đốc và CBVCLĐ là người giúp việc cho Giám đốc.

Quan hệ giữa các Phó Giám đốc, giữa các CBVCLĐ với nhau là quan hệ phối hợp công tác. Cùng cộng đồng trách nhiệm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao với mục tiêu chung là hoàn thành công tác của Trung tâm.

CBVCLĐ trong Trung tâm được quyền bàn bạc tham gia ý kiến vào kế hoạch hoạt động của Trung tâm và phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ chuyên môn đã được phân công. Chấp hành đầy đủ những yêu cầu của lãnh đạo Trung tâm, nếu có vướng mắc chưa thống nhất thì đề xuất, xin ý kiến Giám đốc để giải quyết. Nếu chưa có ý kiến của lãnh đạo Trung tâm thay đổi thì vẫn phải chấp hành thực hiện những vấn đề đã thống nhất từ trước.

Quan hệ công tác của Trung tâm Văn Hóa – TT với Huyện ủy, UBND huyện, Sở Văn Hóa – Thể thao, phải đảm bảo mối quan hệ công tác chấp hành, báo cáo phải trung thực, chính xác, thực hiện công việc phải chủ động, linh hoạt.

Quan hệ công tác của Trung tâm Văn Hóa – TT với các phòng, ban, ngành ở huyện: là quan hệ công tác phối hợp. Vì vậy cần tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp để phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16: Bản quy chế này đã được tập thể CBVCLĐ trong cơ quan tham gia đóng góp ý kiến, đã thống nhất thông qua 100% nhất trí thực hiện.

Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm tổ chức cho CBVCLĐ thuộc đơn vị học tập và thực hiện theo quy chế. Mọi  CBVCLĐ trong cơ quan đều phải nghiêm chỉnh thực hiện bản quy chế này.

Điều 17: Trong quá trình thực hiện bản quy chế này, nếu có gì phát sinh hay không còn phù hợp thì CBVCLĐ có quyền đóng góp ý kiến với thủ trưởng cơ quan để xem xét, bổ sung cho hoàn thiện.

       Việc điều chỉnh, thay đổi bổ sung quy chế này phải được thống nhất của tập thể đơn vị, trên cơ sở kiến nghị của các bộ phận và phải phù hợp với các văn bản của cấp có thẩm quyền. Các điều khoản của Quy chế trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ./.

 

Nơi nhận:                                     TRUNG TÂM VĂN HÓA – THỂ THAO

– TTHU,HĐND huyện;                                               GIÁM ĐỐC

– Chủ tịch và các PCT UBND huyện;

– Sở VH-TT;                                                                                           

– Phòng nội vụ; văn hóa TT huyện;

– CBVCNV cơ quan;

– Lưu VT.                                                                             Hoàng Việt Nam

 

 

 

 

Xổ số miền Bắc