TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VIỆT NAM. – Tài liệu text

TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.23 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………1
1. Tên đề tài……………………………………………………………………1
2. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………… 1
4. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Cấu trúc tiểu luận……………………………………………………………2
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………2
Chương 1. Các khái niệm liên quan……………………………………….2
Chương 2. Truyền thống văn hóa dân tộc qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao 4
1. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết……………………………………………….4
2. Truyền thống trung thực, tự trọng…………………………………………………6
3. Truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn……………………………………6
4. Một số thành ngữ khác về truyền thống con người Việt………………………… 8
Chương 3 : Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam…………………………………………………………………………9
C. KẾT LUẬN…………………………………………………12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………13
1
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO, TỤC NGỮ,
THÀNH NGỮ VIỆT NAM.
2. Lý do chọn đề tài.
Thành ngữ tục ngữ được xem như túi khôn của nhân loại, tục ngữ thành ngữ
không chỉ là những kinh nghiệm dân gian của ông cha mà chứa đựng trong đó còn là kết
tinh nền văn hóa của cả một dân tộc. Thành ngữ tục ngữ gần gũi với giao tiếp trong cuộc
sống hàng ngày, người ta đôi khi sử dụng thành ngữ như một thói quen, như một câu
cửa miệng mà quên mất yếu tố văn hóa ở trong đó. Nhận thấy tính bức thiết của đề tài
này, tiểu luận “ Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, tục ngữ thành ngữ Việt

Nam “ sẽ tập trung phân tích, làm rõ ý nghĩa những thành ngữ thể hiên truyền thống
văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố văn hóa ẩn chứa
dưới lớp vỏ ngôn từ, qua đó giúp người đọc hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc về văn hóa
dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng
Kho tàng thành ngữ tục ngữ, ca dao dân tộc là vô cùng to lớn, do vậy bài viết sẽ
chỉ đề cập tới một số thành ngữ điển hình, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng
ngày.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong bài đề cập tới truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, đây là một đề tài
rộng lớn mang tính bao quát. Bài tiểu luận chỉ tập trung vào một số truyền thống tiêu
biểu mang tính đặc trưng cho con người và dân tộc Việt Nam như truyền thống nhân
hậu, đoàn kết ; truyền thống trung thực tự trọng ; truyền thống uống nước nhớ nguồn.
2
4. Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, bài viết sẽ tập trung lý giải đặc điểm ngữ
nghĩa của bộ phận tục ngữ thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, so sánh đối chiếu chất
liệu ngôn ngữ cùng ý nghĩa câu thành ngữ tục ngữ với câu tương tự của các nước khác,
qua đó để tìm hiểu đặc trưng văn hoá của người Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên
cứu liên ngành.
6. Cấu trúc của tiểu luận.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bài viết bao gồm 3 chương:
Chương 1: Các khái niệm liên quan.
Chương 2: Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
Chương3: Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ tục ngữ Việt
Nam.

Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.
1.1 Định nghĩa về văn hóa của UNESCO
Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và cảm xúc,
quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơ
bản của con người và hệ thống những giá trị những phong tục, tín ngưỡng. Văn hóa đem
3
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa giúp cho chúng ta trở
thành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính có phê phán và dấn thân một cách có đạo
lý.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là
một phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi không
mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình mới mẻ, vượt trội bản
thân.
1.2 Định nghĩa về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,
phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn
hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và
là công cụ tư duy của con người.
1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ
ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào
ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với
biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu
ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.
1.4 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ.
-Thành ngữ là một cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa của
chúng có tính hình tượng, gợi cảm.

– Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm, luân lí, là những câu nói
hoàn chỉnh, tục ngữ được coi như một tác phẩm văn học trọn vẹn bởi nó luôn mang ba
chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.
4
CHƯƠNG 2 . TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ.
1. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết.
Có thể nói nhân hậu, đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộc
ta. Khó có một dân tộc nào trên thế giới có ý thức dân tộc mạnh mẽ cùng truyền thống
đoàn kết như dân tộc ta.Trải qua 4000 năm lịch sử, dân tộc ta từ khi dựng nước đã phải
giữ nước do đó ý thức dân tộc luôn được đặt lên trên hết, điều này được thể hiện rõ nét
trong văn hóa nước ta, mà biểu hiện của nó được thể hiện một cách rõ nét trong kho tang
thành ngữ tục ngữ.
Thành ngữ tục ngữ ca dao về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được thể
hiện một cách rõ nét qua những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao như:
– Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn
– Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.
– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.
– Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.
– Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mục
tiêu chung
– Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trị
con người.
– Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
– Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
– Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Chúng ta có lẽ không xa lạ gì với những câu tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha ta

đã sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để thể hiện thông điệp của mình. Đây được
xem như những lời răn dạy, những bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời. Những
“bầu”, những “bí” hay “lá lành”, “lá rách” đều mang ý nghĩa biểu tượng cho con người
5
Việt Nam, những đồng bào cùng chung sống trong mái nhà chung. Đất nước Việt Nam
là một đất nước nhỏ, dân tộc Việt Nam là tổng hòa mối quan hệ của 54 dân tộc anh
em .Nếu không có sự đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau thì dân tộc này,
đất nước này làm sao có thể có được hòa bình êm ấm, tự do tự chủ.
Thành ngữ, tục ngữ còn nói lên bài học về lòng nhân hậu vị tha.
– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tình
nghĩa với người cũ.
– Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.
– Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành.
– Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình.
Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.
– Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sống
có nghĩa có tình, thủy chung.
– Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ.
– Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tình
nghĩa với người cũ.
– Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Khi người ta cần mà mình giúp thì việc ấy
có giá trị hơn rất nhiều những gì khi mình cho mà mình cho người ta không cần.
– Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng.
– Nhường cơm sẻ áo: Nói lên tình cảm thân thiết giữa con người với nhau. Gúp đỡ, san
sẻ cho nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
Bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa tốt cũng có không ít thành ngữ phê phán
những thói xấu của một số người trong xã hội như :
6
– Con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể.
– Trâu buộc ghét trâu ăn: Nói những kẻ ghen ghét gièm pha người có quyền lợi hơn

mình.
2. Truyền thống trung thực , tự trọng.
– Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt để
nói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét.
– Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.
– Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.
– Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.
– Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.
– Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.
– Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.
– Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.
– Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sa
sút.
– Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội.
3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn.
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn.
Truyền thống ấy được thể hiện qua việc biết ơn, kính trọng đấng sinh thành, tôn trọng
7
người có lòng giúp đỡ, dìu dắt, dạy bảo ta nên người. Truyền thống ấy được cha mẹ, ông
bà răn dạy ngay từ thuở còn trong nôi, theo thời gian, truyền thống ấy được bồi đắp, giữ
gìn rồi trở thành quan niệm sống, lối suy nghĩ, trở thành văn hóa của cả một dân tộc. Từ
xưa đến nay, tryền thống uống nước nhớ nguồn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt
Nam, được hun đúc qua nhiều đời, nhiều thế hệ và vẫn luôn vẹn nguyên giá trị cho tới
ngày nay.
Tục ngữ, thành ngữ về biết ơn gia đình, tổ tiên và những người có lòng giúp đỡ mình:
– Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.
– Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.
– Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.
– Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
– Chim có tổ, người có tông:

– Lá rụng về cội.
– Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡ
mình.
– Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình
– Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồi
sau đó mới học kiến thức.
– Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.
– Kính già, già để tuổi cho.
– Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.
– Không thầy đố mày làm nên.
– Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầy
truyền lại, theo nho giáo.
– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
– Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.
– Trọng thầy mới được làm thầy: phải kính trọng thầy thì mới có thể nhận được sự
8
kính trọng từ người khác.
– Tầm sư học đạo: tìm thầy, tìm người giỏi để theo học.

Không chỉ là những lời răn dạy con người ta biết nghe theo điều hay lẽ phải,
thành ngữ, tục ngữ còn phê phán lối sống bất nhân bất nghĩa như:
– Gieo nhân nào gặt quả ấy: một người luôn làm thiện tích đức sẽ gặp thiện báo còn
làm ác sẽ gặp quả ác báo.
– Gieo gió gặt bão: làm việc xấu thì phải gánh lấy hậu quả.
– Có trăng quên đèn: phê phán lối sống phụ bạc, thiếu tình nghĩa, có cái mới thì quay
ra rẻ rúng, vứt bỏ cái cũ.
– Có mới nới cũ : đồng nghĩa với có trăng quên đèn.
4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.
– Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.

– Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăn
trắc trở.
– Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn
– Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽ
có kết quả tốt đẹp.
– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ.
-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
– Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biết
con người có nghị lực, tài năng.
9
– Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
CHƯƠNG 3 : DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN TỘC QUA Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦA
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM.
Để tìm hiểu được dấu ấn văn hóa trong thành ngữ Việt Nam, ta cần có một sự so
sánh giữa thành ngữ Việt Nam và một số nước khác.
1. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước.
Do ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước, nên tục ngữ thành ngữ trong kho tàng
văn học nước ta cũng thể hiện rõ ràng dấu ấn của cư dân nông nghiệp, coi trọng những
hình ảnh thiên nhiên như gió mưa, sông, nước,…Người Việt ta có câu “ gieo gió gặt
bão” để thể hiện triết lí mang tính nhân quả, những người làm việc ác sẽ nhận lại hậu
quả tương ứng, hay như câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự “ gieo nhân nào, gặt quả ấy”.
Hình ảnh ảnh mang tính biểu tượng ở đây là “ Gió” và “bão”, đây là hiện tượng thời tiết
đặc thù của cư dân sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, người Philipines có câu nói
tương tự “ Nếu gieo những múi tên thì bạn sẽ gặt ưu phiền”. Điều này cho thấy tuy nước
ta và Philipines có điều kiện địa lý tương tự, cũng hứng chịu nghiều thiên tai bởi gió bão
nhưng tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau dẫn tới chất liệu của ngôn ngữ cũng
khác. Người Anh diễn đạt câu này bằng những câu sau: “sow the wind and reap the
whirlwind” hay “ we reap as we sow” hay “ he. Who sows the wind, will reap the
whirlwind”.

Chúng ta còn thể hiện sự khác biệt về đặc trưng văn hóa- dân tộc qua nhóm hình
ảnh về động vật và thực vật. Trong câu tục ngữ :” đục nước béo cò”, hình ảnh con cò
“béo” được ăn no nê ở chỗ nước “đục” với nội dung phê phán những kẻ cơ hội. Cò là
con vật gần gũi với cư dân nông nghiệp, đặc biệt là cư dân với nền văn hóa lúa nước.
Hình ảnh con cò trong ca dao còn biểu trưng cho người nông dân thấp cổ bé họng, lam
10
lũ, chịu khó. Đây là hình ảnh mang đặc trưng của con người Việt Nam nói chung và cư
dân lúa nước nói riêng. Như đã nói, thực vật cũng là một khía cạnh, chất liệu thường gặp
trong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Câu tục ngữ “ ăn quả nhờ kẻ trồng cây” hay “ lá
rụng về cội” đều mang đặc trưng ấy. Nhiều từ ngữ liên quan đến quá trình canh tác nông
nghiệp cũng được sử dụng rộng rãi như “gieo”, “gặt” trong “gieo gió gặt bão”, hay
“trồng”, trong câu trên… đều thể hiện rõ đặc trưng của cư dân nông nghiệp.
2. Ảnh hưởng của lối tư duy cộng đồng .
Cái nhìn của mối dân tộc về cộng đồng, cá nhân và vai trò của chúng trong việc
định hình tính cách, văn hóa của mỗi nơi mỗi khác. Người Việt Nam còn mang nặng tư
tưởng cá nhân không thể làm nên việc lớn và đề cao sức mạnh đoàn kết của tập thể, điều
này thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc, ta có thể lí giải Việt Nam là một nước nhỏ,
luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài do vậy sự đoàn kết gắn kết giữa dân tộc được
đề cao. Về triết lí này, người Việt ta có câu: ” Một cây làm chẳng nên non”, người
Ruanda lại có câu “ một cây không làm nên ngôi nhà”, Trái lại, Người Anh lại có câu
“Một con chim nhạn không làm nên mùa hè”. Người Việt Nam dùng hình ảnh “ non” ,
người Ruganda lại dùng hình ảnh “ nhà” để thể hiện sự thành công, trong khi đối với
đảo quốc sương mù thì mùa hè mới là mùa của thành công và hi vọng.
Nhưng thành ngữ của tiếng Anh lại không mấy phổ biến về sự đoàn kết cộng
đồng.Vì con người Anh và các nước phương Tây coi trọng sự độc lập, tự do cá nhân , sự
độc lập của bản thân mối người mang tính hướng ngoại nên trong thành ngữ cũng không
có nhiều câu mang tính đoàn kết cộng đồng, tập thể như ở Việt Nam, và tính cộng đồng
đoàn kết không phải là đặc trưng mang tính văn hóa như trong văn hóa Việt.
3. Lối tư duy duy tâm trong quan hệ xã hội.
11

So sánh với tục ngữ trong tiếng Anh thì tục ngữ thành ngữ tiếng Anh chỉ tập trung
phản ánh mối quan hệ xã hội mà ít đề cập tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và kinh
nghiệm sản xuất, đó là sự biểu hiện của một dân tộc có nền công nghiệp sớm phát triển,
ít phụ thuộc vào tự nhiên. Trái ngược với nước ta, từ xưa đến nay luôn dựa vào canh tác
nông nghiệp,coi nông nghiệp là điều kiện kinh tế chủ đạo.
Điều này thể hiện trong gốc văn hóa du mục, thành ngữ Anh thể hiện tư duy phân
tích trong nhận thức, duy lý trong đối xử và coi trọng sức mạnh trong xã hội của người
Anh (phân định rạch ròi chức năng của từng loại động vật qua cách gọi ngay trong
thành ngữ,…) trong khi người Việt giữ trong mình triết lý âm dương từ trong máu thịt,
coi trọng nhân quả, đây là sự ảnh hưởng to lớn từ đạo phật và đạo khổng qua hàng ngàn
năm. (Ví dụ: gieo gió gặt bão, nhân nào quả ấy, kính lão đắc thọ…), sống trọng tình và
coi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa nhận thức tư duy
của mình ( ví dụ tư tưởng trọng lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ…).
Đặc điểm của cư dân nông nghiệp còn thể hiện ở tính trào lộng, dân dã trong thành
ngữ tục ngữ trong Tiếng Việt,trong khi so sánh với những ngôn ngữ khác như Tiếng
Anh thì lại trang nghiêm, mực thước, gần với ngôn ngữ bác học.Vì khác nhau cơ bản
trong nhận thức nên cách ứng xử, cư xử với xã hội của hai dân tộc lại càng khác nhau,
Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ: xưng khiêm hô tôn,
học ăn học nói học gói học mở,…); người Anh thẳng thắn , lịch sự (ví dụ: as stiff/
straight as a ramrod, as straight as a die,…); dân Việt trọng nông nghiệp (thành ngữ
miêu tả công việc làm nông áp đảo những thành ngữ có sử dụng từ trong công hay thủ
công nghiệp), còn người Anh trọng công nghiệp .
12
C. KẾT LUẬN
Sự liên hệ, so sánh trên đã phản ánh rõ dấu ấn văn hoá in đậm trong tục ngữ của
dân tộc đó. Người ta có thể tìm thấy nhiều mặt của đời sống xã hội được phản ánh trong
tục ngữ. Người Đức có câu “Quốc gia nào, tục ngữ nấy” hay “Người ta có thể đánh giá
một quốc gia qua phẩm tính tục ngữ của quốc gia đó”. Cái riêng này chính là dấu ấn
văn hoá – dân tộc. Điểm chung của tục ngữ là từ ngữ ít, ý nghĩa hay và hình ảnh đẹp.
Thế nhưng, giữa tục ngữ các dân tộc vẫn tồn tại những nét dị biệt. Nét dị biệt thể hiện ở

cách tổ chức cấu trúc hình thức và lựa chọn chất liệu để biểu đạt nội dung triết lí tương
đồng. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệp
lúa nước. Với tư cách là một loại hình văn học dân gian, tục ngữ Việt là tấm gương phản
ánh kết quả tư duy, in đậm dấu ấn nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng so
với văn hoá của dân tộc khác. Tóm lại, có thể thấy chất liệu biểu trưng là một trong
những nhân tố làm nên vẻ riêng và thể hiện đặc trưng văn hoá – dân tộc của tục ngữ các
nước.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình.
/>%81_t%C3%ACnh_c%E1%BA%A3m_gia_%C4%91%C3%ACnh.
2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Khoa Học Xã Hội, 2002
3. Hoành Văn Hành và nhóm biên soạn, Thành ngữ học tiếng Việt, Viện Khoa Học Xã
Hội Việt Nam, 2004
4. Hoàng Văn Hành, Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số
1, 1976 .
5. PGS. TS Phan Mậu Cảnh , Đặc trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể hiện
chúng trong ca dao người Việt,
6. Ts. Nguyễn Văn Nở, Dấu ấn văn hóa- dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ
người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3,2009.
14

Nam “ sẽ tập trung phân tích, làm rõ ý nghĩa những thành ngữ thể hiên truyền thốngvăn hóa dân tộc của người Việt Nam, đồng thời phân tích những yếu tố văn hóa ẩn chứadưới lớp vỏ ngôn từ, qua đó giúp người đọc hiểu một cách rõ ràng và sâu sắc về văn hóadân tộc Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3.1 Đối tượngKho tàng thành ngữ tục ngữ, ca dao dân tộc là vô cùng to lớn, do vậy bài viết sẽchỉ đề cập tới một số thành ngữ điển hình, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàngngày.3.2 Phạm vi nghiên cứuTrong bài đề cập tới truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, đây là một đề tàirộng lớn mang tính bao quát. Bài tiểu luận chỉ tập trung vào một số truyền thống tiêubiểu mang tính đặc trưng cho con người và dân tộc Việt Nam như truyền thống nhânhậu, đoàn kết ; truyền thống trung thực tự trọng ; truyền thống uống nước nhớ nguồn.4. Mục đích nghiên cứuQua việc khảo sát, thống kê, phân tích, bài viết sẽ tập trung lý giải đặc điểm ngữnghĩa của bộ phận tục ngữ thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, so sánh đối chiếu chấtliệu ngôn ngữ cùng ý nghĩa câu thành ngữ tục ngữ với câu tương tự của các nước khác,qua đó để tìm hiểu đặc trưng văn hoá của người Việt.5. Phương pháp nghiên cứu.Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại;phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiêncứu liên ngành.6. Cấu trúc của tiểu luận.Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bài viết bao gồm 3 chương:Chương 1: Các khái niệm liên quan.Chương 2: Truyền thống văn hóa dân tộc trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.Chương3: Dấu ấn văn hóa dân tộc qua ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ tục ngữ ViệtNam.Sau cùng là Tài liệu tham khảo.B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.1.1 Định nghĩa về văn hóa của UNESCOVăn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và cảm xúc,quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơbản của con người và hệ thống những giá trị những phong tục, tín ngưỡng. Văn hóa đemlại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa giúp cho chúng ta trởthành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính có phê phán và dấn thân một cách có đạolý.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình làmột phương án chưa hoàn thành, đặt ra để xem xét thành tựu của bản thân, tìm tòi khôngmệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình mới mẻ, vượt trội bảnthân.1.2 Định nghĩa về ngôn ngữNgôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người,phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói vàngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi vănhoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, vàlà công cụ tư duy của con người.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vàongôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song vớibiến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứungôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.1.4 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ.-Thành ngữ là một cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa củachúng có tính hình tượng, gợi cảm.- Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm, luân lí, là những câu nóihoàn chỉnh, tục ngữ được coi như một tác phẩm văn học trọn vẹn bởi nó luôn mang bachức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.CHƯƠNG 2 . TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CA DAO,TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ.1. Truyền thống nhân hậu, đoàn kết.Có thể nói nhân hậu, đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộcta. Khó có một dân tộc nào trên thế giới có ý thức dân tộc mạnh mẽ cùng truyền thốngđoàn kết như dân tộc ta.Trải qua 4000 năm lịch sử, dân tộc ta từ khi dựng nước đã phảigiữ nước do đó ý thức dân tộc luôn được đặt lên trên hết, điều này được thể hiện rõ néttrong văn hóa nước ta, mà biểu hiện của nó được thể hiện một cách rõ nét trong kho tangthành ngữ tục ngữ.Thành ngữ tục ngữ ca dao về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được thểhiện một cách rõ nét qua những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao như:- Lá lành đùm lá rách : người có lòng giúp người khác trong cơn khó khăn. Hoạn nạn- Chết cả đống còn hơn sống một mình : tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ : tinh thần đoàn kết, đòng cam cộng khổ.- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết : đề cao sức mạnh đoàn kết trong tập thể.- Đồng tâm hiệp lực ( đồng sức đồng lòng): cùng một lòng, cùng hợp sức để đạt mụctiêu chung- Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả, coi trọng giá trịcon người.- Một cây làm chẳng nên non,Ba cây chụm lại nên hòn núi cao- Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.- Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùng.Chúng ta có lẽ không xa lạ gì với những câu tục ngữ, thành ngữ trên, ông cha tađã sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để thể hiện thông điệp của mình. Đây đượcxem như những lời răn dạy, những bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời. Những“bầu”, những “bí” hay “lá lành”, “lá rách” đều mang ý nghĩa biểu tượng cho con ngườiViệt Nam, những đồng bào cùng chung sống trong mái nhà chung. Đất nước Việt Namlà một đất nước nhỏ, dân tộc Việt Nam là tổng hòa mối quan hệ của 54 dân tộc anhem .Nếu không có sự đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau thì dân tộc này,đất nước này làm sao có thể có được hòa bình êm ấm, tự do tự chủ.Thành ngữ, tục ngữ còn nói lên bài học về lòng nhân hậu vị tha.- Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.- Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.- Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành.- Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình.Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.- Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sốngcó nghĩa có tình, thủy chung.- Gan vàng dạ sắt: Khen người chung thủy, không thay lòng đổi dạ.- Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tìnhnghĩa với người cũ.- Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Khi người ta cần mà mình giúp thì việc ấycó giá trị hơn rất nhiều những gì khi mình cho mà mình cho người ta không cần.- Muôn người như một: Mọi người đều đồng ý như nhau, đoàn kết một lòng.- Nhường cơm sẻ áo: Nói lên tình cảm thân thiết giữa con người với nhau. Gúp đỡ, sansẻ cho nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn.Bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa tốt cũng có không ít thành ngữ phê phánnhững thói xấu của một số người trong xã hội như :- Con sâu bỏ rầu nồi canh: Một người làm bậy ảnh hưởng xấu đến cả tập thể.- Trâu buộc ghét trâu ăn: Nói những kẻ ghen ghét gièm pha người có quyền lợi hơnmình.2. Truyền thống trung thực , tự trọng.- Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng chẳng sợ sự gièm pha, bày đặt đểnói xấu hay chèn ép của kẻ ghen ghét.- Chết trong còn hơn sống đục: phương châm cao thượng của người biết tự trọng.- Chết vinh còn hơn sống nhục: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.- Chết đứng còn hơn sống quỳ: đồng nghĩa với chết trong còn hơn sống đục.- Đói cho sạch, rách cho thơm: Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện.- Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nền nếp.- Thẳng như ruột ngựa: Có lòng dạ ngay thẳng.- Tốt danh hơn lành áo: Danh dự thanh danh còn hơn cái vỏ bề ngoài.- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng: Chê người vì một mối lợi nhỏ mà phẩm chất sasút.- Đục nước béo cò: phê phán kẻ cơ hội.3. Truyền thống biết ơn ,uống nước nhớ nguồn.Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn.Truyền thống ấy được thể hiện qua việc biết ơn, kính trọng đấng sinh thành, tôn trọngngười có lòng giúp đỡ, dìu dắt, dạy bảo ta nên người. Truyền thống ấy được cha mẹ, ôngbà răn dạy ngay từ thuở còn trong nôi, theo thời gian, truyền thống ấy được bồi đắp, giữgìn rồi trở thành quan niệm sống, lối suy nghĩ, trở thành văn hóa của cả một dân tộc. Từxưa đến nay, tryền thống uống nước nhớ nguồn luôn là niềm tự hào của dân tộc ViệtNam, được hun đúc qua nhiều đời, nhiều thế hệ và vẫn luôn vẹn nguyên giá trị cho tớingày nay.Tục ngữ, thành ngữ về biết ơn gia đình, tổ tiên và những người có lòng giúp đỡ mình:- Ăn quả nhớ người trồng cây: nhớ ơn tổ tiên, ông bà.- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy: nhớ ơn ông bà cha mẹ và người thầy.- Uống nước nhớ nguồn: luôn ghi nhớ công ơn, tổ tiên, gốc rễ.- Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.- Chim có tổ, người có tông:- Lá rụng về cội.- Ơn trả nghĩa đền : phải biết ơn, ghi nhớ công ơn, đền đáp những người đã giúp đỡmình.- Ơn sâu nghĩa nặng : ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình- Tiên học lễ, hậu học văn : trước hết phải biết đạo lí, học cách đối nhân xử thế rồisau đó mới học kiến thức.- Kính lão, đắc thọ : Tôn trọng, yêu quý người già thì được sống lâu.- Kính già, già để tuổi cho.- Tối lửa tắt đèn : mối quan hệ thân thuộc giữa hàng xóm, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.Ca dao tục ngữ thể hiện lòng kính trọng người thầy.- Không thầy đố mày làm nên.- Tôn sư trọng đạo: kính trọng thầy và coi trọng những kiến thức, cái đạo của thầytruyền lại, theo nho giáo.- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.- Một chữ nên thầy: đồng nghĩa với nhất tự vi sư bán tự vi sư.- Trọng thầy mới được làm thầy: phải kính trọng thầy thì mới có thể nhận được sựkính trọng từ người khác.- Tầm sư học đạo: tìm thầy, tìm người giỏi để theo học.Không chỉ là những lời răn dạy con người ta biết nghe theo điều hay lẽ phải,thành ngữ, tục ngữ còn phê phán lối sống bất nhân bất nghĩa như:- Gieo nhân nào gặt quả ấy: một người luôn làm thiện tích đức sẽ gặp thiện báo cònlàm ác sẽ gặp quả ác báo.- Gieo gió gặt bão: làm việc xấu thì phải gánh lấy hậu quả.- Có trăng quên đèn: phê phán lối sống phụ bạc, thiếu tình nghĩa, có cái mới thì quayra rẻ rúng, vứt bỏ cái cũ.- Có mới nới cũ : đồng nghĩa với có trăng quên đèn.4. Một số thành ngữ khác về phẩm chất con người Việt.- Có chí thì nên: có ý chí nghị lực thì sẽ có ngày thành công.- Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăntrắc trở.- Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn- Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽcó kết quả tốt đẹp.- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoànthành nhiệm vụ.-Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.- Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biếtcon người có nghị lực, tài năng.- Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.CHƯƠNG 3 : DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN TỘC QUA Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦATHÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM.Để tìm hiểu được dấu ấn văn hóa trong thành ngữ Việt Nam, ta cần có một sự sosánh giữa thành ngữ Việt Nam và một số nước khác.1. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước.Do ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước, nên tục ngữ thành ngữ trong kho tàngvăn học nước ta cũng thể hiện rõ ràng dấu ấn của cư dân nông nghiệp, coi trọng nhữnghình ảnh thiên nhiên như gió mưa, sông, nước,…Người Việt ta có câu “ gieo gió gặtbão” để thể hiện triết lí mang tính nhân quả, những người làm việc ác sẽ nhận lại hậuquả tương ứng, hay như câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự “ gieo nhân nào, gặt quả ấy”.Hình ảnh ảnh mang tính biểu tượng ở đây là “ Gió” và “bão”, đây là hiện tượng thời tiếtđặc thù của cư dân sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, người Philipines có câu nóitương tự “ Nếu gieo những múi tên thì bạn sẽ gặt ưu phiền”. Điều này cho thấy tuy nướcta và Philipines có điều kiện địa lý tương tự, cũng hứng chịu nghiều thiên tai bởi gió bãonhưng tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc khác nhau dẫn tới chất liệu của ngôn ngữ cũngkhác. Người Anh diễn đạt câu này bằng những câu sau: “sow the wind and reap thewhirlwind” hay “ we reap as we sow” hay “ he. Who sows the wind, will reap thewhirlwind”.Chúng ta còn thể hiện sự khác biệt về đặc trưng văn hóa- dân tộc qua nhóm hìnhảnh về động vật và thực vật. Trong câu tục ngữ :” đục nước béo cò”, hình ảnh con cò“béo” được ăn no nê ở chỗ nước “đục” với nội dung phê phán những kẻ cơ hội. Cò làcon vật gần gũi với cư dân nông nghiệp, đặc biệt là cư dân với nền văn hóa lúa nước.Hình ảnh con cò trong ca dao còn biểu trưng cho người nông dân thấp cổ bé họng, lam10lũ, chịu khó. Đây là hình ảnh mang đặc trưng của con người Việt Nam nói chung và cưdân lúa nước nói riêng. Như đã nói, thực vật cũng là một khía cạnh, chất liệu thường gặptrong tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. Câu tục ngữ “ ăn quả nhờ kẻ trồng cây” hay “ lárụng về cội” đều mang đặc trưng ấy. Nhiều từ ngữ liên quan đến quá trình canh tác nôngnghiệp cũng được sử dụng rộng rãi như “gieo”, “gặt” trong “gieo gió gặt bão”, hay“trồng”, trong câu trên… đều thể hiện rõ đặc trưng của cư dân nông nghiệp.2. Ảnh hưởng của lối tư duy cộng đồng .Cái nhìn của mối dân tộc về cộng đồng, cá nhân và vai trò của chúng trong việcđịnh hình tính cách, văn hóa của mỗi nơi mỗi khác. Người Việt Nam còn mang nặng tưtưởng cá nhân không thể làm nên việc lớn và đề cao sức mạnh đoàn kết của tập thể, điềunày thể hiện rõ nét truyền thống dân tộc, ta có thể lí giải Việt Nam là một nước nhỏ,luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài do vậy sự đoàn kết gắn kết giữa dân tộc đượcđề cao. Về triết lí này, người Việt ta có câu: ” Một cây làm chẳng nên non”, ngườiRuanda lại có câu “ một cây không làm nên ngôi nhà”, Trái lại, Người Anh lại có câu“Một con chim nhạn không làm nên mùa hè”. Người Việt Nam dùng hình ảnh “ non” ,người Ruganda lại dùng hình ảnh “ nhà” để thể hiện sự thành công, trong khi đối vớiđảo quốc sương mù thì mùa hè mới là mùa của thành công và hi vọng.Nhưng thành ngữ của tiếng Anh lại không mấy phổ biến về sự đoàn kết cộngđồng.Vì con người Anh và các nước phương Tây coi trọng sự độc lập, tự do cá nhân , sựđộc lập của bản thân mối người mang tính hướng ngoại nên trong thành ngữ cũng khôngcó nhiều câu mang tính đoàn kết cộng đồng, tập thể như ở Việt Nam, và tính cộng đồngđoàn kết không phải là đặc trưng mang tính văn hóa như trong văn hóa Việt.3. Lối tư duy duy tâm trong quan hệ xã hội.11So sánh với tục ngữ trong tiếng Anh thì tục ngữ thành ngữ tiếng Anh chỉ tập trungphản ánh mối quan hệ xã hội mà ít đề cập tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và kinhnghiệm sản xuất, đó là sự biểu hiện của một dân tộc có nền công nghiệp sớm phát triển,ít phụ thuộc vào tự nhiên. Trái ngược với nước ta, từ xưa đến nay luôn dựa vào canh tácnông nghiệp,coi nông nghiệp là điều kiện kinh tế chủ đạo.Điều này thể hiện trong gốc văn hóa du mục, thành ngữ Anh thể hiện tư duy phântích trong nhận thức, duy lý trong đối xử và coi trọng sức mạnh trong xã hội của ngườiAnh (phân định rạch ròi chức năng của từng loại động vật qua cách gọi ngay trongthành ngữ,…) trong khi người Việt giữ trong mình triết lý âm dương từ trong máu thịt,coi trọng nhân quả, đây là sự ảnh hưởng to lớn từ đạo phật và đạo khổng qua hàng ngànnăm. (Ví dụ: gieo gió gặt bão, nhân nào quả ấy, kính lão đắc thọ…), sống trọng tình vàcoi trọng kinh nghiệm sự khéo léo qua những thành ngữ chỉ văn hóa nhận thức tư duycủa mình ( ví dụ tư tưởng trọng lão: sống lâu lên lão làng, kính lão đắc thọ…).Đặc điểm của cư dân nông nghiệp còn thể hiện ở tính trào lộng, dân dã trong thànhngữ tục ngữ trong Tiếng Việt,trong khi so sánh với những ngôn ngữ khác như TiếngAnh thì lại trang nghiêm, mực thước, gần với ngôn ngữ bác học.Vì khác nhau cơ bảntrong nhận thức nên cách ứng xử, cư xử với xã hội của hai dân tộc lại càng khác nhau,Việt Nam tế nhị, hiếu hòa, linh hoạt trong xưng hô, giao tiếp (ví dụ: xưng khiêm hô tôn,học ăn học nói học gói học mở,…); người Anh thẳng thắn , lịch sự (ví dụ: as stiff/straight as a ramrod, as straight as a die,…); dân Việt trọng nông nghiệp (thành ngữmiêu tả công việc làm nông áp đảo những thành ngữ có sử dụng từ trong công hay thủcông nghiệp), còn người Anh trọng công nghiệp .12C. KẾT LUẬNSự liên hệ, so sánh trên đã phản ánh rõ dấu ấn văn hoá in đậm trong tục ngữ củadân tộc đó. Người ta có thể tìm thấy nhiều mặt của đời sống xã hội được phản ánh trongtục ngữ. Người Đức có câu “Quốc gia nào, tục ngữ nấy” hay “Người ta có thể đánh giámột quốc gia qua phẩm tính tục ngữ của quốc gia đó”. Cái riêng này chính là dấu ấnvăn hoá – dân tộc. Điểm chung của tục ngữ là từ ngữ ít, ý nghĩa hay và hình ảnh đẹp.Thế nhưng, giữa tục ngữ các dân tộc vẫn tồn tại những nét dị biệt. Nét dị biệt thể hiện ởcách tổ chức cấu trúc hình thức và lựa chọn chất liệu để biểu đạt nội dung triết lí tươngđồng. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệplúa nước. Với tư cách là một loại hình văn học dân gian, tục ngữ Việt là tấm gương phảnánh kết quả tư duy, in đậm dấu ấn nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng sovới văn hoá của dân tộc khác. Tóm lại, có thể thấy chất liệu biểu trưng là một trongnhững nhân tố làm nên vẻ riêng và thể hiện đặc trưng văn hoá – dân tộc của tục ngữ cácnước.13TÀI LIỆU THAM KHẢO1 Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình./>%81_t%C3%ACnh_c%E1%BA%A3m_gia_%C4%91%C3%ACnh.2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Khoa Học Xã Hội, 20023. Hoành Văn Hành và nhóm biên soạn, Thành ngữ học tiếng Việt, Viện Khoa Học XãHội Việt Nam, 20044. Hoàng Văn Hành, Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số1, 1976 .5. PGS. TS Phan Mậu Cảnh , Đặc trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể hiệnchúng trong ca dao người Việt,6. Ts. Nguyễn Văn Nở, Dấu ấn văn hóa- dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữngười Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3,2009.14

Xổ số miền Bắc