Truyền thuyết và bài văn khấn quan thánh đế quân

Quan thánh đế quân vốn là hình tượng thánh trong tín ngưỡng của người Hoa nhưng du nhập vào Việt Nam vào thời Nguyễn. Cùng tạp chí tử vi tìm hiểu truyền thuyết và bài văn khấn Quan Thánh đế quân nhé!

Xem thêm : Xem văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

Truyền thuyết và bài văn khấn quan thánh đế quânTruyền thuyết và bài văn khấn quan thánh đế quân

Trong lịch sử, khi phong trào “phản Thanh phục Minh” nổ ra ở Trung Quốc, một đợt di dân tự phát lớn của các di thần nhà Minh sang nước ta. Qua các thương nhân đi trước, đa số người Hoa đến với vùng đất mới phương Nam và trong hành trang của họ là tư duy nhị nguyên, là hình mẫu chuẩn mực đạo đức phong kiến như đã nêu trên, mà Quan Công là điển hình, nên cũng không thể thiếu biểu tượng tâm linh là việc lập Quan Đế Miếu ( còn gọi là chùa Ông).

Quan Thánh Đế được người Hoa tôn kính gọi là Ông, họ Quan tên Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi Vân Trường. Dân gian thường gọi là Quan Công, Quan Thánh, Quan Vũ (Võ), Quan Đế, Quan Vân Trường, Quan Xích Đế, Hán Thọ Đình Hầu và như trên đã nói do thành thần ngay sau khi tử trận (dân gian thường dùng từ “hiển thánh”) nên cũng gọi là Quan Thánh Đế. Ông sinh năm 162, quê ở Giải Lương, quận Bồ Châu, tỉnh Hà Đông (Trung Quốc xưa). Tương truyền Ông cao chín thước, râu dài hai thước (thước thời xưa khoảng 0,4m), mặc đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt, tay cầm thanh long yển nguyệt (nặng 82 cân), cưỡi ngựa Xích Thố.

Ông đến cùng Lưu Bị, Trương Phi và kết nghĩa anh em, thề sống chết có nhau (sự tích kết nghĩa vườn đào). Là vị tướng cuối nhà Đông Hán đầu thời Tam Quốc ở Trung Quốc, Ông đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục với hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của Thục, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông được hoàng đế Lưu Bị bổ nhiệm cai quản đất Kinh Châu (năm 216). Đến năm 219, nước Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Vũ thất thủ mất thành, cùng với con là Quan Bình chạy về Phàn Thành, bị quân Ngô bắt được giải đến vua Ngô Tôn Quyền. Vua Ngô sợ hậu họa liền sai quân đem hai cha con Ông đi chém. Bấy giờ là năm Kiến An thứ 24, (tháng 10 năm 219), Ông hưởng dương 58 tuổi.

Lúc đầu người Hoa và cư dân ở Trà Đư đã chung tay xây dựng nên Quan Đế Miếu Trà Đư, sau đó do sự dịch chuyển của đơn vị hành chính mà được di dời về doi Thường Lạc, rồi bởi ảnh hưởng của địa hình phải chuyển đến vị trí ngày nay và mang tên Quan Đế Miếu Hồng Ngự. Từ điểm xuất phát đến vị trí hiện tại, qua hai lần di dời tên gọi Quan Đế Miếu vẫn được duy trì, chỉ riêng ở  Thường Lạc, nền Miếu xưa nay đã được thay bằng chùa Phật (Chùa Thiên Quang), tức là có sự chuyển đổi công năng từ kiến trúc văn hóa tín ngưỡng của người Hoa thành của người Việt, một biểu hiện sự dung hợp về văn hóa của các cộng đồng dân cư ở địa phương.

Bài văn khấn quan Thánh Đế Quân

“ Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát ( 3 lần)

 …Con tên …, … tuổi, ngụ tại địa chỉ số nhà…, phường…, Thành phố… Vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia, (cơ quan) như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!” (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy).

Khi cần xin một điều gì, hay lễ vía Ông thì sắm cau, trầu, rượu, trái cây và dùng bài khấn sau:

“ Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát.

Hôm nay nhân ngày …. gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, …thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám.”

Bài viết trên đây đã gửi đến đến độc giả các thông tin cần thiết về truyền thuyết và bài văn khấn Quan Thánh Đế Quân hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc tìm hiểu văn hóa phong tục thờ các vị thánh nhé!

 

Xổ số miền Bắc