Văn hóa, con người Quảng Ngãi trong tổng thể văn hóa và con người Việt Nam

Ngày mai 24/11, Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và sẽ trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Hội nghị đặc biệt quan trọng này giúp chúng ta đánh giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới. Từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 – 2026, tầm nhìn đến năm 2045.

 

 

 

Văn hóa, con người Quảng Ngãi trong tổng thể văn hóa và con người Việt Nam

 

Tại Quảng Ngãi, ngày từ nhiệm kì nhiệm kỳ 2015 – 2020, Hội nghị lần thứ 5 củaTỉnh ủy Khóa XIX đã ban hành Nghị quyết 03, đưa ra quan điểm: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi phải được đặt ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Việc thực hiện nhất quán, đồng bộ quan điểm này là điều kiện quan trọng để xây dựng và phát triển văn hoá, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.
 
05 năm sau, Hội nghị lần thứ 5, Tỉnh ủy Khóa XX đã ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03, Khóa XIX và thể hiện sự quyết tâm xây dựng con người Quảng Ngãi phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ. Điều này cũng phù hợp với quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
 
Quảng Ngãi có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống cách mạng. Đất và người Quảng Ngãi là dải đất miền Trung bên núi non, bên biển cả. Cuộc sống bên chân núi và chân sóng đã tạo cho con người Quảng Ngãi bản lĩnh, chịu khó, bất khuất, sáng tạo.

 

 
Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Vùng ven biển và huyện đảo Lý Sơn là “mảnh đất vàng” về di sản. Lý Sơn diện tích chưa đầy 10km2 nhưng có đến 50 di tích lịch sử, văn hóa. Người dân miền biển trong quá trình lao động sản xuất, đánh bắt hải sản cũng đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần mang bản sắc đặc trưng văn hóa Quảng Ngãi như dân ca bài chòi, bả trạo, sắc bùa, hát hò, hát hố. Trong số này nghệ thuật bài chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

Ông Nguyễn Thực, Xã Bình Thuận, Bình Sơn

 
Ông Nguyễn Thực, Xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi nói: Xem các di sản văn hóa như vật báu của mình, mỗi người dân Quảng Ngãi đều có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ.

 

Cùng với các chính sách và thiết chế văn hóa đã giúp Quảng Ngãi bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm người Cor, Hrê, Ca Dong sinh sống. Hình thành nhiều bản sắc di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở khu vực phía Tây của tỉnh.

 

Ông Đinh Ngọc Vỹ, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ

 
Ông Đinh Ngọc Vỹ, Bí thư Huyện ủy Ba Tơ, Quảng Ngãi cho biết: Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương là góp phần sàng lọc cái xấu, xây dựng phong phú thêm cái đẹp, xây dựng con người Quảng Ngãi phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện mỹ theo tinh thần của Nghị quyết số 03, khóa 19 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

 

 
Mới đây, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5, Khóa 20 đã đánh giá tổng kết sau 05 năm thực hiện Nghị quyết 03, Khóa 19. Hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 03 đều đạt và vượt. Trong đó, đáng chú ý là nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi có chuyển biến tích cực. Văn hóa dần trở thành một trong những nguồn lực quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của tỉnh. Hầu hết người dân Quảng Ngãi, nhất là thế hệ trẻ đã cơ bản khắc phục tính hẹp hòi, cố chấp, cứng nhắc, thụ động, thiếu hợp tác, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp. Hình thành rõ nét đức tính khoan dung, thân thiện, tự trọng, tự chủ, có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và xã hội. Những đức tính giàu lòng nhân ái, yêu lẽ phải, trung thực, thẳng thắn, hiếu học, cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, nhẫn nại tiếp tục được phát huy. Tinh thần đoàn kết, dân chủ, khát khao cống hiến, sáng tạo vì cộng đồng, tính năng động, cởi mở, thân thiện, hợp tác, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn đã và đang lan tỏa trong đời sống của nhân dân.
 
Bên cạnh kết quả đạt được, phát triển văn hóa thời gian qua có những tồn tại, hạn chế. Các thiết chế văn hóa chưa đồng bộ, và việc phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế, chính trị xã hội. Văn hóa ứng xử của một bộ phận người dân, nhất là thanh thiếu niên có những diễn biến đáng lo ngại. Đặc biệt, mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng và phát triển thế hệ trẻ thành con người toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, có lúc bị buông lỏng.

 

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ

 
Tiến sỹ Nguyễn Đăng Vũ nói: Về nguyên nhân chính là do đánh giá chưa đúng cái nhận thức về phát triển văn hóa của con người Quảng Ngãi.

Mục tiêu của tỉnh Quảng là quyết tâm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi thực sự là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh, động lực cho phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó công tác giáo dục, đào tạo rất quan trọng.

 

Tiến sỹ Mai Bá Ấn

 
Tiến sỹ Mai Bá Ấn cho biết: Cái quan trọng nhất chính là cái giáo dục đào tạo, giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục thay đổi đổi nhận thức từ khi tuổi còn nhỏ càng tốt.

 

Nhà thơ Thanh Thảo

 
Nhà thơ Thanh Thảo nói: Phải chăm chút gia đình phải từ đầu, từ gốc, bắt đầu từ trẻ con và trách nhiệm của người lớn trong việc sống, cư xử, thương yêu và dạy dỗ

 

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và

 Du lịch tỉnh Quảng Ngãi

 

Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Vấn đề nêu gương, hay nói khác hơn là mỗi việc làm, hành động của mỗi cá nhân, trong đó tấm gương việc làm của cán bộ rất quan trọng.
 
Xây dựng và phát triển văn hóa và con người Quảng Ngãi đặt trong tổng thể quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Yêu cầu đặt ra là phải tăng hàm lượng văn hóa trong mỗi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là con đường tất yếu để đạt các mục tiêu của phát triển và phát triển bền vững đất nước.

 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy 

 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Huy cho biết: Văn hóa con người Quảng Ngãi là sự trung thực, khẳng khái, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc.

 

Phát triển dựa trên những giá trị nền tảng của truyền thống lịch sử – văn hoá là xu hướng đúng đắn, khoa học, nhân văn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khơi dậy và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, đưa văn hoá thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống xã hội là điều kiện, là tiền đề, là nền tảng vững chắc khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí quyết tâm, đoàn kết của cả dân tộc trong việc thực hiện mục tiêu đến giữa thế kỷ 21, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.
 

Thực hiện: Tăng Thư, Ngọc Điệp, Mỹ An

 

Xổ số miền Bắc