Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cần thiết với một doanh nghiệp thành công. Bởi vậy phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp chính là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Columbia: 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa nơi làm việc khác biệt là quan trọng đối với thành công kinh doanh. Nghiên cứu cũng chỉ ra một sự thật thú vị đó chính là: 92% các giám đốc điều hành cấp cao nhận định rằng cải thiện văn hóa của họ sẽ làm tăng giá trị công ty. Hãy cùng WEONE tìm hiểu về các yếu tố văn hóa doanh nghiệp và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuẩn nhất trong bài viết dưới đây.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Có thể hiểu rằng văn hoá doanh nghiệp chính là những giá trị văn hoá được xây dựng và hình thành trong doanh nghiệp. Cụ thể, văn hoá doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua hành vi, niềm tin, thái độ, cách thức xử lý công việc của nhân viên… 

Ngoài ra, để có thể nhận ra dễ dàng văn hóa của một doanh nghiệp là gì chúng ta có thể chú ý tới những tiểu tiết nhỏ như quy tắc ăn mặc, giờ làm việc, thiết lập văn phòng, lợi ích của nhân viên , doanh thu, quyết định tuyển dụng, đối xử với khách hàng, sự hài lòng của những khách hàng cũ và mọi khía cạnh trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Thông thường văn hoá doanh nghiệp thường được phát triển một cách hữu cơ theo thời gian. Cùng với đó, phẩm chất, năng lực của những nhân viên trong công ty cũng tác động không nhỏ tới văn hoá doanh nghiệp. 

Trong một doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp sẽ có tác động vô cùng lớn tới niềm tin cũng cách thức tương tác giữa nhân viên và quản lý của công ty. 

Văn hoá của những doanh nghiệp quy mô lớn tầm cỡ quốc tế cũng sẽ khác so với những doanh nghiệp quy mô nhỏ startup. 

Top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất

>>>>> Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có nhiều thời gian và được xây dựng một cách đồng bộ và tổng thể trên nhiều khía cạnh của doanh nghiệp không thể chỉ hướng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách manh mún, rời rạc ở một số khía cạnh.

Những phương pháp hiệu quả dưới đây doanh sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững và tốt đẹp hơn trong tương lai.  

#1. Xác định rõ ràng chiến lược, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới

Trước hết để có thể tìm ra được một chiến lược và môi trường phù hợp với doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp cần phải học cách xem xét để tìm ra nhân tố trong tương lai có khả năng làm thay đổi chiến lược ấy. Cụ thể đó có thể chính là vấn đề phát sinh về nguồn nhân lực, hoạt động marketing của công ty hoặc đó chính là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hay hoạt động tài chính, đầu tư của doanh nghiệp. 

Khi đã xác định chúng một cách rõ ràng và rành mạch thì sẽ đưa ra được chiến lược để xây dựng văn hoá công ty trong thời gian sắp tới. Ví dụ cân nhắc xem trong thời điểm hiện tại thì phương hướng đầu tư nên tập trung vào cơ sở vật chất, con người hay là xây dựng văn hóa nhằm hướng tới tăng mức độ trải nghiệm với khách hàng. 

#2. Xác định rõ ràng giá trị cốt lõi đưa tới thành công

Có thể khẳng định rằng đây chính là bước cơ bản nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tạo lập được một hệ thống những tiêu chuẩn, giá trị cốt lõi để đó chính là thước đo cho những hành vi, quá trình định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi ấy phải được xác định một cách cẩn trọng để đảm bảo rằng theo thời gian nó vẫn trường tồn. 

Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn xác định rõ ràng rằng khách hàng chính là giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển doanh nghiệp thì tốc độ giao hàng, thái độ tư vấn của nhân viên, các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước trước và sau khi mua hàng cần phải được chú trọng đầu tư trong tương lai. 

#3. Tự đánh giá và tiến hành cải thiện

Có thể nói đây chính là một bước cực kỳ khó khăn với mỗi doanh nghiệp bởi văn hoá doanh nghiệp không phải là một thứ hữu hình, ngay lập tức có thể chạm thấy và cảm nhận được nên thường bị nhầm lẫn với các tiêu chí đánh giá. Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp thật thành công cần phải nhìn lại thành tựu đã đạt được trong hành trình ấy. Công ty đã đạt được những gì, nhân viên đã đóng góp ra sao, thái độ phục vụ khách hàng có tốt không, tính kỷ luật trong doanh nghiệp có đang được phát huy không. 

Từ đó để phát huy những điểm mạnh trong văn hoá và cải thiện khắc phục những điểm yếu. Những lỗ hổng trong văn hoá doanh nghiệp luôn tồn tại. Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp vững chắc thì cần phải tìm ra lỗ hổng, thiếu sót, kịp thời điều chỉnh. Bước này cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo rằng văn hoá doanh nghiệp luôn phát triển theo đúng những mục tiêu chiến lược đã đề ra. 

#4. Xác định rõ vai trò của lãnh đạo 

Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Người đi đầu, dẫn dắt luôn cần phải chỉnh chu từ nếp sống, phong cách làm việc. Có như vậy thì văn hoá công ty mới có thể khởi sắc. Một lãnh đạo tốt và giỏi sẽ giúp cho nhân viên của mình có thể hiểu đúng họ cần làm gì và thay đổi những gì để hoà nhập và đưa công ty phát triển. Lãnh đạo sẽ là người mang sứ mệnh định hướng tầm nhìn, giúp nhân viên xóa tan những sợ hãi hay rào cản thách thức. 

Vì vậy người lãnh đạo của một doanh nghiệp cần phải xác định rõ được vai trò của mình để đưa văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên phát triển hơn nữa. 

#5. Lên kế hoạch hành động chi tiết

Sau khi đã hoàn thành những bước trên thì một trong những bước đóng vai trò vô cùng quan trọng đó chính là đưa ra một bản kế hoạch cụ thể. Trong đó sẽ cần phải bao gồm những mục tiêu chính, các mốc quan trọng, những hoạt động cụ thể cần phải làm. Ngoài ra cũng cần phải xác định rõ trong từng thời điểm, đâu sẽ là nhân tố được ưu tiên, đâu là những điểm cần phải tập trung nỗ lực. Đặc biệt là thời hạn để hoàn thành cũng cần phải được xác định một cách rõ ràng. 

văn hóa doanh nghiệpvăn hóa doanh nghiệp

#6. Tạo động lực cho nhân viên

Cơ bản trong mỗi kế hoạch chiến lược đều sẽ dẫn tới những thay đổi. Dù những thay đổi này lớn hay nhỏ thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên. Vì vậy nên cần phải để nhân viên hiểu rõ những thay đổi trong văn hoá doanh nghiệp sẽ đem tới những lợi ích thực tế nào đối với chính họ, sau đó là với doanh nghiệp. Chỉ khi hiểu được thì nhân viên mới có được động lực thay đổi. 

Động lực thay đổi có thể được tiến hành bằng việc thiết lập một chế độ khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Những phần thưởng dành cho những nỗ lực phát triển, những lời động viên tới đúng lúc chính là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp nhân viên có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp. 

Các yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố tầm nhìn

Khi cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp yếu tố tầm nhìn được đưa lên hàng đầu. Bởi vì văn hoá doanh nghiệp xứng tầm và phát triển bền vững thì cần có những mục tiêu rõ ràng với một tầm nhìn mang tính chiến lược. Những mục tiêu xác định rõ ràng, rành mạch có thể định hướng được mọi quyết định trong nội bộ doanh nghiệp. Tầm nhìn sáng suốt cụ thể sẽ có thể đưa văn hoá doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.  

Yếu tố giá trị

Có một sự thật không thể chối bỏ rằng đó chính là cốt lõi của nền văn hoá doanh nghiệp chính là giá trị của công ty, doanh nghiệp đó. Đây chính là yếu tố cốt lõi có giá trị định hướng hành vi cũng như tư duy của nhân viên trong doanh nghiệp. Nhờ những giá trị này mà nhân viên ý thức được nhiều hơn về vai trò, sứ mệnh của mình trong sự nghiệp xây dựng văn hoá công ty. 

văn hóa doanh nghiệpvăn hóa doanh nghiệp

Yếu tố thực tiễn

Cơ bản sau khi đã xác định được chính xác về tầm nhìn, giá trị và đưa ra một kế hoạch chi tiết, nhà lãnh đạo cần phải vận dụng ngay vào thực tiễn để biết  được những gì đang được vận hành tốt, những gì đang chưa được. Để từ đó có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. Lãnh đạo công ty có thể phát huy yếu tố này trong những hoạt động hàng ngày của nhân viên.

Yếu tố con người

Con người được đánh giá là một trong những yếu tố cốt cán, nền tảng để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Nhờ có con người, những mục tiêu, tầm nhìn và đặc biệt là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ được xây dựng và phát huy. Chính vì thế nên để đảm bảo doanh nghiệp của công ty thì các doanh nghiệp đều có tiêu chí riêng biệt để tuyển chọn những ứng viên phù hợp. 

Yếu tố từ sức mạnh của câu chuyện

Một câu chuyện độc đáo về lịch sử doanh nghiệp chính là điểm nhấn cần thiết của một công ty, doanh nghiệp. Chính những câu chuyện này sẽ trở thành một di sản của công ty và trở thành nét chấm phá ấn tượng trong quá trình hình thành nên văn hoá doanh nghiệp. Có thể hiểu rằng, nhờ việc khắc họa rõ nét hơn những câu chuyện phát triển của doanh nghiệp qua từng mốc thời gian thì văn hoá doanh nghiệp sẽ có nền tảng, động lực trở nên ngày một tốt đẹp hơn. Từ đó truyền lại những cảm hứng, nhiệt huyết cho nhân viên trong toàn bộ công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển hơn nữa  trong  tương lai. 

Như vậy áp dụng những phương pháp hiệu quả trên sẽ giúp văn hoá doanh nghiệp của mỗi công ty sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Xổ số miền Bắc