Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp tìm việc làm – Kỹ năng việc làm tại nơi làm việc

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có nhiều nguồn lực phát triển cùng với một số điểm hạn chế. Thế nên, cần có những biện pháp thực hiện để điều hướng doanh nghiệp thực thi hiệu quả. Tạo dấu ấn doanh nghiệp riêng mang màu sắc văn hóa dân tộc.

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Văn hóa
doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng hướng đến các giá trị
về lợi ích trong kinh doanh. Thể hiện trên nhiều phương diện và ngày càng đổi mới
để hòa nhập vào môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế thế giới. Do vậy,
phải nhìn nhận và đưa ra các biện pháp khắc phục để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Việt Nam hoàn thiện.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa
doanh nghiệp là những giá trị tư tưởng, niềm tin thể hiện hữu hình và vô hình
trong môi trường doanh nghiệp. Biểu hiện hữu hình qua trang phục, cách ứng xử,
phương pháp làm việc, cấu trúc doanh nghiệp, các lợi ích, khen thưởng… Biểu hiện
vô hình là thái độ, các quy tắc và đối thoại riêng, tâm trạng, cảm xúc, …

Văn hóa
doanh nghiệp thể hiện trên hai phương diện đó là mục đích kinh doanh và phương
pháp kinh doanh. Trong đó, mục đích kinh doanh là đạt lợi nhuận cho doanh nghiệp
gắn liền với lợi ích cộng đồng mang tính xây dựng và bền vững. Để làm được điều
này mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần xác định mục đích và phương pháp thực hiện
thống nhất cả hai lợi ích trên. Bên cạnh đó, mục đích kinh doanh đối với  con người phải đạt các giá trị tôn trọng và
không hãm hại lẫn nhau. Còn đối với thiên nhiên phải đảm bảo không làm ô nhiễm
môi trường, hủy hoại các tài nguyên thiên nhiên.

Phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp có những điểm chung như: tuân thủ pháp luật đảm bảo thực hiện đúng những quy định dành cho doanh nghiệp, tổ chức cơ cấu doanh nghiệp theo nguyên lý khoa học có tính thống nhất và phương pháp quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, là sử dụng khoa học, kỹ thuật và máy móc công nghệ tiên tiến trong kinh doanh sản xuất. Ngoài ra, đối với môi trường doanh nghiệp Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ con người. Trong đó, mối quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý, các doanh nhân và nhân viên tìm việc nhanh và còn giúp tạo sự đoàn kết vì mục tiêu chung của cộng đồng và doanh nghiệp.

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay

Dân tộc
Việt Nam từ thời xa xưa có truyền thống chăm chỉ, cần cù, tinh thần ham học
luôn phấn đấu và vươn lên hướng đến các giá trị cao đẹp, coi trọng mối quan hệ
cộng đồng… Đây là những nguồn lực giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh
và phát huy triệt để trong tổ chức quản lý, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.

Bên cạnh
những ưu điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam còn những mặt hạn chế chưa phát huy
hết tiềm năng trong công việc. Một số doanh nghiệp còn đi theo lối mòn với tư
tưởng chậm đổi mới, tâm lý ngại thay đổi và luôn muốn an toàn chưa bức phá và hội
nhập để đạt được giá trị cao hơn. Cũng bởi người Việt Nam luôn làm việc theo
phong trào, chú trọng đến dòng tộc, lễ nghi theo tư tưởng cổ hủ hơn là đặt ra
những tiêu chuẩn mới theo tư tưởng hiện đại. Đặc biệt, là uy tín, tính chuyên nghiệp, thái độ lao động và trách nhiệm luôn được cộng
đồng quốc tế coi trọng thì trái lại văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự
phát huy.

Ví dụ điển hình cho văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam về quan niệm đúng giờ khi đi phỏng vấn tìm việc làm . Người Việt Nam có thói quen hay đến muộn trong giờ làm, đây là vấn đề thường xuyên diễn ra trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại chú trọng thời gian, họ thể hiện tác phong làm việc, coi trọng uy tính và tuân thủ đúng giờ giấc, quy định.

Trong
thời kỳ hội nhập như hiện nay văn hóa doanh nghiệp muốn tạo dấu ấn riêng thì bắt
buộc mỗi doanh nghiệp phải đề cao các giá trị trong kế hoạch phát triển, giữ uy
tính, thương hiệu và sẵn sàng chịu trách nhiệm trong mọi vấn đề xảy ra. Coi trọng
giá trị nhân sinh, lợi ích cộng đồng không chỉ đem đến cho doanh nghiệp hình ảnh
tốt đẹp mà còn tạo cơ hội để khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trong thời kỳ
hội nhập.

Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp

Thực hiện
cải cách hành chính trong cơ cấu tổ chức tạo sự nề nếp và phong cách làm việc
chuyên nghiệp, coi trọng sự dân chủ, công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong
công việc. Xây mục tiêu phát triển chung và điều hướng tập thể noi theo. Thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và sẵn sàng sửa
chữa mọi khuyết điểm để tạo sự thống nhất trong môi trường làm việc.

Tạo sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò giúp đỡ những doanh nghiệp còn yếu. Thường xuyên trao đổi và hợp tác nâng cao nguồn lực và chuyên môn, cung cấp các thông tin về hoạt động phát triển tạo tiềm năng cho doanh nghiệp. Coi trọng năng lực và khả năng sáng tạo của các cá nhân và định hướng phát triển thị trường mục tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Phổ biến kiến thức pháp luật và tích cực tuyên truyền kiến thức chuyên ngành thông qua các buổi giao lưu, cuộc thi giữa các doanh nghiệp. Hướng các doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững dựa trên nền tảng lợi ích của doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là một trong những động lực giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam vững mạnh.

Xổ số miền Bắc