Văn hóa Đồng Đậu

Mục lục bài viết

Văn hóa Đồng Đậu

(Gồm 33 cổ vật)

Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa đồ đồng phong phú năm 1962. Đây là sự phát triển tiếp nối của văn hóa Phùng Nguyên. Công cụ đá có số lượng ít và không được trau truốt. Hiện vật bằng xương cũng được phát hiện trong nhiều di chỉ. Đồ gốm với nhiều loại hình và hoa văn phong phú như: hoa văn hình sóng nước, khuông nhạc, đường tròn đồng tâm… Một số công cụ, vũ khí bằng đồng (lưỡi câu, mũi tên, lao…) được phát hiện trong nhiều di tích, cho thấy tính ưu việt của đồ đồng tạo nên năng suất lao động cao hơn đã được cư dân Đồng Đậu dần sử dụng phổ biến hơn. Các dấu tích luyện kim như xỉ đồng, các mảnh khuôn đúc (bằng đá) cho thấy nghề đúc đồng đã có và phát triển thời kỳ này. Người Đồng Đậu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du Bắc Bộ với một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

Xổ số miền Bắc