Văn hóa giao thông là gì? Ý nghĩa, cách xây dựng và thực trạng hiện nay

Văn hóa giao thông là gì ?

Đầu tiên để nắm được “Văn hóa giao thông” là gì, thì chúng ta phải hiểu văn hóa là gì ?

Văn hóa được hiểu là trình độ phát triển của xã hội và con người được thể hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống. Ngoài ra văn hóa còn được biểu hiện trong hành động của con người cùng với các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

Văn hóa giao thông là gì ?

“Văn hóa giao thông” được hiểu đơn giản như sau:

  • Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông.
  • Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng.
  • Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông.
  • Là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.
  • Là trình độ phát triển của con người trong giao thông biểu hiện qua các hành động di chuyển.

Hai yếu tố quan trọng của “Văn hóa giao thông”

Tính pháp lý khi tham giao giao thông

Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Tính cộng đồng tham gia giao thông ở đây chính là cách ứng xử, thái độ, mối quan hệ của tất cả mọi người khi đi lại. Mọi người hành xử với nhau 1 cách văn minh, lịch sự dựa trên tinh thần tương thân tương ái, giúp người khó khăn.

Một số hành động thể hiện tính cộng đồng như:

  • Cứu người bị nạn trên đường: sơ cứu, gọi xe cấp cứu, đưa vào bệnh viện…
  • Nhắc nhở, ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông ở một số người
  • Giúp người già, trẻ nhỏ qua đường
  • Thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi phát hiện ra các hành vi: rải đinh, đua xe phóng nhanh vượt ẩu, lấn đường…

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tình trạng tắc đường, hạn chế tình trạng tranh cãi, va chạm khi đi xe trên đường.

Ý nghĩa của việc xây dựng “Văn hóa giao thông”

Việc xây dựng văn hóa giao thông là một điều hết sức cần thiết không chỉ ở nước ta nói riêng mà còn nói chung ở các quốc gia trên thế giới nữa.

Ý nghĩa của việc xây dựng Văn hóa giao thông

Khi xây dựng được văn hóa giao thông thì sẽ giúp:

  • Hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của đất nước.
  • Tạo nên cơ sở vững chắc cho 1 nền giao thông văn minh, hiện đại.
  • Văn hóa giao thông được nâng cao đồng nghĩa với việc tạo nên 1 môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện cho con người và vì con người.

Việc xây dựng văn hóa giao thông không phải là nhiệm vụ của mỗi một ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, từ trẻ nhỏ đến người già, từ nam đến nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc…

cách xây dựng văn hóa giao thông chính yếu hiện nay là phía cơ quan chức năng cần thường xuyên tuyên truyền hiệu quả những quy định, chính sách pháp luật, quy định về giao thông đến đông đảo người dân để tất cả mọi người đều nắm được, thực thi nghiêm chỉnh, góp phần xây dựng đất nước an toàn, văn minh, giàu mạnh hơn.

Thông tin thêm về thực trạng giao thông hiện nay ở Việt Nam

Tình trạng tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta đã lên đến mức báo động, đã gây ra hiệu quả nặng nề về mặt kinh tế xã hội.

Thực trạng văn hóa giao thông hiện nay ở Việt Nam

Về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông

Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông ở nước ta dường như phát triển rất chậm hơn so với các nước phát triển. Nhiều con đường, cây cầu dường như đã rất cũ và xuống cấp nhưng vẫn được khai thác sử dụng. Vì vậy, ở Việt Nam đang có sự mất cân đối về số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông.

Bên cạnh những vấn đề trên thì đi song song với đó là sự bùng nổ các phương tiện giao thông, nhất là xe máy cá nhân. Mặc dù nhà nước đã đưa vào sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe buýt nhưng số lượng xe đạp, xe máy, xe ô tô vẫn trong tình trạng quá tải. Trong khi đó thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông lại chưa được mở rộng. 

Thực trạng văn hóa giao thông của người dân, người tham gia giao thông

Việt Nam ta hiện nay thì có rất nhiều người chấp hành tốt luật giao thông. Nhưng bên cạnh những người có ý thức đó thì vẫn tồn tại một lượng lớn số người ý thức kém, thậm chí đến mức đáng báo động. 

Theo dõi đường phố Việt Nam, nhất là ở những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội,… ta rất dễ để nhận ra những hành vi thiếu ý thức khi tham gia giao thông như: học sinh không có giấy phép lái xe nhưng vẫn sử dụng xe máy; vượt đèn đỏ; phóng nhanh vượt ẩu; dừng xe, đỗ xe, quay đầu không đúng chỗ; đi vào đường ngược chiều; đi xe quá tốc độ cho phép, lạng lách; không đội mũ bảo hiểm;…

Các vấn đề về vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông

Hiện nay, như mọi người cũng biết được vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta hiện đang là vấn đề hiện đang ở mức báo động và gây ra hậu quả rất nhiều.

Hiện tượng đó được biểu hiện nhiều ở những thành phố lớn: mật độ xe lưu thông cao, nhiều công trình đang triển khai thi công, xe buýt lạm dụng quyền “ưu tiên”,… Ví dụ như ở TP.Hồ Chí Minh các bạn có thể thấy vào những giờ cao điểm ở những nút giao thông Cộng Hòa- Tân Kỳ Tân Quý, Cộng Hòa – Út Tịch,…hàng nghìn phương tiện giao thông chen nhau chật kín cả con đường, nhiều hôm kẹt xe cứng đến cả 3 đến 4 giờ đồng hồ. TP. Hà Nội thì mỗi sáng người dân chen lấn nhau đưa con đi học, đến cơ quan cho kịp giờ làm; chiều đi làm về thì bài ca “tắc nghẽn” lại tiếp tục diễn ra.

Như vậy nhìn chung tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc tai nạn giao thông gây hậu quả nhiều đến kinh tế. 

Và về việc điều hành, quản lý giao thông 

Ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều hành vi thiếu văn hoá của người tham gia điều hành, quản lý giao thông như: nhận tiền hối lộ của người vi phạm luật giao thông; điều hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng người tham gia giao thông; không mạnh dạn sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong nội dung công việc do mình quản lý gây thiệt hại về người và của cho nhân dân…

Qua bài viết chia sẻ về “Văn hóa giao thông” này, Oto360 hy vọng mọi người cùng góp tay xây dựng văn hóa giao thông để tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, an toàn và thân thiện hơn, nhớ ấn Like và Chia sẻ ủng hộ Oto360 nhé!

Xổ số miền Bắc