Văn hóa giao tiếp là gì? Cách để trở thành người có kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp là một hoạt động cần thiết và thường xuyên của con người với mục đích truyền đi thông tin và thu nhận thông tin từ cuộc sống. Tuy nhiên, để có văn hóa giao tiếp không phải là điều dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Đó là cả quá trình tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện nghiêm khắc của bản thân. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến vấn đề văn hóa giao tiếp là gì và cách rèn luyện để có văn hóa giao tiếp.

Văn hóa giao tiếp là gì?

Có nhiều cách định nghĩa về văn hóa giao tiếp. Đó là hoạt động trò chuyện có văn hóa của một người với một người khác trong cuộc tiếp xúc với các mục đích khác nhau. Nói cách khác, văn hóa trong giao tiếp là thái độ thân thiện, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau được tạo nên thông qua hành vi, lời nói, cách ứng xử ….

Mỗi quốc gia, dân tộc hay địa phương khác nhau có chuẩn văn hóa giao tiếp riêng. Có nơi, con người thường khá rụt rè khi giao tiếp nhưng có những nơi họ sẽ nhìn thẳng vào mắt nhau trong quá trình trò chuyện.

Về chủ đề trong giao tiếp, tùy thuộc vào tính chất công việc hay mục đích giao tiếp sẽ quyết chủ đề mà đối tượng giao tiếp hướng tới là gì.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-1-1663604154.jpg
Văn hóa giao tiếp là gì?

Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt

Như trên đã nói, mỗi một quốc gia dân tộc có đặc trưng giao tiếp khác nhau. Chúng ta cùng điểm danh những đặc trưng cơ bản của người Việt trong văn hóa giao tiếp là gì?

  • Trong giao tiếp, người Việt thường có thói quen xác định vai vế của những người trong cuộc trò chuyện để có thể sử dụng câu từ một cách chính xác nhất, thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi hơn.

  • Trong giao tiếp, người Việt một điểm chung là rụt rè trong cách nói chuyện của mình. Họ sẽ giao tiếp tốt và tự tin với những người quen hoặc các vấn đề giao tiếp mà mình đã biết. Ngược lại, nếu đó là một người xa lạ hoặc một vấn đề mới thì họ sẽ chọn cách im lặng lắng nghe.

  • Người Việt thường đề cao việc nghĩa tình, sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ dân gian để làm nổi bật, gây ấn tượng cho cách giao tiếp của mình.

  • Người Việt thường có xu hướng nhường người lớn tuổi và có địa vị xã hội hơn nói trước và theo lối tư duy trên nói dưới phải nghe. Lối suy nghĩ này khá bảo thủ, tạo thói quen giao tiếp khá vong vo vì sợ làm mất lòng.

  • Người Việt thường quan sát và đánh giá các sự vật xung quanh cuộc giao tiếp khiến dẫn đến thiếu tập trung trong giao tiếp.

Ngày nay, cùng với sự hội nhập thì văn hóa giao tiếp của người Việt cũng có sự thay đổi theo chiều hướng hiện đại và văn mình. Họ giao tiếp cởi mở, thoải mái hơn và tất nhiên hiệu quả giao tiếp cũng cao hơn.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-2-1663604154.jpg
Tìm hiểu những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt

Làm thế nào để trở thành người có kỹ năng giao tiếp tốt

Trong xã hội hiện nay, kỹ năng giao tiếp của con người trở thành yếu tố quan trọng trong đời sống cũng như quyết định sự thành công trong công việc. Vậy những kỹ năng bạn cần rèn luyện để bạn trở thành người có văn hóa giao tiếp là gì?

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Đó chính là chìa khóa của văn hóa trong giao tiếp. Vậy nên, khi nói chuyện với người đối diện, bạn đừng nên né tránh hay rụt rè giấu mình. Hãy duy trì một sự thoải mái nhất định cho dù bạn đang nói chuyện trực tiếp với một người hay đứng trước một đám đông.

Có một vài dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể để bạn có thể biết được rằng đối phương có đang thật sự quan tâm tới cuộc nói chuyện với mình hay không như: ánh mắt chú tâm, gật đầu đồng ý…Nếu tinh tế trong sự quan sát này, bạn có thể biết được rằng cuộc nói chuyện của mình có thành công hay không.

Bạn hãy rèn luyện để loại bỏ những hành động thừa, thiếu văn hóa khi giao tiếp như cắn móng tay hay khoanh tay và nhìn đi chỗ khác trong một cuộc nói chuyện đòi hỏi sự tập trung.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-3-1663604154.jpg
Ngôn ngữ cơ thể là chìa khóa của văn hóa giao tiếp

Luyện tập cách nói thật rõ ràng

Lợi ích của cách nói nhẹ nhàng trong văn hóa giao tiếp là gì?

Cách nói thật rõ ràng chính là yếu tố quan trọng trong văn hóa trong giao tiếp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi lại đối phương xem họ có thật sự hiểu những điều mình nói hay không để có thể sẵn sàng giải thích.

Ngoài việc nói rõ ràng, mạch lạc ra, bạn cũng nên có thái độ chủ động lắng nghe. Đây cũng là yếu tố biểu hiện của văn hóa giao tiếp, bạn nên biết lắng nghe người khác phản hồi lại với những thông tin quan trọng.

Từ nội dung phản hồi lại, bạn có thể sẵn sàng giải thích cho người nghe để họ có thể hiểu rõ hơn mục đích trong câu nói hay cuộc trò của bạn. Từ đó, bạn cũng sẽ tiếp thu thêm những kiến thức mới từ những đối tượng giao tiếp.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-4-1663604155.jpg
Cách nói thật rõ ràng chính là yếu tố quan trọng trong văn hóa trong giao tiếp

Tránh làm gián đoạn nội dung giao tiếp

Một yếu tố rất quan trọng khác của văn hóa giao tiếp đó là việc kiên nhẫn để không làm gián đoạn nội dung của cuộc trò chuyện. Khi người khác đang trình bày một vấn đề mà bị người nghe ngắt lời rất dễ gây ra tâm lý khó chịu.

Bên cạnh đó, nếu cuộc giao tiếp không đi thẳng vào vấn đề chính, bạn cũng không nên mất bình tĩnh mà hãy yêu cầu người nói một cách tế nhị để họ có thể đi thẳng vào những vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Thái độ nhẹ nhàng, kiên nhẫn khi giao tiếp sẽ khiến cho cuộc nói chuyện của bạn trở nên thoải mái. Từ đó, cũng giúp nâng cao được văn hóa trong giao tiếp.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-5-1663604155.jpg
Thái độ nhẹ nhàng, kiên nhẫn khi giao tiếp sẽ khiến cho cuộc nói chuyện của bạn trở nên thoải mái

Một số sai lầm thường mắc phải khi giao tiếp

Giao tiếp thể hiện lối sống và cư xử khéo léo của từng người. Trong quá trình giao tiếp, bạn thường mắc phải một số sai lầm khiến mục đích cuộc trò chuyện thất bại hoặc bạn bị đánh giá là thiếu văn hóa trong giao tiếp, điển hình như:

Thiếu sự tự tin

Bạn thiếu sự tự tin trong giao tiếp khiến cho cuộc trò chuyện của bạn không đạt được hiệu quả như mong muốn. Người nghe cũng rất khó để hiểu rõ được vấn đề bạn muốn truyền đạt là gì.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-6-1663604154.jpg
Thiếu tự tin khiến bạn gặp khó khăn trong giao tiếp

Thói quen đổ lỗi

Bạn thường có thói quen đổ lỗi trong mọi hoàn cảnh. Đây là một thói quen tiêu cực của các bạn trẻ hiện nay. Điều này có thể khiến bạn giao tiếp thất bại và người đối diện đánh giá về bạn không tốt hay không muốn nghe bạn nói nữa. Trong giao tiếp, bạn chỉ nói mà không biết cách lắng nghe người khác cũng là thiếu văn hóa giao tiếp.

Thiếu thận trọng trong ngôn ngữ

Bạn và người giao tiếp không có chung một cái nhìn khiến cho giao tiếp bị ảnh hưởng. Bạn cũng nên thận trọng trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chính xác cho từng đối tượng.

Bất đồng ngôn ngữ

Có sư bất đồng về ngôn ngữ khiến thông tin giao tiếp kém, người nghe và người nói không hiểu được nhau.

Đây là những sai lầm phổ biến nhiều người gặp phải trong quá trình giao tiếp. Qua những chia sẻ về văn hóa giao tiếp là gì có lẽ bạn cũng biết được giao tiếp hiệu quả thì nên làm gì và nên giao tiếp như thế nào.

van-hoa-giao-tiep-la-gi-7-1663604155.jpg
Bất đồng ngôn ngữ khiến các đối tượng giao tiếp không hiểu nhau

Lời kết

Trong cuộc sống hiện đại, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người. Do đó, việc bạn hiểu rõ được văn hóa giao tiếp là gì, luyện tập được những kỹ năng nhất định sẽ giúp bạn có mối quan hệ tốt đẹp hơn trong cuộc sống và công việc.

Xổ số miền Bắc