Văn hóa là gì? Đặc điểm, phạm trù, vai trò, chức năng và ví dụ về văn hóa

Văn hóa là gì?

Văn hóa là khái niệm rộng, là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, di tích lịch sử,…mang tới giá trị tinh thần, phục vụ lợi ích, nhu cầu của người dân

    Văn hóa là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ giữa con người và xã hội. Văn hóa tham gia vào việc sáng tạo, duy trì sự ổn định và trật tự xã hội. Là một khái niệm rộng và trừu tượng nên không phải ai cũng có thể hiểu được khái niệm, đặc điểm, giá trị, vai trò,….và nhiều khía cạnh khác của văn hóa. Vậy thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin dưới đây của loiphong.vn

    1. Văn hóa là gì?

    Có rất nhiều khái niệm về văn hóa, cụ thể:

    Văn hóa là gì?

    Văn hóa là gì?

    Theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của dân tộc.

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó là văn hóa.

    Theo Wikipedia: Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa gồm hai khía cạnh là khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…

    Theo Đại từ điển tiếng Việt: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

    Tựu chung, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với chiều dài lịch sử dân tộc. Văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan tới mọi lĩnh vực trong đời sống của con người. Hiểu một cách đơn giản nhất, văn hóa là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra với mục đích phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình.

    Văn hóa bao gồm cả những giá trị được hình thành và duy trì trong một thời gian rất dài, có tính thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    2. Phạm trù của văn hóa

    Phạm trù của văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người, thiên nhiên, xã hội trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hóa nghệ thuật,…Văn hóa chính là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, là chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn minh con người trong tiến trình lịch sử.

    Phạm trù của văn hóa

    Phạm trù của văn hóa

    Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đều do con người sáng tạo và làm ra nhưng đây là các loại văn hóa không giống nhau. Ví dụ, văn hóa vật chất sử dụng để chỉ khả năng sáng tạo của con người được thể hiện qua các vật thể, đồ sử dụng, dụng cụ con người tạo ra. Văn hóa tinh thần là các tư tưởng, giá trị tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống.

    3. Các loại hình văn hóa

    Văn hóa được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

    3.1. Văn hóa tinh thần

    Văn hóa tinh thần là gì? Văn hóa tinh thần còn có tên gọi khác là văn hóa phi vật chất, là những quan niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, chuẩn mực,…tạo thành một hệ thống. Hệ thống đó được điều chỉnh bởi một giá trị và giá trị này tạo cho văn hóa sự thống nhất bên trong và khả năng phát triển của nó.

    3.2. Văn hóa vật chất

    Thế nào là văn hóa vật chất? Là tất cả những sáng tạo hữu hình của con người như đường xá, công trình, chùa chiền, phương tiện đi lại, máy móc thiết bị,…Văn hóa vật chất và phi vật chất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi trọng.

    3.3. Văn hóa phi vật thể

    Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

    Nhã nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

    Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa, được lưu giữ bằng trí nhớ, văn bản và được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, nghề nghiệp, trình diễn và các hình thức bảo tồn khác bao gồm cả ngôn ngữ, chữ viết,….cũng như lễ hội, bí mật của nghề thủ công, kiến thức y học, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống,…

    3.4. Văn hóa thực tế

    Những mẫu xã hội hay nhóm người trên thực tế được gọi là văn hóa thực thế. Đa số người Việt Nam ở đô thị thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nhưng vẫn có một tỷ lệ đáng kể sẵn sàng vứt rác ra đường phố.

    3.5. Văn hóa lý tưởng

    Những mẫu xã hội hoặc nhóm người nhất quán với giá trị, tiêu chuẩn văn hóa được gọi là văn hóa lý tưởng. Chẳng hạn như, đại đa số người dân Việt Nam đều nhất quán với quy định luật giao thông, chấp hành dừng xe khi đèn đỏ.

    4. Vai trò của văn hóa là gì?

    ● Văn hóa giúp ổn định trật tự xã hội bởi vì nó là cái đã lâu đời, đi sâu vào nhận thức của mỗi người nên mọi hành vi của con người đều chịu sự điều chỉnh bởi phong tục, khuôn khổ đạo đức của dân tộc.

    ● Góp phần cải thiện các mối quan hệ xã hội, mang tới cuộc sống chất lượng hơn cho con người bao gồm cả vật chất và tinh thần.

    ● Mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho con người, tạo nên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc.

    ● Văn hóa là một trong những văn kiện chứng minh cho lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Vì văn hóa được phát triển trong quá trình hình thành lâu dài, chứa đựng bao thăng trầm của đất nước. Thông qua những nét văn hóa đó, thế hệ sau mới cảm nhận được truyền thống văn hóa của cha ông để lại.

    ● Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp, là nhịp cầu nối con người với con người, thế hệ trước với thế hệ sau.

    ● Văn hóa còn có vai trò giáo dục, giúp thế hệ sau biết về lịch sử dân tộc, đảm bảo cho sự bảo tồn và phát triển.

    ● Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển vì văn hóa thể hiện vẻ đẹp độc đáo của một quốc gia, là một trong những yếu tố thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm quan và khám phá văn hóa của quốc gia, dân tộc đó.

    5. Chức năng của văn hóa

    Chức năng của văn hóa

    Chức năng của văn hóa

    5.1. Chức năng nhận thức

    ● Khả năng nhận thức, ý thức và học hỏi của con người là một sự khác biệt với các loài động vật khác trên Trái Đất. Nếu loài vật chỉ sinh sống theo bản năng tồn tại từ khi sinh ra thì con người luôn có ý thức cao, ngay từ khi sinh ra đã luôn vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

    ● Văn hóa có tính kế thừa, kế thừa từ đời này sang đời khác tức là học hỏi hoạc rút kinh nghiệm từ những giá trị đi trước để định hướng những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn, hình thành một xã hội nhân văn hơn.

    5.2. Chức năng thẩm mỹ

    Chức năng thẩm mỹ là một trong những chức năng quan trọng của văn hóa để con người và cộng đồng không ngừng hoàn thiện. Văn hóa là nét đẹp, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

    5.3. Chức năng giáo dục

    Chức năng giáo dục của văn hóa giúp nâng cao nhận thức và phát huy tiềm năng của con người. Con người không chỉ tiếp thu tri thức, học thuật mà còn cả nhân cách, tư tưởng đạo đức, lối sống trong các mối quan hệ xã hội.

    5.4. Chức năng điều tiết

    Văn hóa với những giá trị lịch sử của nó giúp điều chỉnh xã hội đi theo một hướng nhất định giúp cho xã hội luôn vận hành ổn định vì mục tiêu chung của cộng đồng. Đó chính là pháp luật và văn hóa pháp luật giúp con người luôn tuân theo để giữ gìn trật tự xã hội, giúp mọi người cùng chung sống.

    5.5. Chức năng động lực

    Văn hóa có chức năng động viên, định hướng xã hội phát triển, hướng tới những điều tốt đẹp và nhân văn hơn. Và đó cũng chính là mục tiêu của xã hội loài người, giúp chất lượng cuộc sống của con người tốt đẹp hơn cả về vật chất và tinh thần.

    6. Đặc điểm của văn hóa

    6.1. Tính hệ thống

    Tính hệ thống của văn hóa được thể hiện ở việc tập hợp và khám phá các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng văn hóa, quy luật hình thành và phát triển các đặc trưng của nó. Với tính hệ thống, văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động xã hội, giúp xã hội tốt hơn.

    6.2. Tính giá trị

    Giá trị của văn hóa căn cứ vào mục đích, được chia thành giá trị vật chất phục vụ nhu cầu vật chất của con người hoặc giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người. Nếu căn cứ vào ý nghĩa, văn hóa được chia thành giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Căn cứ vào thời gian, văn hóa được chia thành giá trị tạm thời, giá trị vĩnh cửu.

    Tính giá trị của văn hóa

    Tính giá trị của văn hóa

    Giá trị theo thời gian giúp con người đánh giá một cách khách quan, biện chứng hơn về giá trị của văn hóa, tránh được những phủ nhận sạch sẽ hay khen ngợi một cách phiến diện.

    Sự vật, hiện tượng có nhiều giá trị khác nhau, nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận ở góc độ nào, khía cạnh nào. Một hiện tượng được đánh giá là văn hóa hay không sẽ được coi là giá trị và phi giá trị trong các mối quan hệ của nó.

    6.3. Tính nhân loại

    Văn hóa là tất cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra và phục vụ lợi ích của con người. Vậy nên, văn hóa là của con người. Từ lâu, con người đã biết điêu khắc, chạm khắc gỗ và thực hiện các hoạt động tinh thần như đặt tên cho danh lam thắng cảnh, xây dựng các truyền thuyết về cuộc sống.

    6.4. Tính lịch sử

    Thời gian giúp phân biệt các nền văn hóa. Bản chất lịch sử của văn hóa được thể hiện ở việc tích lũy qua nhiều thế hệ, có những giai đoạn phát triển khác nhau. Lịch sử văn hóa tạo ra chiều sâu và bề dày, từ đó có những điều chỉnh và phân loại các giá trị một cách thường xuyên. Tính truyền thống của văn hóa là cốt lõi của lịch sử phát triển.

    Truyền thống của văn hóa sẽ bao gồm những giá trị ổn định được cộng đồng người tích lũy, phát triển theo thời gian, hun đúc thành khuôn mẫu xã hội, được lưu truyền dưới dạng ngôn ngữ, phong tục tập quán, dư luận xã hội, pháp luật,…

    7. Ví dụ về văn hóa

    ● Thời Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 TCN, vào thời đồ đồng sơ khai, qua 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao của nền văn hóa Việt Nam. Tiêu biểu nhất cho sự sáng tạo đó là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước. Đến giờ nét đẹp văn hóa ấy vẫn được Việt Nam lưu giữ và tiếp tục phát huy, kế thừa.

    Nét đẹp văn hóa từ thời Văn Lang - Âu Lạc vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay

    Nét đẹp văn hóa từ thời Văn Lang – Âu Lạc vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay

    ● Áo dài cũng là giá trị văn hóa trong trang phục của người Việt Nam. Bản sắc văn hóa là thể hiện những nét riêng, nét đặc trưng mà khi nhắc tới người ta sẽ nghĩ ngay đến quốc gia, địa điểm tồn tại bản sắc văn hóa đó.

    ● Một ví dụ khác về văn hóa của Việt Nam đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, có một ngày Giỗ Tổ chung là Lễ hội Đền Hùng. Đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ Tứ bất tử là tôn thờ những giá trị cao đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên chống lũ lụt, Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm, Chử Đồng Tử xuất thân từ nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ nghiệp giày có, bà Chúa Liễu Hạnh công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần khát khao là người phụ nữ hạnh phúc.

    Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng của đời sống, xã hội giúp hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của cộng đồng rộng hơn là sự phát triển của mỗi quốc gia. Nét đẹp về văn hóa luôn trường tồn theo thời gian, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hướng con người theo các giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Trong thời kỳ 4.0 hiện nay, với sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau  mọi người cần có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.

    Các tin khác

    Xổ số miền Bắc