Văn hóa là gì? Khái niệm, vai trò và cho ví dụ về văn hóa – Rửa xe tự động

Văn hóa là gì? Là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình hình lịch sử, biểu hiện được sự phát triển của xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Nếu bạn chưa hiểu rõ khái niệm, vai trò của văn hóa thì đừng bỏ lỡ nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!

Văn hóa là gì cho ví dụ?

Khái niệm văn hóa là gì có nhiều định nghĩa khác nhau vì văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú và phức tạp. Các định nghĩa về văn hóa như sau:

  • Theo UNESCO, văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hình thành một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – là yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

  • Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

  • Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên có định nghĩa: Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

  • Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hợp Quốc UNESCO, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.

  • Trong cuốn “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam”  PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong đó có sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

=> Văn hóa là gì khái niệm? Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra. Văn hóa liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của con người gồm cả 2 khía cạnh là văn hóa phi vật chất như ngôn ngữ, giá trị, tư tưởng và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,…..

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, thơ ca,…Các trung tâm văn hóa có mặt ở khắp mọi nơi. Hiểu một cách đơn giản nhất, văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người, không chỉ liên quan đến vật chất mà cả tinh thần.

Bản sắc văn hóa là gì?

Bản sắc văn hóa là những đặc điểm nổi bật và ổn định, tạo nên tính đồng nhất của con người ở các cấp độ cá nhân, nhóm cũng như ở cấp độ toàn xã hội. Đó có thể là một hệ thống toàn vẹn của ngôn ngữ, chuẩn mực, giá trị có ý nghĩa, tạo thành một lối sống riêng và được các dân tộc, nhóm người khác thừa nhận.

Bản sắc văn hóa được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống như nguồn cội, cách tổ chức sản xuất và tổ chức xã hội, tư duy, phong cách sinh sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ,….

Có các loại hình văn hóa nào?

Văn hóa vật chất

Bao gồm các sản phẩm văn hóa chứa đựng trong vật chất mà tồn tại của chúng gắn liền với sự hiện diện của các khối vật chất cụ thể như nhà ở, thành phố, công trình kiến trúc, công cụ sản xuất,…Đó có thể là những vật phẩm do con người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu sinh tồn, phát triển và để phân biệt họ với người khác.

Trong quá trình tạo ra các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình con người đã sử dụng, phát huy mọi yếu tố như công cụ lao động, sự hiểu biết, kỹ năng lao động,….gắn liền với các điều kiện, môi trường sống hay môi trường sinh thái cụ thể nhất định.

Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ, là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào đời sống sinh hoạt trong môi trường tự nhiên.  Văn hóa vật chất cũng làm thay đổi các thành phần văn hóa phi vật chất.

Văn hóa phi vật thể

Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng chữ viết, truyền miệng, trình diễn,….bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lối sống, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống,….

Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần còn được biết đến với tên gọi khác là văn hóa phi vật chất. Là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán,….tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó sẽ bị chi phối bởi trình độ của các giá trị đôi khi có thể phân biệt với một giá trị bản chất. Chính giá trị này sẽ mang tới cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa trong nội tại của nó.

Nhiệm vụ, vai trò của văn hóa

Văn hóa có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực thực hiện những nhiệm vụ, vai trò sau:

Chức năng giáo dục

Nhắc tới chức năng giáo dục thì có nghĩa là nói tới việc định hướng xã hội, là những ý tưởng, đạo đức và hành vi của con người. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng, những quan điểm, đặc tính, truyền thống hay tâm lý của mỗi dân tộc gắn liền với những điều kiện lịch sử riêng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ sau hiểu rõ về lịch sử dân tộc, đảm bảo được sự lưu giữ và ngày càng phát triển.

Chức năng nhận thức

Trong bất kỳ hoạt động nào, văn hóa cũng chứa đựng chức năng nhận thức như các bảo tàng, các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật,…Bằng văn hóa, thông qua hoạt động văn hóa, xã hội tác động tới nhận thức con người, trang bị thêm tri thức, kinh nghiệm làm cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh, xã hội,….

Chức năng này của văn hóa được thể hiện trong các hoạt động trực tiếp tới nhận thức, trí tuệ, mở mang,….phát huy chức năng nhận thức, là động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các nước chậm phát triển.

Chức năng thẩm mỹ

C.Mác từng viết “Bản chất con người là biết nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp”. Hướng tới cái đẹp, nhận thức cái đẹp và rung động trước cái đẹp. Đó chính là cảm xúc thẩm mỹ, tạo nên giá trị, phẩm chất đạo đức của con người.

Mỗi bước tiến của xã hội là một bước tiến của con người, vươn tới cái đẹp. Chính nhu cầu và khả năng vươn tới cái đẹp là một trong những động lực tạo nên sự tiến bộ về vật chất. Càng tiến tới trình độ văn minh thì nhu cầu khát vọng về cái đẹp của con người càng trở nên cần thiết.

Chức năng thẩm mỹ của văn hóa chính là hướng tới con người, khả năng phát hiện cái đẹp và có sự sáng tạo ra cái đẹp. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời khả năng nhận thức của con người. Chức năng thẩm mỹ gắn chặt với chức năng giáo dục và nhận thức.

Chức năng dự báo

Con người là chủ thể tạo ra lịch sử. Sự sáng tạo đó được phát huy khi con người biết căn cứ vào các điều kiện khách quan của lịch sử. Văn hóa là tổng thể những hoạt động về tinh thần, trí tuệ; là nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật tự nhiên của xã hội cũng như của con người nhằm mở rộng sự hiểu biết, trí tưởng tượng, sự sáng tạo của con người.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã dự báo được những thảm cảnh sẽ xảy ra đối với nhân loại như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sức ép về dân số,….Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, điện tử,….nhiều nhà văn hóa cũng dự báo về toàn cầu hóa – hội nhập văn hóa trong thời gian tới. Những dự báo đó đều là căn cứ để xây dựng các chiến lược kinh tế – xã hội, chiến lược về con người.

Chức năng giải trí

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất đầy đủ, con người thường hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Giải trí là thỏa mãn nhu cầu của con người. Chính các hoạt động văn hóa góp phần đáp ứng nhu cầu đó. Các hoạt động văn hóa chính là để thỏa mãn những sở thích cá nhân, tìm đến những niềm vui, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Giải trí không chỉ bù đắp lại sức lao động mà còn để phát triển năng khiếu ở mỗi con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Một số chức năng, vai trò khác của văn hóa

  • Văn hóa là một trong những tư liệu minh chứng cho lịch sử huy hoàng, uy quyền của dân tộc. Vì văn hóa được phát triển trong quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của một đất nước.

  • Văn hóa còn thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Văn hóa thể hiện được nét đặc trưng của một đất nước, là một trong những yếu tố thu hút bạn bè quốc tế tới thăm quan, khám phá văn hóa, đất nước.

  • Văn hóa còn thực hiện chức năng giao tiếp, giúp gắn kết giữa con người với con người, thế hệ trước với thế hệ sau.

  • Văn hóa còn góp phần làm ổn định trật tự xã hội, là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài đi sâu vào nhận thức của từng người dân. Mọi hành vi của con người đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ, tập quán, đạo đức dân tộc.

  • ….

Cơ cấu của văn hóa

Biểu tượng: Biểu tượng là bất cứ thứ gì mang đến ý nghĩa cụ thể, được các thành viên trong công động người nhận biết. Hình ảnh, âm thanh, đồ vật, hành động của con người,….đều là biểu tượng của văn hóa. Biểu tượng của văn hóa cũng sẽ thay đổi theo thời gian, có sự khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau.

Chân lý: Chân lý chính là sự chính xác, rõ ràng của tư duy. Chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người ủng hộ và thừa nhận.

Giá trị:  Giá trị với tư cách là sản phẩm của văn hóa, thuật ngữ giá trị có thể quy vào các mối như mối quan tâm, sự thích thú, bổn phận, trách nhiệm, nhu cầu,….và nhiều hình thái khác của định hướng lựa chọn.

Mục tiêu: Mục tiêu là yếu tố cơ bản của hành vi, sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi là sự đoán trước kết quả của hành động hay cái đích thực tế cần hoàn thành. Con người thực hiện mọi hành động của mình xoay quanh cái đích thực tế này. Trên thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa, phản ánh được văn hóa của một quốc gia, dân tộc.

Chuẩn mực: Chuẩn mực là những mong đợi, yêu cầu hay quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, ký hiệu hay biểu trung. Qua đó, định hướng hành vi của các thành viên trong xã hội. Tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức được pháp luật hỗ trợ để định hướng hành vi của cá nhân.

Nguyên nhân của sự thay đổi văn hóa

Văn hóa không ngừng phát triển, thay đổi liên tục theo thời gian. Một số nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về văn hóa đó là:

Phát minh: Phát minh là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới như phát minh ra bóng đèn, điện thoại, máy bay,….tác động lớn đến văn hóa, thay đổi cuộc sống của con người. Cuộc sống của con người thay đổi thì văn hóa sẽ sẽ thay đổi.

Khám phá: Khám phá chính là quá trình nhận ra và hiểu biết về một thứ nào đó đang tồn tại ví dụ như việc khám phá, tìm ra một hành tinh hay một loài thực vật, động vật mới,….Khám phá có thể là sự tình cờ như việc tìm ra lửa, nhưng thường là kết quả của việc nghiên cứu khoa học.

Phổ biến: Cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều rất phổ biến, lan truyền từ nền văn hóa này sang văn hóa khác. Một phát minh có thể sẽ được cả thế giới ứng dụng. Sự phổ biến của văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật dẫn tới xu hướng toàn cầu hóa văn hóa. Nhiều quốc gia đang tìm cách bảo vệ nền văn hóa của đất nước để tránh khỏi sự “xâm lăng” của nhiều nền văn hóa khác và luôn đề cao bản sắc văn hóa dân tộc.

Mong rằng các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm văn hóa là gì. Văn hóa sẽ luôn tồn tại, song hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội. Mỗi cá nhân, tổ chức hãy gìn giữ và phát huy những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Xổ số miền Bắc