VĂN HÓA NHẬT BẢN – KỲ 2: CÁC NGÀY LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản là quốc gia công nghiệp, song nền văn hóa của nước Nhật theo thời gian  vẫn giữ nguyên được những nét đẹp truyền thống mang bản sắc dân tộc. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản một năm có bốn mùa, mỗi mùa trong năm lại có những lễ hội truyền thống đặc sắc riêng, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng từng vùng.

Ở kỳ 1 trong bài viết về văn hóa Nhật Bản, Vietjob đã giới thiệu với các bạn về văn hóa ẩm thực độc đáo của người Nhật, bài viết này Vietjob sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn những ngày lễ hội truyền thống ở Nhật Bản. Nếu bạn đã hoặc đang có dự định học tập, làm việc tại Nhật Bản, bạn chắc chắn sẽ cần đến những thông tin này.

Tháng 1:

– Tết cổ truyền (Shogatsu): Người Nhật ăn tết Dương lịch, Shogatsu là từ chỉ tháng đầu tiên của năm , nay lại chỉ ngày 1/1 của năm mới. Trước khi tết đến mọi nhà đều trang trí cây Tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương truyền rằng vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Đêm 30 tết cả gia đình sẽ quây quần ăn tất niên cùng đón giao thừa. Đúng 12 giờ đêm, tiếng chuông nhà chùa thông qua kênh truyền hình đi khắp cả nước, người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quý sứ. Mỗi năm vào những ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ mặc những bộ quần áo Nhật truyền thống, ăn món canh  bánh dày và đi đền chùa làm lễ viếng đầu năm. Họ cũng thường dậy sớm để ngắm mặt trời mọc lần đầu của năm.

Trong 3 ngày đầu của năm mới, hầu hết các hoạt động ở Nhật Bản đều ngừng lại. Vào ngày 2/1 người Nhật thường viết thư pháp , ngày 7/1 nhiều  người cầu nguyện khỏe mạnh khi ăn nanakusa-gayu – 1 loại cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược. Ngày 11/1 gia đình Nhật sẽ ăn bánh dày kagami-mochi được bày làm đồ cúng ở đền thờ hoặc trên bàn thờ và cầu cho mọi sự tốt đẹp sẽ đến trong năm.

– Lễ Thành nhân (Seijin Shiki): Ngày  thứ  hai của tuần thứ hai tháng Giêng là ngày lễ quốc gia, lễ thành nhân. Đó là ngày hầu hết các văn  phòng địa phương của thành  phố sẽ tổ chức nghi lễ dành cho tất cả những thanh niên địa phương đã bước sang tuổi 20.

– Nyugaku Shiken: kỳ thi Đại học, cao đẳng: Kỳ thi đại học đầu vào tập trung được tổ chức trên khắp Nhật Bản vào giữa tháng 1. Hệ thống giáo dục ở Nhật phát triển cũng đồng nghĩa với việc sức ép của cuộc thi này đối với trẻ em để chạy đua vào trường tốt rất lớn.

Tháng 2:

 – Lễ hội ném đậu đuổi quỷ (Setsubun): Setsubun được tổ chức vào khoảng mùng 3 hoặc 4/2, là ngày đánh dầu sự kết thúc mùa đông theo lịch âm dương cũ của Nhật Bản. Mọi người sẽ vừa ném đậu xung quanh nhà để ngăn chặn vận xui  vừa cầu  khẩn “Qủy cút ra! May mắn mời vào!” (oni wa soto, fuku wa uchi).

– Hatsu-uma: Là ngày được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Inari, vị thần của sự thịnh vượng và nông nghiệp. Các lễ hội sôi động được tổ chức ở Inari jinja (đền thờ thần Nông) trên khắp cả nước. Ở một số nơi những cái bánh dày nhân  nhân ngọt (Omochi) được ném vào đám đông.

Tháng 3:

– Lễ hội búp bê (Hinamatsu): Là lễ hội cầu sức khỏe cho các bé gái. Mọi người trang trí nhà với búp bê Hina, họ dâng lên búp bê Hina rượu Sake trắng, bánh gạo arare mochi với màu sắc rực rỡ và hoa đào.

– Lễ thanh minh (Higan): Là ngày lễ kéo dài cả tuần vào cuối tháng 3, trong 3 ngày trước và sau Xuân phân, mọi người thường đi viếng mộ hoặc có các hoạt động tưởng niệm nhân thân và tổ tiên đã qua đời.

Tháng 4:

– Lễ hội ngắm hoa (Hanami): Từ cuối tháng 3 hoa anh đào bắt đầu nở, mọi người thường đi dạo và tổ chức những bữa tiệc ngoài trời dưới tán hoa anh đào. Ở Tokyo, thời gian anh đào nở rộ là vào đầu tháng 4 và kéo dài khoảng 1 tuần.

– Lễ khai giảng (Nyugaku Shiki): Năm học mới vào tháng 4, trường học tổ chức lễ khai giảng cho trẻ em đến trường. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình thường ăn mặc lịch sự vào ngày này.

– Lễ Phật Đản (Kanbutsu/Hana Matsuri) : Lễ kỷ niệm ngày sinh Đức Phật Thích-ca-mầu-ni ở Nhật Bản được cử hành vào ngày 8/4. Mọi người thường đi viếng đền chùa để tỏ lòng tôn kính Đức Phật.

– Tuần lễ vàng : Từ ngày 29/4 (Ngày Chiêu Hòa) đến ngày 5/5 (Tết thiếu nhi) được gọi là tuần lễ vàng. Thời gian này cũng bao gồm ngày kỷ niệm Hiến pháp (3/5) và ngày Cây xanh (4/5).

Tháng 5:

– Ngày thiếu nhi (Tango no Sekku): Được tổ chức vào ngày 5/5 cầu cho các bé trai khỏe mạnh lớn lên. Cờ cá chép trang trí trên các mái nhà là cảnh thường thấy vào thời gian này.

Tháng 6:

– Mùa mưa (tsuyu hoặc baiu): Bắt đầu vào khoảng cuối mùa xuân, khu vực từ phía Bắc Kyushu tới Kanto, kéo dài từ tháng 6 đến giữa tháng 7.  Nhiều lễ hội được tổ chức trong thời gian này, như: Lễ hội Gion (Kyoto) từ 1/7 – 31/7; lễ hội Tenjin (Osaka) từ 24/7 – 25/7.

Tháng 7:

– Lễ hội sao – Ngưu lang Chức nữ (Tanabata) : Tổ chức vào ngày 7/7. Người ta thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc và treo chúng lên những cành tre để trang trí

– Lễ Vu Lan : Là lễ hội Phật giáo nhằm tỏ lòng tôn kính đối với linh hồn của tổ tiên và thân nhân đã qua đời. Nhiều gia đình trang trí bàn thờ với những vật trang trí đặc biệt và mời thầy tu về tụng kinh cho những người quá cố.

– Nghỉ hè (Natsu Yasumi): Thường các trường học sẽ có kỳ nghỉ hè kéo dài từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8.

– Nghỉ Obon (về quê tảo mộ): Nhiều công ty cho phép nhân viên nghỉ để thăm bố mẹ và người thân ở quê. Thời gian này kẹt xe và lượng người tham gia mọi tuyến của mạng lưới giao thông đều cực kỳ lớn.

Tháng 9:

– Thu phân (Aki no higan) : Kéo dài cả tuần vào cuối tháng 9 trong ba ngày trước và sau Thu phân

– Ngắm trăng (Tsukimi): Lễ hội thưởng thức vẻ đẹp của bầu trời mùa thu được tổ chức theo lịch âm dương cũ của Nhật vào ngày 15/8 và 13/9, hiện nay tương đương với khoảng giữa tháng 9 và giữa tháng 10. Khu vực ngắm trăng thường được trang trí bông cỏ lau, thức ăn truyền thống và loại bánh bao hình tròn (bánh trăng), hạt dẻ và rượu sake.

– Lễ hội vận động: Thế vận hội được tổ chức tại Tokyo vào ngày 10/10/1964. Vào năm 1966 ngày Thứ bảy và Thứ hai của tháng 10 trở thành Ngày thể dục thể thao. Vào ngày này hoặc thời gian này, nhiều trường học và các nhà máy ở thành phố tổ chức các hội thao sôi động kéo dài cả ngày gồm nhiều trò chơi: điền kinh, khiêu vũ, thể dục,…

Tháng 11:

– Shichi-Go-San (“bảy-năm-ba”): Ngày 15/11, các bé gái ba tuổi và  bảy tuổi và các bé trai năm tuổi mặc những bộ  đồ đẹp nhất và được đưa đi viếng đền. Lễ hội nhằm cảm ơn và cầu mong con cái lớn lên một cách mạnh khỏe.

Tháng 12

– Bonenkai: Vào tháng 12 mọi người tụ tập với đồng nghiệp và bạn bè ở các câu  lạc bộ và các nhóm xã hội tại Bonenkai để làm tiệc tất niên nhằm quên đi những khó khăn và rắc rối trong năm cũ. Tại đó họ bỏ qua mọi sự phân biệt về xã giao, cấp bậc trong xã hội và cùng nhau tham gia ăn uống say sưa trong mối quan hệ bình đẳng.

– Kotohajime (khởi sự): Từ 13/12 là thời gian diễn ra phong tục kotohajime, thời gian này mọi người bắt đầu chuẩn bị đón tết thông qua việc quét dọn nhà cửa. Họ lau dọn bàn thờ và những vật liệu khác liên quan đến tôn giáo, mua các vật liệu cần thiết để làm bánh dày nhân ngọt (mochi) và các món ăn khác theo mùa.

– Lễ giáng sinh: Hiện nay lễ giáng sinh ở Nhật Bản được tổ chức khá rộng rãi như là một hoạt động thương mại. Ngày này trẻ em hào hứng được tặng quà, nhiều nhà thậm chí còn mua nhiều đồ Noel trang trí trong nhà.

Xổ số miền Bắc