Văn khấn ông Công ông Táo về trời chuẩn nhất & cần những gì?

Mục lục bài viết

Mục lục

 

Để quý bạn đọc có thể hiểu hơn về Ông Công Ông Táo và nội dung văn khấn, Thiên Hòa biên tập bài viết về bài cúng ông Táo hay văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ này gửi đến bạn.

 

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, trong không khí rộn ràng náo nức của ngày Tết, nhà nhà chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công, cúng tiễn Ông Táo về trời. 

 

Đây là phong tục đã lưu truyền từ xa xưa và vẫn còn giữ cho đến ngày nay. Tuy những lễ nghi đã gọn nhẹ, thế nhưng vẫn không thể thiếu mâm cỗ, bài văn khấn trang nghiêm.

 

Sự tích ông Công ông Táo 

 

Trong đời sống của người Việt, chúng ta có một bề dày lịch sử tạo nên những nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng, tạo nên văn minh của một đất nước.

 

Trong đó, những nhân vật được hình tượng hóa mang tính tâm linh như ông Công, ông Táo, người ta vẫn thường gọi là Táo Quân và Táo Công.
Trong Đạo giáo, người ta cho rằng Táo Quân có nguồn gốc từ 3 ông thần, đó là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ.

 

Sự tích ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

 

Trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt, Táo Quân là bộ 3 Táo, gồm có 2 ông và 1 bà với câu ca “Thế gian một vợ một chồng/ Không như Vua bếp hai ông một bà”.

 

Người xưa kể rằng, ngày đó có đôi vợ chồng ở với nhau rất lâu mà vẫn chưa có con. Sau đó, người vợ giận chồng mà bỏ nhà đi và vài năm sau cưới người chồng mới.

 

Chồng cũ làm ăn thua lỗ, túng thiếu phải đi xin ăn qua ngày. Một ngày nọ, chồng cũ vô tình ghé vào nhà cô vợ xin cơm, người vợ thấy thương nên mời vào nhà. 

 

Một lát sau thì chồng mới đi làm về, trong lúc chờ cơm vợ nấu. Anh chồng mới ra vườn đốt rơm lấy tro bón ruộng. 

 

Trong đống rơm cháy lớn ấy có người chồng cũ, người vợ thấy vậy liền nhảy vào ngọn lửa đang cháy chết chung. Hiểu rõ sự tình, vì thương vợ nên anh chồng mới cũng nhảy theo vợ của mình vào lửa và chết.

 

Cảm động trước câu chuyện đau thương của 3 người, Ngọc Hoàng cho họ thành “ông đầu rau” trong bếp, giữ cho nhà bếp luôn ấm cúng.

 

Và từ đó về sau, mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta vẫn thường chuẩn bị mâm lễ cúng ông Táo ông Công để đưa tiễn ngài về trời thưa chuyện với Ngọc Hoàng.

 

Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

 

Đồ cúng ông Táo cũng không hề phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ phần mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, bao gồm 2 mũ cho ông và 1 mũ của bà. 

 

Thường thì bạn sẽ mua sẵn phần này ở các tiệm bán bộ vàng mã cúng. Mũ của ông thì có cánh chuồn còn mũ của bà thì không.

 

Mâm cúng ông Công Ông Táo cần những gì

 

Và đặc biệt không thể thiếu cá Chép, là phương tiện di chuyển của ông Công ông Táo. Thường thì văn hóa miền Bắc sẽ cúng cá Chép sống còn miền Nam cúng cá Chép giấy tượng trưng.

 

Và một số món đồ cúng như tiền vàng, chiếc áo, đôi hia bằng giấy. Bạn có thể mua ở tiệm vàng mã cho đầy đủ.

 

Mâm cỗ cúng ông Táo cũng có thịt heo luộc, gà luộc, hành muối, xôi gấc, giò heo, trái cây,…tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà. 

 

Văn khấn ông Công ông Táo 

 

Bài cúng ông Công ông Táo cũng đơn giản và quan trọng vào sự thành tâm của người làm lễ. Bài khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin như sau: 

Nam mô A Di Đà Phật! (Khấn 3 lần) 
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (Khấn 3 lần)

 

Đây là bài cúng đưa ông Táo về trời trích theo văn khấn cổ truyền Việt Nam, tùy vào điều kiện để chuẩn bị mâm cúng, nhưng quan trọng nhất vẫn là lòng thành của gia chủ. 

 

Vì sao có ngày cúng 23 tháng Chạp? 

 

Sở dĩ có ngày cúng 23 tháng Chạp hàng năm trước ngày Tết cổ truyền của người Việt là vì theo quan niệm văn hóa cổ xưa.

 

Vì ngày 23 là ngày Ngọc Hoàng phong chức danh cho ông Táo, hằng năm cứ vào ngày này thì ông Táo sẽ về trời bẩm báo những chuyện năm qua và cầu những điều hay cho năm mới.

 

Còn lịch rước ông về trần gian phụ thuộc vào ý của Ngọc Hoàng, chỉ khi nào Ngọc Hoàng có tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự” thì ông Táo mới về trần.

 

Vì thế, việc cúng ông Công ông Táo là nghi lễ đã có từ lâu đời và cần được truyền cho mai sau, đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. 

 

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

 

Mâm cúng ông Công ông Táo được chuẩn bị khác nhau tùy văn hóa từng vùng miền. Văn hóa miền Bắc thì có chuẩn bị cá Chép sống còn miền Nam sẽ chuẩn bị cá Chép bằng giấy.

 

Phần cúng ông Công sẽ được đặt trên bàn thờ chính trong nhà, vì đây là vị thần thổ công. Còn bàn thờ ở bếp thì cúng ông Táo, đặt ở dưới bếp.

 

Mâm cúng ông Công ông Táo năm 2022

 

Thực tế thì vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc đặt bàn thờ ông Công ông Táo ở đâu trong nhà, vì mỗi vùng sẽ có một quan niệm riêng.

 

Nói tóm lại thì việc cúng ông Công ông Táo sau một năm dài để đón năm mới thì rất quan trọng, gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ gia tiên và bàn thờ ở bếp trước khi cúng.

 

Vậy là Thiên Hòa đã cung cấp thông tin về văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ đến bạn. Mong rằng bạn sẽ đón nhận và chia sẻ cùng mọi người để giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa của người Việt bạn nhé!

Mời bạn xem thêm:

Chọn tuổi tốt xông đất, xông nhà năm 2022 Nhâm Dần

Văn khấn giao thừa 2022, mâm cúng trong nhà,ngoài sân cần gì?

Mâm ngũ quả ngày Tết: Ý nghĩa & Cách bày ở miền Bắc – Nam

 

Xổ số miền Bắc