“VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG NHÀ TRƯƠNG PT” – Website của Trường THCS Số 1 Đồng Sơn

Chào mừng quý vị đến với Website của Trường THCS Số 1 Đồng Sơn.

Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tư liệu của Thư viện về máy tính của mình.

đăng ký thành viên tại đây hoặc xem phim hướng dẫn tại đây

Nếu chưa đăng ký, hãyhoặc

Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay ô bên phải.

Gốc > Diễn đàn >

Tạo bài viết mới
“VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG NHÀ TRƯƠNG PT”

BÀI THAM LUẬN

“VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ”

                                                                    

     Kính thưa quý vị Đại Biểu, kính thưa BGH nhà trường, kính thưa quý thầy cô giáo!

     Hôm nay, Tôi rất vinh dự được thay mặt cho tổ Văn – Sử xin được tham luận về vấn đề văn minh công sở ở trường học.

     Lời dầu tiên tôi xin chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô lời chúc sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

     Kính thưa quý đại biểu, kính thưa quý thầy cô!

   Văn hóa công sở cũng giống như các loại hình văn hóa khác, là một loạt hành vi và qui ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Loại văn hóa này bao gồm cả những quy định chính thức ghi thành văn bản pháp luật của nhà nước cũng có những quy định bất thành văn mà chúng ta  học được bằng kinh nghiệm. Vậy văn hóa công sở thể hiện trên những phương diện nào?

     Có thể nói văn hóa nơi công sở được thể hiện ở nhiều phương diện như: Văn hóa công sở là ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường làm việc. Văn hóa công sở còn là nơi thể hiện văn hóa ứng xử của những người có trình độ. Văn hóa công sở chính là sự tiết kiệm: như tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, lớp học. Văn hóa công sở là phong cách làm việc…

     Sau đây, tôi xin tham luận một số giải pháp về một số phương diện trong phong trào xây dựng văn hóa công sở.

     Đối với một người giáo viên hoạt động trong môi trường giáo dục thì vấn đề về văn hóa ứng xử là điều rất quan trọng để hoàn thiện nhân cách, đạo đức mẫu mực.

Thứ nhất đó là văn hoá ứng xử về lời ăn tiếng nói:

    Công sở chính là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày, giao tiếp nơi công sở cũng đòi hỏi sự chuẩn mực về văn hoá. Văn hoá ứng xử còn thể hiện sự chín chắn khiêm nhường, biết lắng nghe, biết chia sẽ và biết tỏ thái độ đúng mực. Tâm lý người đời ai cũng muốn nói cho người khác nghe. Bởi vậy trong giao tiếp biết lắng nghe sẽ làm cho mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn. Không ai nỡ giận một người khi người đó làm sai mà biết xin lỗi, không ai nỡ ghét một người  mà người đó luôn ân cần chu đáo với mọi người. Chỉ một việc làm, một lời nói, một cử chỉ cũng đủ để làm cho người ta nhớ đến nhau, song cũng có việc làm, lời nói làm buồn lòng người khác. Điều tối kỵ nhất trong cơ quan công sở là tụm ba tụm bảy nói xấu, bới móc những chuyện thầm kín của người khác. Nói xấu là một thú vui của người này nhưng là nổi buồn không tránh khỏi của người kia. Đối với môi trường là trường học thì văn hóa ứng xử về lời ăn tiếng nói là hết sức quan trọng. Nói với đồng nghiệp, với học trò làm sao xứng đáng là tấm gương để các em noi theo. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nên nói những gì cần thiết và biết dừng đúng lúc, không nên tự biến mình thành kẻ lắm lời trước mặt đồng nghiệp. Hạn chế tối đa những cuộc bàn tán, nên nhất quán trong phát ngôn, không nên gặp người này nói thế này, gặp người khác nói thế khác. Đặc biệt với học sinh ta không nên nặng lời chì chiết, hãy gần gũi để chỉ bày như người cha, người mẹ thứ hai. Hãy phấn đấu để luôn hoàn thiện mình và luôn tỏ ra là một con người lịch sự, giàu lòng nhân ái và vị tha, biết sống vì mọi người, tránh xa lòng đố kị, ích kỷ, nhỏ nhen. Hãy  cảm thông và chia sẻ với nhau tất cả những niềm vui, nỗi buồn, lúc thất bại cũng như khi thành công.

Vấn đề thứ hai đó là trang phục nơi công sở:

      Giao tiếp không chỉ dừng ở lời nói, mà còn cách thể hiện thông qua trang phục hàng ngày đó chính là hình thức. Bên cạnh vẻ đẹp về tâm hồn là quan trọng thì hình thức cũng góp phần đáng kể nhằm tôn vinh hơn vẻ đẹp đó. Mỗi buổi sáng bạn đến công sở trong trang phục như thế nào thì tôi sẽ đoán được bạn là ai. Sự gọn gàng, thanh thoát, lịch lãm sẽ cho bạn sự tự tin trong giao tiếp và công việc, chiếm được cảm tình của người khác. Trong một tập thể cơ quan có nam có nữ, có cấp trên, cấp dưới thì chúng ta nên tìm một điểm tương đồng với tất cả mọi người, không nên quá loè loẹt, diêm dúa, hay cẩu thả, luộm thuộm. Trong trang phục cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với từng mùa, hợp với dáng vóc của mình, luôn tự làm mới mình trước mắt người khác nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, đằm thắm và lịch sự, không nên quá đơn điệu về trang phục. Trang  phục là một thế mạnh và cũng là một cách giao tiếp đem lại hiệu quả cao.

Vấn đề thứ ba đó là văn hóa tiết kiệm:

      Tiết kiệm không chỉ cái gì thuộc về cá nhân ta mới tiết kiệm. Tiết kiệm cho tập thể là chính ta đã tiết kiệm cho bản thân ta. Hãy tập thói quen ra khỏi văn phòng, lớp học, thư viện nếu không còn sử dụng nữa hãy tắt điện, quạt và hãy xếp gọn ghế ngồi ngăn nắp. Làm được như vậy là ta đã tiết kiệm được thời gian cho người khác vừa tiết kiệm những chi phí không đáng cho tập thể. 

     Trên đây là một số ý kiến tham luận của tổ văn về vấn đề văn hóa nơi công sở. Rất cám ơn quý vị đại biểu, các thầy cô giáo đã chú ý lắng nghe.

Cuối cho tôi gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới quý vị đại biểu, quý thầy giáo, cô giáo tham gia hội nghị. Chúc hội nghị  thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cám ơn!

GV Nguyễn Thị Ninh  – Tổ: Văn – Sử

Nhắn tin cho tác giả

Số lượt xem: 2879

Số lượt thích:

0 người

Nguyễn Đức Hoàng @ 07:53 22/11/2013Số lượt xem: 2879
Gửi ý kiến

  • 30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo’ (22/11/13)
  • Món quà nồng ấm tình quê hương (17/10/13)
  • “SỐ ĐỎ” (23/09/13)
  • Học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn len học tốt (05/06/13)
  • Một số hình ảnh Lễ tổng kết năm học 2012-2013 (31/05/13)

Hình ảnh Hoạt động

Xổ số miền Bắc