Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa bị xử lý hành chính như thế nào năm 2022?

Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa bị xử lý hành chính như thế nào theo quy định của pháp luật. Trong bài viết sau, hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa.  

di sản văn hóa

Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa được quy định tại Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP). Cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa bị phạt tiền như thế nào?

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia;

– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung Bảng xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép;

– Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hoá phi vật thể;

– Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;

– Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;

– Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường;

– Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường;

– Sử dụng trái phép di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

– Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định;

– Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;

– Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Hình thức xử phạt bổ sung khi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa  

– Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 và điểm d khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

– Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 5, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa  

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

– Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

– Buộc phá dỡ công trình đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 5, điểm c khoản 6, điểm d và điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;

– Buộc thu hồi giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP trong trường hợp đã được cấp;

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho quý khách hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ vấn đề nào đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Trung, Luật sư Hà và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]

Xổ số miền Bắc